intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam" trình bày hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng; đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến và những vấn đề bức xúc về công nghiệp chế biến ở tỉnh Quảng Nam; đề xuất những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam là một tỉnh thuộc duyên hải Miền Trung, có vị trí địa lý rất thuận lợi, sau 14 năm tách tỉnh ( 1997- 2011) kinh tế xã hội của tỉnh đã có những khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh trong giai đoạn 2005-2010 đạt 9%/năm. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, đưa Quảng Nam từ một tỉnh thuần nông vươn lên định hình vóc dáng một tỉnh công nghiệp. Nhiều sản phẩm công nghiệp của địa phương có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất là vào các khu công nghiệp, đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng một nâng cao, quốc phòng an ninh được giữ vững, diện mạo thành phố, khu du lịch… ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, để phát triển ngang tầm và xứng đáng với tiềm năng, vị trí là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đòi hỏi Quảng Nam phải có những giải pháp, bước đi phù hợp, trong đó những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư vào Quảng Nam để phát triển kinh tế là hết sức quan trọng. Trong đó, lĩnh vực có ưu thế hơn hẳn đó là ngành công nghiệp mà đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng để nền kinh tế của cả tỉnh giữ được
  2. 2 mức tăng trưởng khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh trong trong những năm gần đây cũng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được đầy đủ lợi thế so sánh. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam" làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế . 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Các công trình khoa học nghiên cứu lý luận, thực tiễn vừa qua, đã đi vào đánh giá tình hình phát triển của từng ngành trong công nghiệp chế biến và đánh giá vĩ mô về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp nói chung chứ không đi sâu nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến. Còn ít công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đề cập tới phương hướng chiến lược, các biện pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến ở tỉnh Quảng nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng. - Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến và những vấn đề bức xúc về công nghiệp chế biến ở tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.
  3. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Các vấn đề lý luận thực tiễn có liên quan đến ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Quảng Nam - Phạm vi nghiên cứu : + Không gian : tỉnh Quảng Nam + Thời gian : từ năm 1997 đến năm 2011 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp: như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích chuẩn tắc và phân tích thực chứng trong nghiên cứu kinh tế; phương pháp tiếp cận hệ thống và các phương pháp thống kê. Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu như : kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu từ niên giám thống kê, các báo cáo, tổng kết của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh; lấy thông tin qua thông qua các phương tiện thông tin đại chúng : Báo chí, Internet….. 6. Những đóng góp của luận văn - Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến, luận văn góp phần làm rõ hơn quan điểm, nội dung của phát triển công nghiệp chế biến ở một số địa phương. - Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam và nêu bật những vấn đề búc xúc cần giải quyết.
  4. 4 - Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến. Chương 2 : Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam. Chương 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.
  5. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 1.1. ĐẶC ĐIỂM & VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 1.1.1. Đặc điểm công nghiệp chế biến 1.1.1.1. Khái quát về công nghiệp, công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến : Là ngành công nghiệp chuyển biến các sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Các ngành trong công nghiệp chế biến: Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân thì các ngành công nghiệp trước đây nay được tách ra thành bốn ngành như sau : công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và xây dựng. Với cách phân loại này thì công nghiệp chế biến là ngành kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất với 24 ngành.
  6. 6 1.1.1.2. Đặc điểm công nghiệp chế biến  Về sản phẩm Sản phẩm của CNCB thường có chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Thường có kết cấu phức tạp và thường xuyên phải biến đổi.Sản phẩm của ngành CNCB có được nhờ chế biến qua nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau. Sản phẩm của CNCB là sản phẩm có tính điển hình của sản xuất hàng hóa, có tính chất động, có thể vận chuyển đến khắp mọi nơi, được sản xuất bằng các phương pháp cơ lý hóa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất thường rút ngắn, chu kỳ sống luôn thay đổi.  Về lao động Lao động trong ngành công nghiệp chế biến ngoài những đặc điểm giống như những ngành công nghiệp khác nó còn có những đặc trưng riêng: lao động mang tính tập trung và lao động mang tính mùa vụ. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến  Công nghiệp chế biến tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh sản lượng ngành công nghiệp cũng như gia tăng thu nhập quốc gia.  Cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế.  Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu  Tạo nhiều việc làm cho xã hội và đóng góp vào ngân sách.  Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
