![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, phân tích thực trạng và đề xuất những định hướng, chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh
- Công trình được hoàn thành tại Đại học kinh tế TP.HCM
- Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp tại... ………………………………………………………. ………………………………………………………………… Vào hồi……..giờ……….ngày………tháng ………năm…...… Có thể tìm hiệu luận án tại thư viện: ………………………………………………………………… …………………………………………………………………
- 4 GIỚI THIỆU Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Tuy vậy, quá trình phát triển công nghiệp của Thành phố bộc lộ những hạn chế, thiếu bền vững và đứng trước nhiều thách thức mới. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP có xu hướng giảm dần; tăng trưởng ngành công nghiệp luôn thấp hơn mức tăng trưởng GRDP; tỷ trọng của công nghiệp công nghệ cao có tăng nhưng thấp hơn mức bình quân của cả nước; các ngành công nghiệp trọng yếu chưa tạo ra đột phá; doanh nghiệp công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế; phân bố không gian công nghiệp dàn trải, chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của Thành phố; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu bền vững, ảnh hưởng đến không gian phát triển đô thị. Vì vậy, trong bối cảnh mới, Thành phố cần định hình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Nhằm góp phần hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng phát triển và đề xuất định hướng, chính sách, giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM, nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại Thành Phố Hồ Chí Minh” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. Mục tiêu tổng quát của luận án là cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, phân tích thực trạng và đề xuất những định hướng, chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Nghiên cứu này hướng đến trả lời các câu hỏi: (i) phát triển công nghiệp bền vững tại một địa phương đặt ra những yêu cầu gì? (ii) tiêu chí nào đánh giá phát triển công nghiệp bền vững tại một địa phương? (iii) những nhân tố nền tảng về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng có ảnh hưởng như thế đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững? (iv) ngành công nghiệp của TPHCM trong những năm qua phát triển như thế nào dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững? (v) để phát triển công nghiệp theo
- 5 hướng bền vững tại TPHCM cần có những định hướng, chính sách và giải pháp gì? Kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới: (i) Làm rõ quan điểm tiếp cận, khái niệm và nội hàm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; hệ thống hóa những lý luận về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Từ đó xây dựng khung phân tích phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM. (ii) Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2010 – 2022 qua các tiêu chí phát triển theo hướng bền vững. Từ đó làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng, chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững phù hợp với các điều kiện của TPHCM. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xây dựng chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp của TPHCM trong thời gian tới và nghiên cứu, giảng dạy các môn học liên quan đến phát triển công nghiệp. Luận án có kết cấu gồm phần giới thiệu, 5 chương, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Tổng quan chung Phát triển công nghiệp bền vững được các nhà nghiên cứu tiếp cận ở ba khía cạnh chính, bao gồm nguyên lý phát triển bền vững, chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững, và chính sách phát triển bền vững. Các nghiên cứu thường bàn luận về ý tưởng, lý thuyết và chính sách thúc đẩy phát triển bền vững các ngành công nghiệp gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và tài nguyên, điển hình như nghiên cứu của (Frosch (1992), Ngân hàng Thế giới (1999), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Đặng Thanh Bình (2023). 1.2. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và tiêu chí đánh giá Phát triển bền vững ngày càng được quan tâm, là mục tiêu hướng đến trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp vốn có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế nhưng
- 6 đồng thời cũng là ngành có nhiều rủi ro, thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy nhiều nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến chủ đề của luận án được tác giả lực khảo và trình bày trong luận án. Ở Việt Nam, phát triển bền vững nói chung, phát triển công nghiệp bền vững nói riêng đã trở thành mục tiêu chiến lược. Các tiêu chí về phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam được đề xuất dựa trên tham chiếu một số tiêu chí trên thế giới và có chọn lọc cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Các tiêu chí gồm: phát huy các nguồn lực, khai thác hiệu quả tài nguyên, tạo năng lực cạnh tranh; cơ cấu cân đối, thân thiện với môi trường và hội nhập; khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát những vấn đề bảo vệ môi trường; có bản sắc, thương hiệu khẳng định những thế