intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum" góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển sản xuất cà phê; phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 - 2010; định hướng và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây cà phê phát triển. Cà phê cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. KonTum là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây cà phê. So với các tỉnh khác trong khu vực, hiện nay KonTum có diện tích trồng cà phê tương đối thấp.Tuy nhiên, nó cũng đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân đáng kể. Trong nhiều năm qua, sản xuất cà phê của KonTum đã có những bước phát triển, tổng diện tích và sản lượng cà phê tăng lên hằng năm, song kết quả sản xuất còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết: năng suất cà phê còn thấp, chất lượng chưa cao, giá cà phê có biến động liên tục …Vì vậy cần có các biện pháp phù hợp để ngành cà phê khắc phục được những khó khăn và tiếp tục phát huy vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum" làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển sản xuất cà phê.
  2. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 - 2010. - Định hướng và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vấn đề sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn tỉnh KonTum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ. Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh KonTum. Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2020. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng nghiên cứu. - Phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu tương quan kết hợp với các kỹ thuật so sánh, thống kê, dự báo. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn là tài liệu giúp nông dân trong các vùng trồng cà phê của tỉnh đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê so với các cây trồng khác để lựa chọn nhân rộng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh phát triển đạt hiệu quả cao, có cơ sở khoa học. Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp tỉnh KonTum xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cà phê những năm tiếp theo có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh KonTum, có ý nghĩa thiết
  3. 3 thực cho quá trình phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất và phát triển sản xuất cà phê. Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh KonTum. Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum Kết luận và kiến nghị.
  4. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ. 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển sản xuất 1.1.1. Phát triển sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển Phát triển là một quá trình vận động đi lên. Trong khái niệm này, phát triển phải là quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện. 1.1.1.2. Phát triển sản xuất: Phát triển sản xuất là sự phát triển tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài trong lĩnh vực sản xuất nhưng sự phát triển ấy phải trên cơ sở phải thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. 1.1.2. Nội dung của phát triển sản xuất cà phê 1.1.2.1. Khái niệm phát triển sản xuất cà phê Phát triển sản xuất cà phê cũng được lý giải như là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cà phê nhưng sự phát triển ấy phải trên cơ sở thay đổi theo hướng hoàn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. 1.1.2.2. Nội dung của phát triển sản xuất cà phê * Phát triển về diện tích cà phê * Phát triển về quy mô Với sản xuất cà phê, quy mô cho biết tình hình sản xuất cụ thể tại một địa phương là tập trung hay manh mún. * Phát triển về năng suất Phát triển về năng suất là tạo ra sản mức sản lượng ngày càng cao trên một đơn vị diện tích.
  5. 5 * Phát triển về chất lượng cà phê Chất lượng cà phê là tập hợp những đặc tính của cà phê thỏa mãn được nhu cầu đã nêu ra hoặc những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. 1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá của phát triển sản xuất cà phê * Chỉ tiêu diện tích cà phê Bao gồm sự gia tăng về tổng diện tích, diện tích cho sản phẩm, diện tích trồng mới. Diện tích cà phê được coi là phát triển khi có sự tăng lên về số lượng đơn vị qua các năm. * Chỉ tiêu về quy mô cà phê: Bao gồm sự tăng lên về quy mô giống cà phê và quy mô diện tích. * Chỉ tiêu về năng suất Thể hiện sự gia tăng về số đơn vị sản lượng trên một đơn vị diện tích. * Chỉ tiêu về sản lượng Là sự tăng trưởng về sản lượng cà phê qua các năm. Sản lượng tăng lên đồng nghĩa với sự tăng lên của diện tích và năng suất. * Chỉ tiêu về chất lượng cà phê Chất lượng cà phê là tổng hợp của các yếu tố: chủng loại thực vật, điều kiện địa hình, khí hậu - thời tiết, cách chăm sóc, thu hái, bảo quản... Trong đó, các khâu canh tác, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển là con người có thể tác động, can thiệp, thay đổi. * Giá trị tăng thêm (gia tăng) (VA): VA = GO – IC + Giá trị sản xuất (GO): GO = P*Q + Chi phí trung gian (IC) + Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian: TVA =VA/IC * Lợi nhuận (Pr): Pr = GO – TC + Tỷ suất GTSX theo chi phí trung gian: TGO = GO/IC 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê 1.1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