  7. 7 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 1.2.1. Phát triển qui mô sản xuất công nghiệp chế biến Để đánh giá qui mô phát triển của công nghiệp chế biến người ta thường sử dụng các chỉ tiêu : Giá trị sản xuất của CNCB(Y); tốc độ tăng trưởng của CNCB(gy). Nếu gọi : Y là giá trị sản xuất(tính theo giá cố định) Yt là giá trị sản xuất tại thời điểm t của kỳ phân tích (tính theo giá cố định) Y0 là giá trị sản xuất tại thời điểm gốc của kỳ phân tích(tính theo giá cố định) ∆Y là mức tăng trưởng Khi đó: ∆Y = Yt – Y0 - Tốc độ tăng trưởng của CNCB Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc gY = ∆Y*100/Y0 Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn được tính bằng công thức: Yn gY = n −1 Y0 Với Yn là giá trị sản xuất năm cuối cùng của thời kỳ Y0 là giá trị sản xuất năm đầu tiên của thời kỳ tính toán
  8. 8 1.2.2. Phát triển công nghiệp chế biến với cơ cấu hợp lý Cơ cấu CNCB có rất nhiều cách phân chia, tuy nhiên ở đề tài này chỉ quan tâm tới cơ cấu CNCB theo ngành ; theo thành phần kinh tế ; theo lãnh thổ. 1.2.3. Trình độ phát triển công nghệ của ngành công nghiệp chế biến Công nghệ là yếu tố có thể coi là quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp(DN) sản xuất công nghiệp .Công nghệ cao cho phép sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý, chất lượng là yếu tố người tiêu dùng quan tâm hàng đầu bên cạnh giá cả. 1.2.4. Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến Một doanh nghiệp có đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, thích ứng với sự biến động của thị trường hay không điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý, chất lượng của đội ngũ lao động. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên 1.3.2. Lao động 1.3.3. Vốn đầu tư 1.3.4. Công nghệ chế biến 1.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.3.6. Chính sách của Chính Phủ 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
  9. 9 BIẾN MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHÁC 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến ở Bình Dương 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến ở Thành Phố Hồ Chí Minh
  10. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên  Vị trí địa lý  Địa hình  Khí hậu, thủy văn  Sông ngòi 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2011 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam Giá trị sản xuất CN năm 2009 đạt khoảng 8.002.6 tỷ đồng, tăng khoảng 70% so với 2005; năm 2010 đạt 10.129,5 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu từ sản xuất CN đạt khoảng 301,209 triệu USD. Năm 2010, toàn tỉnh có khoảng 46.160 cơ sở sản xuất CN (trong đó khoảng 400 doanh nghiệp), tăng 23,5% so với 2005 , thu hút 12.540 lao động, tăng 23% so với năm 2005. Năm 2010, giá trị sản xuất CN chiếm khoảng 24,5% GDP của tỉnh. 2.2.1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp chia theo thành phần kinh tế
  11. 11 Hình 2.1 Giá trị sản xuất công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam chia theo thành phần kinh tế Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam chia theo ngành kinh tế Hình 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam chia theo ngành kinh tế Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2010 đạt 9.115,6 tỷ đồng, năm 2011 đạt 11.851,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 89,99% và 90% toàn ngành công nghiệp. Trong khi đó, công nghiệp khai thác chỉ đạt 428,2 tỷ đồng chiếm 4,23%, công nghiệp điện, ga và
  12. 12 nước đạt 585,7 tỷ đồng chiếm 5,78%. Như vậy, GTSX của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp. 2.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến so với ngành công nghiệp khai thác và toàn ngành công nghiệp Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành CN tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 1997 – 2011 là 24,62%. Tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm, năm tăng quá cao và có năm thì tăng quá thấp, năm 1999 tăng 4,52%, năm 2006 tăng 9,69%, năm 2005 tăng 25,16% nhưng năm 2007 tăng 45,66%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997 – 2011 là 20,42%. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong ngành công nghiệp, năm 2006 tỷ trọng của CNCB chiếm đến 93,12%. Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp ở Quảng Nam 140.00 120.00 100.00 - Toàn 80.00 ngành CN 60.00 - CN khai 40.00 thác 20.00 - CN chế biến - 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 - CN SX, pp điện,nước, gas Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam
  13. 13 2.2.1.4. Cơ cấu lao động của ngành công nghiệp ở Quảng Nam Tốc độ chuyển dịch còn chậm chạp nhất là trong ngành công nghiệp khai thác. Hình 2.4 Cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp ở Quảng Nam 100% 80% LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP SX & PP ĐIỆN, 60% GAS LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC 40% LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 20% 0% 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Nguồn : Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Nam 2.2.1.5. Tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở Quảng Nam 2.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam 2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của Quảng Nam năm 2010 là 9.115,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 89,99% toàn ngành CN, năm 2011 đạt 11.851,4 tỷ đồng chiếm 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
  14. 14 Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong công nghiệp chế biến ở Quảng Nam Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2.2.2.2. Tình hình biến động cơ cấu công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam  Cơ cấu CNCB theo ngành  Cơ cấu CNCB theo thành phần kinh tế Năm 1997 tỷ trọng GTSX của khu vực Nhà nước chiếm khoảng 35,6% GTSX CNCB toàn tỉnh nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này chỉ còn 9,5% GTSX CNCB toàn tỉnh, GTSX khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 64,4% thì đến năm 2011 chiếm tỷ trọng 85,3%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng tăng.