mạnh riêng; biết chia sẻ và có trách nhiệm. Tựu trung lại các tiêu chí này cũng hướng tới phát triển bền vững với ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3. Các nghiên cứu về những yếu tố, điều kiện để phát triển công nghiệp bền vững Sự phát triển của nền kinh tế hay một ngành kinh tế cụ thể luôn dựa trên những nền tảng và chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có những công trình nghiên cứu tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành công nghiệp nói chung, có những công trình nghiên cứu phát triển bền vững một ngành cụ thể và có công trình nghiên cứu tác động của các yếu tố cụ thể đến phát triển bền vững ngành công nghiệp. Bao gồm các nghiên cứu về yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố kỹ thuật - công nghệ, yếu tố vốn, thu hút đầu tư, chính sách, thể chế và vai trò của nhà nước 1.4. Đánh giá kết quả đạt được và những khoảng trống từ các công trình nghiên cứu liên quan Các công trình nghiên cứu đi trước đã lập luận rõ tầm quan trọng của phát triển công nghiệp hướng đến bền vững và có sự thống nhất cao rằng muốn phát triển công nghiệp bền vững cần chú trọng đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Các nghiên cứu đi trước cũng đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp bền vững và cách tiếp cận phân tích. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng cần tập trung vào giảm thiểu tác động tiêu cực của phát
- 7 triển công nghiệp đến xã hội và môi trường bằng cách tăng cường quản lý, sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường. Tuy vậy, còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu đối với đề tài. Công nghiệp là ngành then chốt và phát triển bền vững các ngành công nghiệp đang là xu hướng chung trên thế giới, tuy nhiên còn ít nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn TPHCM. Có rất ít nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững thông qua các yếu tố nền tảng và các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, môi trường dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị. Chính vì vậy, tác giả tiếp cận phân tích, đánh giá các yếu tố nền tảng về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng cho sự phát triển công nghiệp bền vững ở TPHCM, đồng thời đưa ra những định hướng và đề xuất hàm ý chính sách, giải pháp có tính hệ thống cho một địa phương cụ thể là TPHCM. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 2.1. Khái niệm và nội hàm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển mà ở đó việc cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu, mà còn là một quá trình, đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan trong việc thực hiện đồng thời các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển công nghiệp được hiểu là việc tăng cường và mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp trong một khu vực hoặc quốc gia. Quá trình này liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao hiệu suất và hiệu quả, cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, mở rộng thị trường,…
- 8 Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hướng đến thực hiện, đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Các lý thuyết về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững 2.2.1. Lý thuyết về phát triển bền vững Lý thuyết phát triển bền vững nhấn mạnh vào việc ba thành tố mục tiêu chính gồm kinh tế, xã hội và môi trường cần được thực hiện đồng thời trong quá trình phát triển. Những vấn đề cần quan tâm đối với trụ cột kinh tế đó là: tăng trưởng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo việc làm, sự ổn định của thị trường, tạo cho mọi người đều có điều kiện sống tốt hơn và được hỗ trợ đầy đủ trong xã hội. Đối với trụ cột xã hội, những vấn đề cần quan tâm đó là: giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quyền con người và cơ cấu xã hội, đầu tư vào giáo dục cho phụ nữ và trẻ em giúp giảm tỷ lệ mù chữ, tăng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng đời sống. Đối với trụ cột môi trường thì bảo vệ môi trường và tái tạo nó là một phần của phát triển bền vững, giúp bảo đảm tài nguyên tự nhiên còn tồn tại và có ích cho các thế hệ sau này. Những vấn đề cần quan tâm như: biến đổi khí hậu, giữ gìn cân bằng của hệ sinh thái, quản lý tài nguyên nước và khí hậu. 2.2.2. Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin Học thuyết của C.Mác tuy không đề trực tiếp đến lý luận phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, nhưng sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp, đã chỉ ra rằng sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, đã tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và phân công lao động giúp năng suất lao động tăng nhanh chóng. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản, tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác – Lênin trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, một mặt cần tăng cường ứng