  6. 6 * Điều kiện đất đai * Điều kiện ngoại cảnh 1.1.3.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật * Các hình thức tổ chức sản xuất Nếu lựa chọn hình thức quản lý phù hợp với các điều kiện của nó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại. * Giống và cơ cấu giống cà phê Giống cà phê có chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh thì cà phê sẽ cho năng suất cao và ngược lại. * Kỹ thuật thâm canh Cùng với việc chọn giống phù hợp, áp dụng các phương pháp như tỉa cành, bón phân, tủ cỏ rác và tưới nước ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà phê. * Thu hoạch Thu hoạch sớm hay muộn và phương thức thu hái đều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê. * Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Việc nắm vững quy trình kỹ thuật, thực hiện các khâu công việc một cách trình tự và chặt chẽ sẽ đem lại hiệu quả cao. 1.1.3.3. Nhóm nhân tố về kinh tế * Vốn sản xuất Đối với hoạt động sản xuất cà phê, vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Vốn để đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất. * Thị trường và quy mô thị trường Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh cà phê. * Giá cả
  7. 7 Đối với người trồng cà phê nói chung thì sự quan tâm hàng đầu là giá cà phê trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng cà phê. * Lao động và chất lượng của lao động Chất lượng lao động là nền tảng để tạo ra sự gia tăng về sản lượng. * Hệ thống cơ sở hạ tầng: Đối với ngành cà phê, mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện sản xuất và tiêu dùng cho người dân trong vùng trồng cà phê. * Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước Một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành và ngược lại. 1.1.4. Ý nghĩa của phát triển sản xuất cà phê 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường 1.1.4.2. Đối với người sản xuất cà phê 1.1.4.3. Đối với người tiêu dùng 1.2. Phát triển sản xuất cà phê trên thế giới 1.2.1. Kết quả sản xuất cà phê một số nước trên thế giới 1.2.2.Kinh nghiệm phát triển sản xuất cà phê một số nước trên thế giới CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở TỈNH KONTUM 2.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh KonTum 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng: Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: Đồi núi, cao
  8. 8 nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Đất đai bao gồm nhiều loại trên nền đất mẹ granít, bazan. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nguồn nước chủ yếu lấy từ sông suối bao gồm 2 nhánh sông PôKô, ĐăkBla và các sông suối khác từ phía Bắc đổ về. 2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 969.046 hecta, có 7 nhóm đất chính với 26 đơn vị phân loại, trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 83,35% diện tích tự nhiên. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh KonTum 2.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động Tổng số người trong độ tuổi lao động có khoảng 228.363 người trong đó lao động Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm khoảng 80%.. 2.1.2.2. Về xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị, đất đai 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh KonTum - Về giá trị sản xuất ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt toàn tỉnh đến năm 2010 là 2.484.547 triệu đồng. - Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 14,86% với tốc độ tăng hằng năm là 26,4%. - Ngành dịch vụ trong nông nghiệp chiếm 4% trong giá trị sản xuất. 2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Tỉnh KonTum 2.1.4.1. Những thuận lợi: KonTum có điều kiện về đất đai, thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Có vị trí địa lý, hệ thống sông suối và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế. 2.1.4.2. Những khó khăn: KonTum có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trình độ dân trí thấp. Vì vậy làm hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế. 2.2. Phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh KonTum
  9. 9 2.2.1. Diện tích trồng cà phê: Hiện nay, tỉnh có 9 huyện, thành phố trồng cà phê với diện tích năm 2010 là 10.534ha Cà phê được trồng chủ yếu ở huyện Đăk Hà với diện tích chiếm đến 63% so với diện tích toàn tỉnh. Đứng thứ hai về diện tích là huyện ĐăkGlei, với diện tích là 813,4,4ha, chiếm 8% so với diện tích toàn tỉnh. Hai huyện KonPlong và huyện KonRẫy do mới phát triển diện tích trồng nên đến nay, mặc dù diện tích gieo trồng tăng nhanh qua các năm nhưng diện tích cho sản phẩm lại thấp nhất so với các địa bàn còn lại. 5% 1% 1% 1% 8% 5% 1% 7% 7% 7% 6% 7% 1% 3% 6% 6% 63% 65% TP KONTUM ĐĂK HÀ ĐĂK TÔ TP KONTUM ĐĂK HÀ ĐĂK TÔ TUMƠRÔNG SA THẦY NGỌC HỒI TUMƠRÔNG ĐĂKGLEI NGỌC HỒI KON RẪY KONPLONG ĐĂKGLEI SA THẦY KON RẪY KONPLONG Hình 2.2. Tỷ trọng diện tích cà phê Hình 2.3. Tỷ trọng diện tích cà phê các đơn vị tỉnh KonTum năm 2010 cho SP các đơn vị tỉnh năm 2010 Theo số liệu điều tra có khoảng 68,2% số hộ thu nhập chính từ cây cà phê cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của cây cà phê trên địa bàn tỉnh. Diện tích cà phê của tỉnh liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm. 2.2.2. Sản lượng cà phê Từ khi thực hiện đề án cà phê của tỉnh tập trung chỉ đạo công tác thâm canh cà phê, tăng cường các cán bộ khuyến nông, cùng với sự hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo kiến thức cho nông dân, xây dựng các mô hình thâm canh hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất. Do vậy năng suất và diện tích cà phê tăng lên dẫn đến sản lượng được tăng lên đáng kể.
