intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015" nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phân tích thực trạng việc phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại Bình Định thời gian qua; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển kinh tế tư nhân ở Bình Định thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để phát triển kinh tế cần nhiều nguồn lực, nhiều thành phần, nhiều bộ phận, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, một trong những bộ phận thúc đẩy sự phát triển đó là kinh tế tư nhân. Những năm gần đây, kinh tế tư nhân có những bước tiến vượt bậc và là một nguồn lực to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Bình Định phát triển. Kinh nghiệm nhiều địa phương chỉ ra rằng, nơi nào chú ý phát triển kinh tế tư nhân thì ở đó đời sống người dân ngày càng được cải thiện về kinh tế và xã hội. Tuy vậy, trên thực tế kinh tế tư nhân chưa thực sự phát huy hết các nguồn lực, tiềm năng để phát triển và đóng góp tương xứng với vai trò, vị trí của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh Bình Định, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu và phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh trong thời gian qua, đề ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa nguồn lực to lớn này là một đòi hỏi bức xúc. Với lí do đó, tác giả chọn “Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. - Phân tích thực trạng việc phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại Bình Định thời gian qua.
  2. 2 - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển kinh tế tư nhân ở Bình Định thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Bình Định. - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Bình Định thông qua các loại hình doanh nghiệp của nó gồm: DNTN, CT THHN, CTCP. - Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung trên tại tỉnh Bình Định. - Về thời gian: các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc, phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, các phương pháp nghiên cứu khác. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần, mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân - Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Bình Định thời gian qua - Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại Bình Định thời gian đến.
  3. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1.1. Khái niệm về kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế tư nhân, ở đó hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành dựa trên tư liệu sản xuất và lao động tư nhân. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân + Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân, là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. + Kinh tế tư nhân có tính tự phát cao. + Có tính đa dạng về quy mô, khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu. + Tự quyết định chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. + Phát triển kinh tế tư nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, ảnh hưởng đến vấn đề công bằng xã hôi. 1.1.3. Lợi thế và hạn chế của kinh tế tư nhân - Lợi thế của kinh tế tư nhân + Chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân là người trực tiếp sở hữu vốn, điều đó tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. + Mối quan hệ giữa quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ, lợi ích gắn chặt với nhau. + KTTN với mục tiêu là lợi nhuận tối đa. - Hạn chế của kinh tế tư nhân + Khu vực tư nhân thường ít chú ý tới hiệu quả kinh tế xã hội. + Khả năng tài chính hạn hẹp, thường xuyên ở trong tình trạng thiếu vốn.
  4. 4 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Phát triển kinh tế tư nhân là kết quả kinh tế tư nhân đóng góp số lượng sản phẩm cho xã hội, cho nền kinh tế. Chính sự phát triển của từng doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân. 1.2.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp kinh tế tư nhân Phát triển số luợng doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển xã hội. Có như vậy mới đánh giá đúng thực tế tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN. Số luợng doanh nghiệp gia tăng hằng năm chứng tỏ doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Nhìn chung sự phát triển số luợng doanh nghiệp phải phù hợp với tình hình và xu huớng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, phù hợp với cơ cấu ngành nghề trong khu vực, cũng như phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ của đất nuớc. Phát triển số luợng doanh nghiệp phải đuợc tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp phải được kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu. 1.2.2. Mở rộng quy mô doanh nghiệp kinh tế tư nhân
  5. 5 - Là quá trình làm tăng năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp, là tiêu chí phản ánh tổng hợp sự kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố nguồn lực. - Mở rộng quy mô doanh nghiệp làm cho giá trị sản lượng hàng hóa của kinh tế tư nhân tăng lên, mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp. - Mở rộng quy mô doanh nghiệp làm cho các yếu tố về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp lớn lên, phù hợp hơn. - Để mở rộng quy mô doanh nghiệp của KTTN cần phải: + Kết hợp các yếu tố nguồn lực một cách phù hợp. + Tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu kinh tế - xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Mở rộng quy mô doanh nghiệp phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với cơ cấu ngành nghề. 1.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tập hợp những tính chất của sản phẩm, dịch vụ có khả năng thỏa mãn được những nhu cầu phù hợp với công dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Trước nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những tiện ích cao và tính năng hiện đại. Đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng việc: hoàn thiện hệ thống công nghệ và hệ thống phân phối, nâng cao phong cách phục vụ và trình độ giao tiếp của đội ngũ nhân viên đối với khách hàng. 1.2.4. Mở rộng thị trường - Mở rộng thị trường là doanh nghiệp tìm cách gia tăng doanh số qua việc đưa các sản phẩm hiện có vào thị trường mới.