- 9 dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. Mặt khác, cần quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác cũng chỉ rõ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng là ba yếu tố nền tảng cho sự phát triển của kinh tế. Vì vậy, đây cũng là ba yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Dựa trên cơ sở lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, luận án xác định những nhân tố nền tảng cho sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong trường hợp của TPHCM. 2.2.3. Lý thuyết kinh tế xanh và tăng trưởng xanh Lý thuyết kinh tế xanh và tăng trưởng xanh chú trọng việc tạo ra một hệ thống kinh tế và xã hội mà môi trường và con người được ưu tiên hàng đầu. Theo đuổi tăng trưởng xanh đòi hỏi việc vạch ra lộ trình đạt được tăng trưởng kinh tế và phúc lợi trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn và tạo ra ít khí thải hơn (UNESCAP, 2012). Lý thuyết kinh tế xanh và tăng trưởng xanh mang lại một hướng tiếp cận mới mẻ về phát triển bền vững cho ngành công nghiệp. Lý thuyết này nhấn mạnh việc phát triển công nghiệp không nên đặt môi trường và sức khỏe của người dân vào tình trạng rủi ro. Các nguyên tắc này khuyến khích việc áp dụng các công nghệ sạch, tiết giảm việc sử dụng năng lượng và tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Phát triển kinh tế xanh không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn bảo đảm rằng phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho mọi người, không tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo hay gây hại cho các thế hệ sau này. Lý thuyết này khuyến khích sự đổi mới và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ xanh, giúp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có các giải pháp phát triển thân thiện với môi trường. 2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Các tiêu chí chính yếu được xem xét, đánh giá gồm:
- 10 Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp; tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp trong GRDP; cơ cấu các ngành công nghiệp; tính đa dạng trong ngành công nghiệp; kết cấu hạ tầng của ngành công nghiệp. Về xã hội: tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp; thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp; an sinh xã hội trong phát triển công nghiệp. Về môi trường: công nghiệp sinh thái; phát thải và ô nhiễm; sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ sản xuất xanh. 2.4. Các yếu tố nền tảng cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững 2.4.1. Yếu tố về lực lượng sản xuất Khi nghiên cứu lực lượng sản xuất tác động đến phát triển bền vững của ngành công nghiệp là đề cập đến những yếu tố như: lực lượng lao động, tư liệu sản xuất và vai trò của khoa học - công nghệ trong ngành công nghiệp. Lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp được xem xét trên các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu của dân số, lao động và việc làm. Tư liệu sản xuất trong ngành công nghiệp bao gồm đối tượng lao động là vật thể tự nhiên mà con người tác động vào và cải tạo chúng thành những của cải vật chất khác nhau. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khoa học - công nghệ kết nối chặt chẽ với quá trình sản xuất và trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giữ vai trò then chốt trong việc định hình chiều hướng phát triển công nghiệp bền vững. 2.4.2. Yếu tố về quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất phản ánh cách mà lao động, vốn, đất đai, công nghệ được tổ chức và tương tác với nhau trong quá trình sản xuất. Sở hữu, phân phối lợi nhuận, quyền ra quyết định ảnh hưởng đến việc các doanh nghiệp, nhà sản xuất nhận thức và hành động với các vấn đề phát triển nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Sự phát triển của các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp
- 11 đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. 2.4.3. Yếu tố về kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… với những thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Trong đó, chính sách và quy định pháp luật tạo ra các động lực và các ràng buộc. Chính sách như chính sách tín dụng, thuế, ưu đãi tiếp cận đất đai, hay chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển,… có thể tạo ra động lực hoặc cản trở cho phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững. Hình 2.2: Khung phân tích của luận án Nguồn: Tác giả đề xuất CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án 3.1.1. Phương pháp luận biện chứng duy vật Tác giả tiếp cận nghiên cứu, xem xét sự phát triển công nghiệp của TP.HCM trong trạng thái động, trong mối quan hệ nhiều chiều trên các khía cạnh của phát triển bền vững. 3.1.2. Phép trừu tượng hóa khoa học Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là một chủ đề lớn và có nhiều khía cạnh, tác giả tiếp cận và tập trung vào nghiên cứu tại TPHCM và trên những thành tố chính của phát triển bền vững và gắn với chuyên ngành kinh tế chính trị. 3.1.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành Nghiên cứu phát triển công nghiệp bền vững ở TPHCM được tiếp cận theo hướng liên ngành nhằm giúp không chỉ hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, mà còn giúp nhận diện những tác động về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM.