  10. 10 25,000 21,764 19,761 19,048 20,000 16,548 15,000 14,326 10,000 5,000 0 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 2.4. Sản lượng cà phê nhân phân qua các năm 2.2.3. Năng suất cà phê Trừ huyện ĐăkHà, hầu hết các đơn vị còn lại trong tỉnh đều cho năng suất thấp so với các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên. Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp là do đồng bào ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật canh tác lạc hậu, quá trình thu hái cũng không đảm bảo quy trình nên sản lượng thất thoát rất nhiều; quy mô sản xuất các hộ còn nhỏ lẻ manh mún bình quân; tâm lý người trồng cà phê vẫn giữ cách trồng bằng hạt, vì nếu chuyển sang cách trồng cà phê mới bằng cành thì chi phí đầu tư cao hơn với cách trồng cũ. 160 140 120 100 80 60 40 20 0 2006 2007 2008 2009 2010 Biến động về sản lượng Biến động về diện tích Biến động về năng suất Hình 2.5: Biến động về năng suất, sản lượng, diện tích
  11. 11 2.2.4. Quy mô sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh KonTum Quy mô sản xuất thể hiện ở quy mô về diện tích, về giống cà phê. Qua điều tra xã hội học 200 hộ gia đình ở tỉnh KonTum, quy mô diện tích cà phê thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.8. Quy mô diện tích cà phê thu hoạch của các hộ gia đình Năng suất STT Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) (tạ/ha) 1 0,5-1 21,7 39 19,5 2 >1-2 20,5 63 31,5 3 >2-3 18,3 54 27 4 >3-4 17,6 21 7,5 5 >4-5 18,3 16 8 6 >5-15 16,4 7 6,5 TỔNG 200 100 Qua điều traNguồn: cho thấy, cùng Điều củagiống tramột cà phê, tác giả, 2010kinh doanh trên một loại đất nhất định với trình độ người dân như nhau, nhưng những hộ sản xuất cà phê quy mô nhỏ thu được lợi nhuận thấp hơn những hộ có quy mô lớn. Những hộ trồng cà phê từ 1-3 ha, lợi nhuận thấp hơn so với những hộ có quy mô diện tích từ 3ha trở lên. Đạt mức lợi nhuận cao nhất là quy mô diện tích từ 5-15ha. Về quy mô giống cà phê, trên địa bàn tỉnh KonTum hiện có những giống cà phê sau: Cà phê chè, cà phê mít và cà phê vối. 2.2.5. Chất lượng cà phê Cà phê trồng mới có đến 60% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém. Diện tích cà phê phục hồi thường là đã đến kỳ kinh
  12. 12 doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá. Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt cần thanh lý 2.2.6. Kết quả sản xuất cà phê Đối với hoạt động kinh doanh cây cà phê, chi phí được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cà phê là 05 năm nhưng do mức đầu tư hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: chất đất, khí hậu… Do vậy, các hộ gia đình đều tiến hành thu bói vào năm thứ 4.  Thời kỳ KTCB: Chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao động, chi phí tưới nước...). Từ năm thứ 3 chi phí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động.  Thời kỳ kinh doanh Tổng đầu tư cho thời kỳ kinh doanh là 20.250.000 đồng trên 1 ha. Trong đó, công lao động chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, khoảng 16,3%. Hiệu quả sản xuất của giai đoạn phụ thuộc rất lớn vào phân bón. Chính vì vậy, nông dân đã bỏ ra một lượng chi phí lớn cho phân bón trong giai đoạn kinh doanh, chiếm tỷ trọng 65,7%. Phần còn lại là đầu tư cho việc tưới tiêu và thuốc bảo vệ thực vật. Bảng 2.11. Mức đầu tư chi phí 1ha cà phê thời kỳ kinh doanh Thành Tỷ Đơn Khối Đơn giá TT Danh mục tiền trọng vị lượng (1000đ) (1000đ) (% ) I Vật tư 1 NPK Tạ 8 1000 8000 39,5 2 Đạm Tạ 2 800 1600 7,9 3 Lân Tạ 2 300 600 3,0