  15. 15 Hình 2.6 Cơ cấu công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam theo thành phần kinh tế Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam Số lượng cơ sở sản xuất CNCB ngoài quốc doanh vẫn chiếm đa số trong số cở sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Hình 2.7 Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam 1,40 0 1,2 0 0 1,0 0 0 TỔNG S Ố 800 KINHT Ế QUỐC DOANH KINHT Ế NGOÀIQU ỐC DOANH 600 KINHT Ế CÓVỐN ĐẦUT Ư NƯỚ C NGOÀI 40 0 2 00 - 19 9 7 19 9 8 19 9 9 2 000 2 001 2 002 2 0 03 2 004 2 00 5 2 006 2 007 2 008 2 0 09 2 0 10 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam
  16. 16 2.2.2.3. Tình hình phát triển lao động trong công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam  Cơ cấu lao động CNCB  Cơ cấu lao động CNCB theo thành phần kinh tế Hình 2.8 Cơ cấu lao động CNCB tỉnh Quảng Nam theo thành phần kinh tế Nguồn : Sở lao động và thương binh tỉnh Quảng Nam  Cơ cấu lao động CNCB theo ngành Trong giai đoạn 2005- 2011, cơ cấu lao động giữa các ngành CNCB bước đầu có sự chuyển dịch nhưng rất chậm.  Cơ cấu lao động CNCB theo trình độ chuyên môn
  17. 17  Năng suất lao động CNCB Năng suất lao động của ngành CNCB cao hơn năng suất lao động của toàn ngành công nghiệp. Năm 1997 năng suất lao động ngành CNCB là 18,68 triệu đồng/lao động nhưng đến năm 2010 năng suất lao động lên đến 89,15 triệu đồng/lao động, đến năm 2011 năng suất lao động là 118,66 triệu đồng/ lao động. Nhìn chung, thì năng suất lao động trong ngành công nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng tăng nhờ nâng cao trình độ tay nghề và mức trang bị kỹ thuật. Hình 2.10 Năng suất lao động trong ngành công nghiệp chế biến và toàn ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam Nguồ 80.00 70.00 60.00 50.00 NSLĐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 40.00 NSLĐ TOÀN NGÀNH CÔNG 30.00 NHIỆP 20.00 10.00 0.00 7 8 9 0 1 2 3 4 05 06 07 08 09 9 9 9 0 0 0 0 0 20 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 20 n : Tính toán dựa vào niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2.2.2.4. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến chia theo ngành Công nghiệp tỉnh Quảng Nam chủ yếu phát triển theo hướng công nghiệp sạch gồm các ngành may mặc, chế biến thực phẩm,
  18. 18 nông- lâm thuỷ sản, đóng sửa tàu thuyền. Ngành may mặc gồm may mặc quần áo, giày da chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên lượng vốn đầu tư vào các ngành này cũng hạn chế, chủ yếu đầu tư để làm nhà xưởng, thuê đất, thuê nhân công. Vốn đầu tư chủ yếu vào các ngành chế biến thực phẩm và thuỷ sản xuất khẩu. Hình 2.11 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến Đơn vị tính :% Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam
  19. 19 2.2.2.5. Trang thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất trong công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam 2.2.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Quảng Nam CNCB có thị trường tiêu thụ không ổn định, một số sản phẩm chỉ chú ý đến thị trường xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường có sức nhập khẩu lớn như : EU, Nhật Bản, Mỹ…... 2.2.2.7. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm CNCB tỉnh Quảng Nam  Tình hình cạnh tranh về sản phẩm quần áo may sẵn  Tình hình cạnh tranh sản phẩm giày da  Tình hình cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản đông lạnh . 2.2.3 Thành tựu & tồn tại 2.2.3.1. Thành tựu - Giá trị sản xuất CNCB của tỉnh giai đoạn năm 1997 – 2011 tiếp tục tăng trưởng ổn định với nhịp độ tăng bình quân 24,96%/năm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 20,3% năm 1997 lên 31,54% năm 2006 và năm 2010 là 42,84%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành CNCB năm 2010 là 168 triệu USD, chiếm 88% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 15.3%/năm. - Chuyển dịch cơ cấu CNCB theo hướng gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu trong nước xuất khẩu.
  20. 20 - Về lao động, giải quyết việc làm thì ngành CNCB của tỉnh Quảng Nam hàng năm đã giải quyết một số lượng lớn lao động làm việc tại địa phương như những ngành may mặc, giày da, chế biến thực phẩm…. - Một số ngành, cơ sở sản xuất đã tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, quy mô sản xuất từng bước được mở rộng. 2.2.3.2. Những tồn tại, yếu kém - Sản xuất CNCB tuy có tăng trưởng nhưng chưa cân đối giữa các ngành và các thành phần kinh tế. CNCB khu vực kinh tế nhà nước năm 1997 chiếm tỷ trọng 35,6% nhưng đến năm 2010 chỉ chiếm 9,5%,. - Tình trạng dư về số lượng nhưng thiếu về chất lượng của đội ngũ lao động trong tỉnh, điều đó làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, tỷ trọng lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng khá lớn(79,5%). - Vốn đầu tư vào ngành CNCB còn quá chậm, tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 13,25%, hiệu quả sử dụng vốn thấp, cơ cấu nguồn vốn vào các ngành, các khu vực kinh tế trong ngành CNCB không đồng đều. - Đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của CNCB cả về số lượng và chất lượng(chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, chế biến đường…).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2