- 12 3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, qua đó tổng hợp để rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM. Phương pháp quy nạp và diễn giải: được sử dụng để tìm ra những vấn đề cốt lõi, có tính quy luật trong quá trình phát triển công nghiệp và luận giải sự phát triển công nghiệp tác động đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường của Thành phố. Phương pháp phỏng vấn sâu: thông qua phỏng vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, doanh nghiệp nhằm giúp xác định rõ hơn các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM. Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả, phân tích các số liệu, dữ liệu cho thấy những biến động, tình hình và thực trạng phát triển công nghiệp ở TPHCM. 3.2.2. Phương pháp phân tích định lượng Tác giả sử dụng phương pháp “phân tích chuyển dịch tỉ trọng” (SSA – Shift Share Analysis) được sử dụng để phân tích, xác định sự thay đổi về NSLĐ trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở TPHCM. Xác định sự thay đổi về NSLĐ trong công nghiệp từ hiệu ứng chuyển dịch tĩnh, hiệu ứng chuyển dịch động, hiệu ứng nội sinh như thế nào và qua đó có thêm cơ sở đánh giá công nghiệp Thành phố đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển. 3.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập bởi Cục thống kê TPHCM, Tổng Cục thống kê và các cơ quan Nhà nước. Các số liệu như là GRDP và các chỉ số kinh tế tổng hợp, số liệu của ngành công nghiệp, số liệu về năng suất, lao động, việc làm, số liệu về các vấn đề xã hội, môi trường,... được thu thập, tổng hợp theo chuỗi thời gian từ năm 2010 đến năm 2022.
- 13 Bên cạnh số liệu thứ cấp, luận án còn sử dụng thông tin, dữ liệu thu thập thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo sở ngành, Ban quản lý các KCX-KCN, lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TPHCM 4.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Thành phố có diện tích tự nhiên 2.095km 2, có khí hậu ổn định, gồm hai mùa mưa và nắng, ít khi bị tác động bởi thiên tai, bão lụt; toàn bộ diện tích của thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đầu mối giao thông nối liền với các tỉnh miền Tây và miền Đông, trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có 12 km tiếp giáp biển và có cảng biển, cảng hàng không quốc tế. TPHCM có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, có những tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững. 4.1.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội TPHCM là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ. Kinh tế Thành phố đạt mức tăng trưởng bình quân 6,86%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (5,96%) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) (6,31%). Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, TPHCM có mật độ dân số khoảng 4.500 người/km 2, cao nhất Việt Nam. Trong 10 năm, 2011 – 2020, lực lượng lao động đang làm việc tăng khoảng 875.630 người. Tính đến năm 2023, lực lượng lao động tại TPHCM hơn 4,8 triệu người, bằng khoảng nửa dân số trên địa bàn. Sự phát triển kinh tế, thu hút lao động, là trung tâm thương mại, giáo dục và đào tạo của vùng KTTĐPN và cả nước, là yếu tố mang lại nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. 4.2. Thực trạng các tiêu chí phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM
- 14 4.2.1. Tiêu chí về kinh tế Tổng sản phẩm ngành công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành tính vào năm 2023 là 292.669 tỷ đồng, chiếm 18,05% GRDP của Thành phố, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động và thu hút hơn 31.000 DN đang hoạt động, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 20 tỷ USD (Cục Thống kê TP HCM, 2023a). Tăng trưởng của ngành công nghiệp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của Thành phố. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp thiếu ổn định, nhiều năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Năm 2010 ngành công nghiệp TPHCM chiếm 15,38% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp cả nước, đến năm 2022 chỉ còn chiếm 8,78%, giảm đến 6,68% phần trăm so với năm 2010. Các ngành công nghiệp thế mạnh của TPHCM là: (1) Sản xuất, chế biến thực phẩm; (2) Sản xuất đồ uống; (3) Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; (4) Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; (5) Sản xuất trang phục; (6) Sản xuất điện; (7) Sản xuất máy móc, thiết bị; (8) Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.” Hình 4.5. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp TPHCM trong công nghiệp của cả nước và Đông Nam Bộ Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê TPHCM Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay đổi, điều chỉnh theo hướng tích cực. Bốn ngành công nghiệp trọng yếu bao gồm cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin, hoá dược và cao su, chế biến thực phẩm đến năm 2023 chiếm khoảng 68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố. Tính trong vùng Đông Nam Bộ, các ngành công nghiệp của TPHCM như: điện, điện tử chiếm đến 61%; dệt may, giày da và chế biên thực phẩm cùng chiếm 37%; hoá chất và cơ khí chiếm lần lượt là 34% và 33%. Điều này cho thấy TPHCM có nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Tuy vậy, sự chuyển dịch cơ cấu nội ngành chế biến chế tạo hướng tới các ngành
- 15 có giá trị gia tăng cao trong thời gian qua chưa mạnh mẽ. Đa phần các doanh nghiệp công nghiệp tại Thành phố có quy mô nhỏ, hạn chế về trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh, chưa đáp ứng đủ yêu cầu để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Năng suất lao động xã hội ở TPHCM phân theo ngành kinh tế, trung bình chung các ngành kinh tế vào năm 2018 là 268,4 triệu đồng/người và đến năm 2022 đạt 328,2 triệu đồng/người. Điều đánh chú ý là ngành công nghiệp chế tạo chế biến có NSLĐ thấp nhất trong các ngành công nghiệp và thấp hơn mức trung bình chung của các ngành kinh tế, trong khi ngành này chiếm tỷ lệ lao động rất cao – hơn 90% lao động trong công nghiệp. Bảng 4.1. Năng suất lao động xã hội ở TP HCM phân theo ngành giai đoạn 2018 – 2022 (ĐVT: triệu đồng/lao động) Năm 2018 2019 2020 2021 2022 NSLĐXH trung bình 268,4 286,3 298,8 305,5 328,2 trong các ngành Khai khoáng 670,4 220,3 4.247,9 3.060,7 7.073,9 Công nghiệp chế biến 167 178,9 191,8 176,5 203,5 chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, 181,8 224,9 253,9 421 580,7 điều hòa không khí Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý 425,4 342,7 371,3 738 481,8 rác thải, nước thải Nguồn: Cục Thống kê TP HCM (2023b) Kết quả tính toán từ phương pháp chuyển dịch tỷ trọng cho nội bộ ngành công nghiệp ở TPHCM cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, không còn thu hút lao động giản đơn, trình độ thấp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động trong
- 16 ngành công nghiệp đã được tạo ra bởi việc ứng dụng khoa học – công nghệ và trình độ tay nghề cao của người lao động. Đây là bằng chứng cho thấy khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo đã bắt đầu phát triển theo chiều sâu và đóng vai trò là khu vực hiện đại với năng suất lao động ngày càng tăng và hấp thụ nhiều lao động có kỹ năng, tạo điều kiện để ngành công nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Các khu chế xuất, khu công nghiệp đã góp phần phát triển sản xuất công nghiệp, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TPHCM hoạt động theo mô hình công nghiệp cũ, cộng đồng doanh nghiệp hầu như không có những mắt xích liên kết với nhau về kinh tế. 4.2.2. Tiêu chí về xã hội Lao động làm việc trong ngành công nghiệp trên địa bàn TPHCM có xu hướng giảm. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp TPHCM có sự chuyển dịch cùng chiều với sự chuyển dịch của cơ cấu ngành công nghiệp, trong đó đặc biệt là 4 ngành công nghiệp trọng yếu luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong GRDP của Thành phố và thu hút nhiều lao động nhất, chiếm 20,3% tổng lao động và khoảng 55% lao động làm việc các ngành này đã qua đào tạo, cao hơn so với tỷ lệ lao động qua đào tạo trung bình của Thành phố là 35,6%. Hình 4.14. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GRDP và lao động đang làm việc ở TPHCM giai đoạn 2010 – 2022 Nguồn: Cục thống kê TPHCM Lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhưng thu nhập bình quân trong hơn một thập kỷ qua tăng ở mức thấp, chưa tạo ra thay đổi đáng kể về thu nhập. Vì vậy, thu nhập bình quân của lao động công nghiệp cần được cải thiện để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tạo ra động lực làm việc, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp.