  13. 13 4 KaLi Tạ 2,5 1000 2500 12,3 5 Đạm SunPhat Tạ 1,5 400 600 3,0 6 Thuốc sâu Kg 1 500 500 2,5 7 NL tưới nước Lít 150 21 3150 15,6 Tổng chi cho vật tư 16.950 83,7 II Công lao động 1 Bón phân Công 2 100 200 1,0 2 Làm sạch cỏ Công 10 100 1000 4,9 3 Phun thuốc sâu Công 2 100 200 1,0 4 Tủ gốc Công 2 100 200 1,0 5 Đốn tỉa cành Công 2 100 200 1,0 6 Tưới nước Công 4 100 400 2,0 7 Thu hoạch Công 10 100 1000 4,9 8 Vận chuyển Công 1 100 100 0,5 Tổng chi cho công lao động 3.300 16,3 Tổng đầu tư TKKD 20.250 100 Nguồn: Điều tra của tác giả, 2011  Hiệu quả kinh tế 1 ha cà phê: Tính tại thời điểm nghiên cứu, 1kg cà phê nhân có giá bán là 22.000đ. Giá trị sản xuất bình quân 1ha cà phê thu được trong thời kỳ kinh doanh là 42.900.000đ. Giá trị gia tăng là 25.950.000đ và lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi chi phí là 19.300.000đ. Bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về được 1,53 đồng giá trị gia tăng và một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,82 đồng lợi nhuận.
  14. 14 Bảng 2.12. Hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ năm 2010 (tính bình quân 1ha) Thành Ghi TT Chỉ tiêu ĐVT tiền chú 1 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 42.900 2 Chi phí trung gian (IC) nt 16.950 3 Công lao động đi thuê nt 3.300 4 Khấu hao nt 3.350 5 Tổng chi phí nt 23.600 6 Giá trị gia tăng (VA) nt 25.950 7 Lợi nhuận nt 19.300 8 Một số chỉ tiêu hiệu quả lần - VA/IC nt 1,53 - Pr/TC nt 0,82 Nguồn: Điều tra của tác giả, 2010 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê các nông hộ 2.3.1. Nhân tố về kỹ thuật * Giống và cơ cấu giống cà phê: Do đặc điểm điều kiện tự nhiên ở tỉnh Kon Tum có thể phát triển các giống cà phê khác nhau. Cà phê chè đã được phát triển mạnh ở các xã vùng cao của tỉnh như TuMoRong, KonPlong, ĐakGlei là hướng phát triển phù hợp với chủ trương phát triển cà phê của Trung ương và Tỉnh. Cùng với mở rộng diện tích cà phê chè, cà phê mít cũng được phát triển tại huyện ĐăkTô. * Kỹ thuật canh tác áp dụng - Về phương pháp bón phân
  15. 15 Việc bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý: Phân NPK: 2-3,5 tấn/ha/năm và phân hữu cơ: 2- 3,5 tấn/ha/năm. Bảng 2.14. Phương pháp bón phân cho cà phê của các hộ gia đình Phương pháp STT Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) bón phân 1 Không hợp lý 159 70,5 2 Hợp lý 41 20,5 TỔNG 200 100 Nguồn: Điều tra của tác giả, 2010 Kết quả khảo sát đã cho thấy đa số hộ dân bón không đủ liều lượng, nhất là phân NPK, đây là loại phân có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cà phê. - Về phương pháp tưới nước Bảng 2.15. Phương pháp tưới nước cho cà phê của các hộ gia đình Phương pháp STT Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) tưới nước 1 Không hợp lý 174 87 2 Hợp lý 26 13 TỔNG 200 100 Nguồn: Điều tra của tác giả, 2010 Việc tưới nước cho cây cà phê kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý: Một năm tưới 03 lần, mỗi lần tưới 350 -550m3/ha. Qua điều tra, đa số các hộ gia đình tưới không đủ lượng nước cho mỗi lần và một năm tưới không đủ ba lần, điều này cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái và sản lượng cà phê thu hoạch. * Về kỹ thuật thu hái