  6. 6 - Mở rộng thị trường làm cho từng doanh nghiệp phải tăng khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường, cho xã hội; là sự hiểu biết vững chắc, rõ ràng về các loại thị trường trong và ngoài nước, về cơ hội và thách thức tự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Mở rộng thị trường là có thêm thị trường mới để đạt được thị phần ngày càng lớn. Có như vậy doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân mới tự khẳng định được, mới có vai trò trong thị trường và xã hội. - Mở rộng thị trường kinh tế tư nhân có thể thực hiện theo các nội dung sau: + Mở rộng thị trường về khách hàng: là nhằm vào nhu cầu khách hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp để tìm ra sự thỏa mãn cho khách hàng. Thị trường của KTTN là tập hợp khách hàng rất đa dạng, khác về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích… Do đó, có thể phân chia thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng, căn cứ vào hành vi sử dụng, căn cứ vào phạm vi địa lý, căn cứ cào mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp. + Mở rộng thị trường về địa lý: nhu cầu khách hàng đối với mỗi hàng hóa là tổng khối lượng sẽ sử dụng, được sử dụng bởi một nhóm khách hàng đã xác định, trong một vùng xác định, một thời điểm, một môi trường xác định. Như vậy, sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp không chỉ là mở rộng về sản phẩm, dịch vụ, về khách hàng mà cả về mặt địa lý. 1.2.5. Tăng cường liên kết doanh nghiệp
  7. 7 Liên kết doanh nghiệp là quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp và dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhằm khai thác hết tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lại với nhau là điều cần thiết trong lúc các doanh nghiệp của Việt Nam còn yếu về tiềm lực tài chính, cũng như năng lực quản lý. Phát triển kinh tế tư nhân cũng chính là mở rộng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc phát triển các hiệp hội giúp doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, các quyết định cấm, dừng nhập khẩu của phía nhập khẩu, do doanh nghiệp thiếu cán bộ thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật thương mại quốc tế để kiểm soát các giao dịch, tránh bị thua thiệt áp thuế chống phá giá, theo đuổi các vụ kiện… Đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. 1.2.6. Gia tăng các yếu tố nguồn lực Các nguồn lực theo nghĩa rộng, gồm một loạt các yếu tố về tổ chức, kỹ thuật, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính doanh nghiệp. Các nguồn lực có thể chia làm hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Phát triển các nguồn lực hữu hình: + Nguồn nhân lực: nâng cao kiến thức và khả năng của người lao động, xây dựng các thói quen làm việc hữu hiệu của người lao động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  8. 8 + Nguồn lực tài chính: nâng cao khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Các điều kiện vật chất: nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu và phân phối hợp lý các nhà xưởng, máy móc, mặt bằng sản xuất kinh doanh. + Nâng cao trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, nhãn hiệu thương mại, bí quyết kinh doanh. Phát triển nguồn lực vô hình: + Xây dựng, phát triển thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp với khách hàng và các nhà cung cấp. + Phát triển văn hóa doanh nghiệp: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nếu tạo được môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh, dân chủ để phát huy được năng lực của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp luôn gắn liền với thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp. 1.3. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Phát triển kinh tế tư nhân góp phần huy động khai thác tối đa các nguồn lực trong dân cư, tăng khả năng đưa nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực hiệu quả nhất, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