- 17 Bảng 4.5. Thu nhập bình quân của lao động đang làm việc ở TPHCM phân theo ngành kinh tế (ĐVT: Nghìn đồng/tháng) Năm 2018 2019 2020 2021 2022 TNBQ của lao động đang làm việc ở TP HCM 7.858,7 8.743 8.486,3 7.501,7 9.187,6 Khai khoáng 23.830,4 8.322,4 14.438,2 16.264,5 11.855,4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7.429,1 7.918,7 7.959,2 6.861,6 8.560,7 SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 9.436,6 11.928,4 10.423,8 10.969,7 13.905,8 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 7.991,2 8.219,7 8.570,7 7.909,7 8.698,6 Nguồn: Cục Thống kê TP HCM (2023b) Việc đảm bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người lai động ngành công nghiệp gắn liền với việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy vậy, số lượng công trình phục vụ cho công nhân trong khu chế xuất, khu công nghiệp còn hạn chế, công nhân đa số sử dụng các dịch vụ tại đô thị bên ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp. 4.2.3. Tiêu chí về môi trường TP.HCM chưa hình thành khu công nghiệp sinh thái. Việc chuyển đổi các khu công nghiệp ở TP.HCM theo hướng khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều khó khăn. Các chỉ báo về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu sản xuất sạch của các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Thành phố cho thấy đạt mức chung là 69,2%, được coi là mức khá. Thành phố đã tích cực kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường như chuyển cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường ra các khu công nghiệp tập trung, kết hợp với việc cải tiến
- 18 thiết bị và công nghệ xử lý chất thải tập trung; cải tạo, chỉnh trang lại các khu dân cư hiện hữu. TPHCM đã áp dụng các tiến bộ công nghệ và tận dụng nguồn năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất công nghiệp, nhằm gia tăng hiệu suất, giảm tác động đối với môi trường. Tuy vậy, việc sử dụng nguyên liệu từ chất thải, tái chế và các mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp ở Thành phố đến nay còn rất hạn chế. TPHCM là địa phương có mật độ dân số rất cao và các khu công nghiệp nằm xen trong các khu dân cư đông đúc. 4.3. Phân tích các yếu tố nền tảng để phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn TPHCM 4.3.1. Yếu tố lực lượng sản xuất Về khoa học - công nghệ (KH-CN): tốc độ đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp TPHCM ở mức trung bình 18,85%/năm trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn so với mức 15%/năm của giai đoạn trước 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và trung bình tiên tiến ngày càng tăng. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo giai đoạn 2016-2020 đạt trên 41%, trong đó doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 56,7%. TPHCM cũng chú trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế để nâng cao năng lực KH-CN, đặc biệt hợp tác thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, đầu tư cho KH-CN vẫn còn hạn chế, nhỏ, lẻ. Thị trường KH-CN chưa phát triển, cơ chế và chính sách về KH-CN còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát triển, chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động KH-CN còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực áp dụng và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp còn thấp; thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao và phát triển công nghệ. Về nguồn nhân lực: lực lượng lao động tại TPHCM năm 2023 là hơn 4,8 triệu người. Trong đó, lao động nữ ước tính hơn 2,2 triệu người, chiếm 46,17%; lực lượng lao động ở thành thị là hơn 3,7 triệu lao động, chiếm 77,8%; khu vực nông thôn là hơn 1 triệu người, chiếm 22,3% (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TPHCM, 2023).