  16. 16 Khi thu hoạch, các hộ nông dân ở KonTum thường hái một lượt cả quả cà phê xanh lẫn quả chín để tránh tình trạng mất cắp và giảm chi phí trong thu hoạch. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê, màu hạt cà phê bị thâm, không đồng đều. * Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Từ năm 2006-2010, tỉnh đã tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân được 138 lớp cho hơn 1.800 lượt người. Kết quả đã nâng cao nhận thức của người làm cà phê trong việc nhân giống, trồng, chăm sóc, BVTV, thu hái và chế biến. Do vậy diện tích, năng suất, sản lượng cà phê không ngừng được nâng lên. 2.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội * Giá cà phê Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường thế giới. Giá cà phê trên thị trường tăng giảm liên tục ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê của các hộ nông dân. * Thị trường Trong những năm qua, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tỉnh KonTum đã gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê vì sản phẩm này của tỉnh chưa có thương hiệu. Rút kinh nghiệm từ tỉnh Đăk Lăk trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, hiện nay người trồng cà phê ở huyện ĐăkHà đang xúc tiến xây dựng nhãn hiệu tập thể cho mặt hàng cà phê của mình, cà phê ĐăKHà. * Về tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ dưới hai hình thức là bao tiêu sản phẩm của các Công ty Quốc doanh và thu mua của các tư thương. Do chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cà phê tại địa phương; sản phẩm cà phê đặc sản truyền thống nhưng chưa có thương hiệu; chưa có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cà phê nên việc tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. * Trình độ người lao động
  17. 17 Trình độ người lao động có mối quan hệ rất chặt chẽ với kết quả sản xuất thu được. Hộ thực hiện chưa tốt các biện pháp kỹ thuật, nhất là khâu xử tưới nước, bón phân và thu hái thì năng suất chỉ dừng lại ở mức 5-10 tấn/ha, đa số các hộ điều tra nằm trong mức trung bình đạt hơn 15 tấn/ha. Những hộ có trình độ học vấn và đã được đào tạo qua các lớp tập huấn thì năng suất cao hơn, trung bình khoảng 16 – 20 tấn/ha. * Chính sách trong sản xuất cà phê 2.3.3. Các nhân tố khác 2.4. Đánh giá phát triển sản xuất cà phê về kinh tế, xã hội và môi trường 2.4.1. Về mặt kinh tế So với tiềm năng, ngành sản xuất cà phê vẫn chưa có sự phát triển đột phá, do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; trình độ, phương thức sản xuất còn lạc hậu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn rất chậm và không ổn định. Việc đầu tư phát triển cà phê đã góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng cho các hộ dân trồng cà phê. Chuyển dịch và đưa giống mới vào sản xuất làm tăng giá trị thu nhập đơn vị diện tích đạt doanh thu từ 30-40 triệu đồng/ha/năm làm tăng GDP của tỉnh. 2.4.2. Về mặt xã hội Phát triển sản xuất cà phê góp phần phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao nhận thức của người trồng cà phê; Phát triển sản xuất cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; Góp phần xóa đói giảm nghèo, Tạo ra bình đẳng giới, phát triển cộng đồng dân cư. Trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên.