  9. 9 Nhân tố về thị trường, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về thông tin, về quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp, điều kiện tự nhiên. 1.5. KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở CÁC NƯỚC CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên: 6076km2, có bờ biển dài 134km với nhiều bãi biển đẹp và nguồn lợi thủy sản dồi dào, có nhiều loại khoáng sản, có các trục đường giao thông quan trọng đi qua hầu hết các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh. Với những đặc điểm tự nhiên thuận lợi như trên, Bình Định có nhiều lợi thế để phát triển các thành phần kinh tế với nhiều quy mô khác nhau trong đó phần lớn là các doanh nghiệp KTTN. 2.1.2. Đặc điểm xã hội - Dân số Bình Định năm 2010 là khoảng 1.491.752 người. Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm trên 50% dân số. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Định Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GDP) bình quân 5 năm (2005-2010) đạt khoảng 10,9% so với giai đoạn 2001-2005 tăng 1,7%, GDP bình quân đầu người trong những năm qua 940USD. Trong những năm qua KTTN phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, đã phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh,
  10. 10 trong 5 năm thành lặp gần 1700 doanh nghiệp. Hiện toàn tỉnh có gần 3000 doanh nghiệp khu vực KTTN tăng gấp 2,8 lần so với năm 2005. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI BÌNH ĐỊNH 2.2.1. Thực trạng về số lượng doanh nghiệp KTTN tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010 - Sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000), thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa, nhiều giấy phép không cần thiết được bãi bỏ, số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Bình Định tăng mạnh được cụ thể ở biểu số liệu thống kê sau: Biểu 2.1 Số lượng các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2006- 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Tổng số doanh nghiệp 1438 1780 2093 2420 2731 Trong đó: - CTCP 50 65 82 106 132 -DNTN 713 810 883 978 1072 - CT.TNHH 675 905 1128 1336 1527 Tỷ lệ tăng hàng năm 30,1% 23,8% 17,6% 15,6% 12,9% Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định Theo bảng số liệu thống kê trên, có thể thể thấy cơ cấu loại hình doanh nghiệp của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định đang biến động theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng giảm dần qua các năm, còn tỷ trọng công ty cổ phần tăng đều qua các năm và tỷ trọng của công ty trách nhiệm hữu hạn tăng nhanh qua các năm. Năm 2006, số công ty cổ phần chiếm 3,48% trong tổng số doanh nghiệp; số lượng công ty TNHH trong tổng số doanh nghiệp là 46,94%; số doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp là 49,58%. Đến năm 2010 đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm số lượng doanh
  11. 11 nghiệp tư nhân (từ 49,58% xuống còn 39,26%) và tăng số lượng công ty cổ phần (từ 3,48% lên 4,83%), còn công ty TNHH tăng (từ 46,94% lên 55,91%) trong tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. 2.2.2. Thực trạng về quy mô doanh nghiệp - Qui mô vốn của doanh nghiệp KTTN: một trong những chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua là chỉ tiêu qui mô vốn kinh doanh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động để đưa vào kinh doanh. Biểu 2.2 Vốn bình quân năm một doanh nghiệp KTTN (triệu đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Công ty cổ phần 19.821 37.102 42.290 44.034 49.521 DNTN 3.081 3.546 3.632 3.903 4.977 Công ty TNHH 7.814 7.852 7.996 8.531 9.073 Nguồn số liệu cục thống kê tỉnh Bình Định Qua biểu 2.2 cho thấy mức vốn kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp KTTN có xu hướng tăng lên hàng năm, trong đó vốn bình quân một doanh nghiệp của CTCP có mức tăng cao hơn công ty THHN và DNTN, sau 5 năm mức vốn kinh doanh của công ty cổ phần năm 2010 tăng lên 2,5 lần so với năm 2006. - Qui mô lao động của các doanh nghiệp KTTN: trong những năm qua, cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp của kinh tế tư nhân, lực lượng lao động trong loại hình này cũng có sự tăng lên mạnh mẽ. nếu năm 2006, tổng số lao động khu vực kinh tế tư nhân là 72339 người chiếm 75,6% trong tổng lao động toàn Tỉnh thì đến 2010(116970 người) tăng lên 82,0%.