- 19 Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 87% trình độ bậc đại học, 7% trình độ bậc cao đẳng và 6% trình độ bộc trung cấp (UBND TPHCM, 2024). Thành phố có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, tỷ lệ qua đào tạo cao là yếu tố thuận lợi cho PTCN theo hướng bền vững, nhưng có thách thức lớn về ngành nghề, chất lượng, cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo trước những xu hướng phát triển mới của các ngành công nghiệp. Về thu hút vốn đầu tư: số dự án và tổng số vốn FDI vào TP HCM lũy kế đến 31/12/2022 đứng đầu cả nước, với 11.351 dự án, số vốn đăng ký hơn 56 tỷ USD chiếm 31,6% tổng vốn FDI vào Đông Nam Bộ và 12,8% cả nước. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Thành phố có những biến động lớn trong những năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư của ngành công nghiệp trong tổng vốn đầu tư mặc dù có gia tăng nhưng không nhiều. Bảng 4.12. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn TP HCM (phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2022, theo giá hiện hành) Vốn đầu tư thực hiện phân theo ngành công nghiệp 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng Tỷ đồng 96.750 102.257 103.584 82.750 89.072 % 22,9 22,9 25,4 27,4 26,7 Khai Tỷ đồng 423 447 408 302 334 khoáng % 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Công nghiệp chế Tỷ đồng 75.626 78.591 76.669 64.630 70.056 biến, chế tạo % 17,9 17,6 18,8 21,4 21 Sản xuất và phân phối Tỷ đồng 11.407 13.843 15.905 9.664 10.008 điện, khí % 2,7 3,1 3,9 3,2 3
- 20 đốt, điều hòa không Cung cấp nước; xử Tỷ đồng 9.295 9.377 10.603 8.154 8.673 lý, nước, rác thải % 2,2 2,1 2,6 2,7 2,6 Nguồn: Cục Thống kê TP HCM (2023b) Quỹ đất và cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp: Thành phố hiện có 19 khu chế xuất, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tổng diện tích 4.546,14 ha. Quỹ đất để đầu tư xây dựng và mở rộng các khu chế xuất, khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp. Các số liệu cho thấy tổng thể quỹ đất cho phát triển công nghiệp là rất hạn chế, diện tích nhỏ, các khu chế xuất, khu công nghiệp nằm xen lẫn trong đô thị nên thiếu đồng bộ về hạ tầng, gây ô nhiễm môi trường. 4.3.2. Yếu tố quan hệ sản xuất TPHCM là địa phương tiên phong trong quá trình hình thành và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống nhưng là khu vực kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển ngành công nghiệp thành phố với sự các công ty lớn và tập trung vào những ngành quan trọng, cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp như cơ khí, điện, nước. TPHCM ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao. Khu vực FDI đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và ngành công nghiệp của Thành phố. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút lao động, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển bền vững. Nhìn chung, QHSX trong ngành công nghiệp Thành phố phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô ngày càng tăng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư trực
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p |
405 |
51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
324 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
370 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
425 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
429 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
292 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
360 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
318 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
235 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
286 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
353 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
312 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
267 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
149 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
264 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
140 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
164 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
306 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)