  18. 18 2.4.3. Về môi trường Phát triển sản xuất cà phê góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn và rửa trôi đất. Hoạt động sản xuất ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Các nông hộ không am hiểu về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tuỳ tiện gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Sự suy giảm môi trường và hệ sinh thái làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển không bền vững ngành cà phê và giảm khả năng đầu tư. 2.5. Những mặt hạn chế và nguyên nhân trong phát triển sản xuất cà phê 2.5.1. Hạn chế - Việc phát triển cà phê về diện tích mang tính ồ ạt, tự phát, manh mún, nhỏ lẻ đặc biệt là một số diện tích cà phê nông hộ trồng ở vùng không phù hợp về điều kiện đất đai, thiếu nước tưới trong mùa khô. - Giá cà phê thị trường biến động ảnh hưởng đến sự ổn định và đầu tư sản xuất phát triển cây cà phê, đặc biệt là cà phê của nông hộ. - Chưa thực hiện đúng các biện pháp tưới nước, bón phân, trồng cây che bóng; sử dụng thuốc BVTV chưa được chú trọng; còn thu hái quả xanh làm giảm chất lượng cà phê, ảnh hưởng đến môi trường. - Chỉ tập trung vào mở rộng diện tích trồng mới, xem nhẹ công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt khâu công nghệ sau thu hoạch. - Quy hoạch vùng cà phê chưa cụ thể, rõ ràng. Công nghệ sản xuất (canh tác, chế biến, ...) còn lạc hậu manh mún. - Chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là sản phẩm cà phê an toàn. Chưa tạo được khối lượng sản phẩm lớn để thúc đẩy hình thành thương hiệu cà phê KonTum. - Chính sách của tỉnh KonTum trong việc hỗ trợ sản xuất cà phê chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất.
  19. 19 - Còn thiếu vốn đầu tư, vì vậy ảnh hưởng đến chăm sóc, thu hoạch và đầu tư trang thiết bị. - Thị trường cà phê trong nước còn lớn, thị trường nước ngoài đang mở rộng nhưng chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. 2.5.2. Nguyên nhân của các hạn chế * Thời tiết khí hậu Sản xuất cà phê của các nông hộ theo phương pháp truyền thống phụ thuộc rất lớn vào nước mưa trong thời gian cây cà phê đang ra hoa. * Trình độ học vấn của chủ hộ Các hộ nông dân sản xuất cà phê chủ yếu là những hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống vốn được ông cha đã truyền lại cho. Còn về các kỹ thuật thâm canh canh tác thì các hộ nông dân cứ sản xuất theo tự nhiên là chính. * Kỹ thuật chăm sóc vườn cây Các hộ nông dân chủ yếu sản xuất theo truyền thống, việc tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành cây, phòng bệnh hại cây chưa thực hiện đúng kỹ thuật, từ đó làm cho năng suất và chất lượng cà phê thấp. * Giống cây Về giống cà phê của các hộ, chủ yếu là tự sản xuất nhưng do sự thiếu hiểu biết về sản xuất giống dẫn tới có những giống không đảm bảo vẫn được đem ra trồng, làm cho giống bị thoái hóa, đó là những nguyên nhân làm cho cây trồng sinh trưởng kém và cho năng suất thấp. * Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất Nguồn vốn đầu tư ít, điều đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư của hộ ít đi thậm chí đại đa số hộ còn phải đi vay với lãi suất cao để tiêu dùng gia đình và đầu tư vào sản xuất. * Thiếu hiểu biết về thông tin giá cả * Đường sá giao thông, cơ sở hạ tầng
  20. 20 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở TỈNH KONTUM 3.1. Những quan điểm về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh KonTum 3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất cà phê của tỉnh KoTum đến năm 2015 3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất cà phê 3.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất cà phê 3.2.2.1. Mục tiêu chung 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể 3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh KonTum 3.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất cà phê Cần chuyển diện tích cà phê chưa phù hợp, tưới tiêu khó khăn sang trồng cây trồng khác hiệu quả hơn, sử dụng đất đai ở địa bàn các xã phía Bắc vùng Đông Trường Sơn có điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển cây cà phê chè theo đúng định hướng và mục tiêu. 3.3.2. Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng Về cơ cấu giống: Cải tiến thay thế dần diện tích cà phê kém hiệu quả, năng suất thấp bằng một số dòng vô tính cà phê TR4, TR5, TR6, TR7, TR8 có năng suất chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, trồng cà phê vối và ưu tiên phát triển cà phê chè để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; 3.3.3. Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ - Về nâng cao nhận thức: Cần tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đảm bảo đúng qui trình, đúng tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2