  12. 12 Biểu 2.3 Số lượng lao động bình quân trong các DNKTTN ( người) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Công ty cổ phần 126 221 163 136 112 DNTN 26 25 21 20 18 Công ty TNHH 72 56 48 40 30 Nguồn số liệu: cục thống kê tỉnh Bình Định Qua biểu 2.3 cho thấy quy mô lao động bình quân trong công ty cổ phần là cao nhất với mức trung bình 112 người một doanh nghiệp năm 2010, công ty TNHH là 30 người và DNTN là 18 người. Tính chung lại thì quy mô lao động của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn tỉnh là 53 người. Như vậy về mặt lao động, doanh nghiệp KTTN ở tỉnh Bình Định có quy mô nhỏ. Ngoài ra quy mô lao động trong cả ba loại hình doanh nghiệp KTTN đều có xu hướng giảm qua các năm, nhất là loại hình CTCP. 2.2.3. Thực trạng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của kinh tế tư nhân Bình Định Với nỗ lực nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới…, thời gian qua doanh nghiệp tư nhân đã cung cấp cho khách hàng thêm một số tiện ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Quan trọng nhất là thỏa mãn được sự hài lòng của khách hàng đối với hàng hóa mà các doanh nghiệp đang cung cấp. Điều đó thể hiện được chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao và hoàn hảo, đã tạo cho khách hàng sự gắn bó lâu dài và chấp nhận doanh nghiệp. Đồng thời, chất lượng cũng như số lượng
  13. 13 đội ngũ nhân viên không ngừng gia tăng, được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ thường xuyên để đảm bảo cung cấp những sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế biểu hiện ở các yếu tố sau: - Số lượng khách hàng đăng ký các sản phẩm và dịch vụ không đều và chưa nhiều. Sản phẩm dịch vụ chỉ tập trung phát triển ở một số mảng sản phẩm dịch vụ truyền thống, lâu bền…, Các sản phẩm khác tuy khá đa dạng, hiện đại, tiện ích nhưng số lượng khách hàng mua sử dụng còn ít, chẳng hạn như hàng hóa có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại… - Các sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp của kinh tế tư nhân cung cấp cho khách hàng thường xảy ra các lỗi kỹ thuật. Hệ thống công nghệ vẫn chưa được đầu tư hợp lý, nguồn nhân lực chưa có đủ khả năng làm chủ công nghệ do đó việc vận hành cũng như khai thác còn nhiều hạn chế. - Thời gian giao hàng và xử lý sự cố còn chậm. Điều đó làm giảm sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp của kinh tế tư nhân. 2.2.4 Thực trạng về thị trường Về thị trường: hiện nay việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đang gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân thị trường phục vụ chủ yếu là cho nhu cầu địa phương, nếu năm 2006 doanh thu từ thị trường nước ngoài là 0,75 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,2% thì đến năm 2010 giá trị doanh thu
  14. 14 trên thị trường này là 6,16 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,8% giảm 1,4%. Qua đó cho chúng ta thấy rằng doanh thu tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng số doanh thu của giá trị xuất khẩu ngày càng giảm xuống. Sự thay đổi giá trị xuất khẩu thể hiện cụ thể qua biểu dưới đây: Biểu 2.12 Doanh thu của KTTN giai đoạn 2006-2010 DT DT thị trường nước ngo DT thị trường trong nước Năm Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2006 11,9 100 0,75 6,2 11,15 93,8 2007 16,8 100 1,01 5,9 15,79 94,1 2008 21,3 100 1,2 5,7 20,1 94,3 2009 77,3 100 4,02 5,2 73,28 94,8 2010 128,3 100 6,16 4,8 122,14 95,2 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở thương mại & Niên giám thống kê Bình Định - Về khách hàng: cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên thị trường là một trong những động lực thúc đẩy các đơn vị kinh doanh của kinh tế tư nhân không ngừng quan tâm đến việc gia tăng khối lượng khách hàng bằng việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh các kênh phân phối trên thị trường hiện có và thị trường mới. 2.2.5. Thực trạng về liên kết doanh nghiệp Ở Tỉnh Bình Định, nhìn chung chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa chặt chẽ, dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời bản thân
  15. 15 các doanh nghiệp cũng chưa có sự liên kết để nâng cao sức cạnh tranh. Hoạt động bị chi phối nhiều bởi tư tưởng tiểu nông chụp giật. Hiện nay, các hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định được thành lập nhưng hoạt động cầm chừng, không đem lại hiệu quả như mong muốn. 2.2.6. Thực trạng về các nguồn lực được huy động để phát triển kinh tế tư nhân - Đội ngũ doanh nhân: Hiện nay, đội ngũ doanh nhân Tỉnh Bình Định đã lớn mạnh về số lượng và là lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Từ chỗ chỉ có khoảng 1602 năm 2006, đến nay đã có hơn 3000 doanh nghiệp với nhiều loại hình khác nhau, trong đó chiếm số đông là các doanh nghiệp KTTN. Cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp là vai trò của các doanh nhân. Doanh nhân tỉnh Bình Định phần nhiều là các doanh nhân trẻ. - Mặt bằng sản xuất kinh doanh: Những năm qua, hổ trợ đảm bảo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp được xem là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Bình Định đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và đồng thời mở rộng các khu công nghiệp. - Công nghệ, máy móc thiết bị Khu vực kinh tế tư nhân tỉnh nhìn chung là hoạt động với những điều kiện yếu kém về trang thiết bị, công nghệ, sản xuất chủ yếu mang tính thủ công và bán cơ giới, bán tự động, máy móc thiết bị có trình độ trung bình và lạc hậu. 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN BÌNH ĐỊNH NÓI TRÊN 2.3.1. Vốn kinh doanh
  16. 16 Nhìn chung, các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân còn gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thương mại và đặc biệt khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Tỉnh. Theo kết quả điều tra của vụ tài chính tiền tệ Bộ kế hoạch- đầu tư tháng 1- 2009 có trên 80% các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để đầu tư sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Về trình độ quản lý Cùng với sự phát triển nhanh chóng, KV KTTN ở tỉnh Bình Định đã và đang hình thành đội ngũ các doanh nhân hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực, các nghành nghề. Tuy nhiên, phần lớn các chủ doanh nghiệp trong KV KTTN trên địa bàn tỉnh Bình Định có độ tuổi trung niên, dựa vào kinh nghiệm quản lý, trừ môt số doanh nghiệp cổ phần hóa. 2.3.3. Về môi trường pháp lý, nhận thức xã hội về kinh tế tư nhân - Về môi trường pháp lý Môi trường pháp lý và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ngày càng có nhiều chuyển biến theo hướng tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững. - Nhận thức của xã hội đối với KTTN Quan niệm của xã hội về KTTN trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách pháp luật về phát triển KTTN luôn được chính quyền tỉnh quan tâm thực hiện. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN TỚI 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Căn cứ vào sự thay đổi của môi trường kinh doanh
  17. 17 a. Môi trường vĩ mô b. Môi trường vi mô 3.1.2. Phương hướng phát triển KTTN tỉnh Bình Định thời gian tới a. Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Định trong thời gian tới b. Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bình Định trong thời gian tới - Các loại hình doanh nghiệp được lựa chọn trong thời gian tới sẽ theo xu hướng đầu tư dài hạn hơn, tăng hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, huy động nhiều vốn đầu tư quy mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doang nghiệp KTTN sẽ ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. - Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp KTTN sẽ ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới, thị trường tỉnh, trong nước, khu vực và thế giới ngày càng phát triển. 3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp - Một là, hạn chế tối đa tình trạng phân hóa giàu nghèo, ảnh hưởng đến công bằng xã hội. - Hai là, phát triển kinh tế tư nhân không được phá hoại, tác động xấu đến môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. - Ba là, phát triển kinh tế tư nhân phải xuất phát từ thực tiễn tình hình của tỉnh Bình Định, của cả nước và thế giới. - Bốn là, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của tỉnh Bình Định. - Năm là, tạo mội điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư, kinh doanh.
  18. 18 - Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với kinh tế tư nhân nói chung cũng như trong từng doang nghiệp. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1 Phát triển số lượng doanh nghiệp kinh tế tư nhân - Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển khu vực KTTN phải hướng tới mục tiêu tạo mọi điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực cơ bản cho sự phát triển. - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp KV KTTN phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh. - Hoàn thiện phát triển số lượng DN KTTN nhằm phát triển doanh nghiệp KV KTTN đồng thời phải đạt mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. - Tỉnh cần có những chính sách hổ trợKTTN phát triển. - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà Nước. 3.2.2. Nghiên cứu mở rộng thị trường Mở rộng thị trường là một giải pháp then chốt khẳng định sự tồn tại của các doanh nghiệp nói riêng và KTTN nói chung. Các doanh nghiệp của tư nhân cần phải nổ lực đổi mới, hoàn thiện mình cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết
  19. 19 gắn kết lợi ích của bản than doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dung. Qua nghiên cứu thực trạng và các vấn đề liên quan để phát triển thị trường, luận văn đề xuất các nội dung cụ thể sau: - Đối với thị trường xuất khẩu Cùng với việc phát huy lợi thế của khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển mạnh trong thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển thị trường xuất nhập khẩu cần trở thành định hướng ưu tiên, chiến lược trong phát triển của mỗi doanh nghiệp. +Thị trường ASEAN +Thị trường Hoa Kỳ +Thị trường Đông Bắc Á +Thị trường EU - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Thực tế cho thấy, việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước của các doanh nghiệp, của tư nhân tại tỉnh Bình Định còn yếu. Việc xác định thị trường tại hầu hết các doanh nghiệp của tư nhân còn mang nặng tính cảm tính, chưa dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố môi trường và phân đoạn thị trường nên chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường cũng như phát hiện những đe dọa tiềm ẩn ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh. - Hoàn thiện việc chăm sóc khách hàng Như chúng ta đã biết khách hàng luôn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp, có được khách hàng đã khó, nhưng giữ chân khách hàng còn khó khăn hơn. Sau đây là một số cách để làm tốt việc chăm sóc khách hàng: gia tăng sự giao tiếp đối cới khách hàng tổ chức điều tra về khách hàng, liên lạc thường xuyên với
  20. 20 khách hàng bằng kiểu đa dạng hóa những kiểu chăm sóc khác nhau mà doanh nghiệp gửi đi, thiết lập mối quan hệ hai chiều, tổ chức thăm viếng khách hàng định kỳ, xây dựng chương trình thăm hỏi khách hàng hàng năm, bày tỏ sự chăm sóc đối với các khách hàng của công ty. Luôn lấy chữ tín làm đầu, lắng nghe ý kiến của khách hàng, dù là những lời phàn nàn và chê trách thường xuyên xây dựng các chương trình tặng thưởng cho khách hàng. Xây dựng được các mối quan hệ tốt với khách hàng là tiền đề cho các cuộc giao thương mới tốt đẹp về sau. 3.2.3. Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới Trong điều kiện ngày nay một doanh nghiệp hay một công ty đang thành công với một sản phẩm nhất định trên thị trường có thể dễ dàng lâm vào phá sản ngày mai nếu doanh nghiệp hay công ty này không tiếp tục phát triển sản phẩm mới và dịch vụ mới một khi các điều kiện thị trường thay đổi. Trong kinh tế thị trường những doanh nghiệp nào không phát triển sẽ chết. Vì doanh nghiệp không thể đứng im tại chỗ, đồi hỏi doanh nghiệp phải có sản phẩm mới và dịch vu mới. Ở một chừng mực nào đó, những doanh nghiệp thành công với sản phẩm mới và dịch vụ mới, chúng sẽ trở thành những doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ hơn thì tập trung nguồn lực vào những sản phẩm mới và dịch vụ mới có tính đột phá. Đó là con đường duy nhất để phát triển. Càng đưa được sản phẩm mới tra thị trường sớm thì doanh nghiệp càng trở nên chủ động. 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Để nâng cao chất lượng sản phải dịch vụ trong thời gian tới khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Bình Định cần phải:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0