Đề tài: Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL
lượt xem 45
download
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi không ngừng trong từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song song với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL
- Chuyên đ ề thực tập Luận văn Đề tài: Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập MỤC LỤC Lời mở đầu.................................................................................................... 1 C hương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ t kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính. ................................ .. 5 1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đối tượng của kiểm toán tài chính. 5 1.1 Những đặc điểm chung của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ............ 5 1.2. Một số quy định của nhà nước đối với Báo cáo tài chính ......................... 7 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với vấn đề kiểm toán. ... 9 2.1.Mục tiêu kiểm toán .................................................................................... 9 2.2. Xác nhận của nhà quản lý ....................................................................... 11 2.3. Quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..... 17 2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................. 18 2.3.2. Chương trình kiểm toán ............................................................ 29 2.3.2.2. Kiểm toán chi phí .................................................................. 33 2.3.2.3. Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước ................................................................................................ 39 2.3.3. K ết thúc kiểm toán.................................................................... 41 2.3.3.1 Tổng hợp sau khi tiến hành kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . ............................ 41 2.3.3..2 Hoàn thành kiểm toán........................................................ 42 C hương 2 : Thực trạ ng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long. ......... 43 1. Đặc điểm chung về Công ty cổ p hần kiểm toán và tư vấn Thăng Long (TTL) ................................................................ ........................................ 43 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................... 43 1.2 Cơ câu và tổ chức của công ty ................................................................. 44 1.3. Hệ thống kế toán của công ty.................................................................. 47 1.3.1. Đ ặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp................. 47 1.3.2. Đ ặc điểm của tổ chức công tác kế toán ..................................... 50 1.4 Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính...................................................... 54 2. Thực hiện Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm toán Thăng Long (TTL) đối với công ty ABC .................................. 56 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .......................................................................... 56 SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập 2.2. Thực hiện kiểm toán ............................................................................... 56 2.2.1. Kiểm toán doanh thu................................................................. 58 2.2.2 Kiểm toán chi phí hoạt đ ộng ...................................................... 60 2.2.3. Kiểm toán nghiệp thanh toán với nhà nước. .............................. 67 2.2.4 Tổng hợp sau khi tiến hành kiểm toán các kho ản trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. ................................ .................... 70 2.3. Hoàn thành kiểm toán. ............................................................................ 71 C hương 3: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thành quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạ t động sản xuất kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung tạ i công ty TTL. ......................................................... 73 1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế tại công ty TTl. ........................... 73 2 Mộ t số kiếm nghị và đề xuất .................................................................. 74 2.1 Những khó khăn chung và hướng giải quyết ........................................... 74 2.2 Một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện công tác kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TTL. ................................... 74 Kết luận....................................................................................................... 76 Lời mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa họ c và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự b iến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi không ngừng trong từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song song với sự thay đ ổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hộ i nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. N ền kinh tế m ở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt độ ng kiểm toán đ ã xuất hiện ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh m ới. Sự ra đời của các SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọ ng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến các số liệu tài chính ở V iệt Nam. Kiểm toán đã trở thành mộ t hoạt độ ng chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. TTL là một trong những tổ chức của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán kiểm toán và tư vấn tài chính. Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế là cơ sở đ ể công ty phục vụ với chất lượng tố t nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngành nào mà khách hàng yêu cầu. V ới đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp được đào tạo có quy mô, TTL đã cung cấp dịch vụ cho lực lượng khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Tuy mới phát triển và hình thành song, TTL đã nhanh chóng khẳng đ ịnh vị trí của mình trên thị trường trong hoạt động kiểm toán đầy mới mẻ. TTL đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường. K iểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mộ t trong những nội dung đặc chưng của cuộc kiểm toán, V ới mục tiêu tìm hiểu lý luận và thực tế về giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính, giai đoạn chiếm nhiều công sức và chi phí nhất trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính và quyết định nhất đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Theo đó đối chiếu so sánh giữa những qui định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với những qui định trong chuẩn m ực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi, được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Tiến Sĩ Chu Thành, em đ ã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Thực trạng kiểm toán báo cáo k ết quả hoạ t dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL” SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập Nội dung của chuyên đề bao gồm ba phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ t kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính P hần II: Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả ho ạt động sản xuấ t kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long. Phần III: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thành quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung tại công ty TTL. Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đối tượng của kiểm toán tài chính. 1 .1 Những đặ c điểm chung của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đố i với ngân sách Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan. Ta có thể thấy Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt đ ộng của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua. Thông tin của báo cáo kết quả ho ạt độ ng sản xuất kinh doanh là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập quản lý, điều hành ho ạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành các phần: Phần I: Lãi - lỗ: Phản ánh tình hình hoạt độ ng kinh doanh và các hoạt độ ng khác của doanh nghiệp cùng với chi phí phát sinh nhằm xác định kết quả hoạt động trong chu kỳ kế toán. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh các khoản thuế phải nộp, cung như các khoản phí, lệ p hí phải nộp cho nhà nước. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được sắp sếp dưới dạng trật tự lôgíc khoa học nhưng khi dựa vào tính chất của các chỉ tiêu ta có thể chia chúng ra làm 4 nhóm: a. Nhóm 1: Bao gồm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp như: Tổng doanh thu, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần, thu nhập ho ạt động tài chính, thu nhập bất thường. b . Nhóm 2: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…, chi phí bất thường. c. Nhóm 3: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Lợi tức hoạt động kinh doanh, lợi tức ho ạt độ ng bất thường, tổng lợi tức trước thuế, thu nhập trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thu nhập sau thuế. d . Nhóm 4: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và đố i với các tổ chức kinh tế, xã hộ i khác như các khoản thuế, các khoản b ảo hiểm xã hộ i, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường phải công bố bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ cùng thuyết minh báo cáo tài chính. Thông thường đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân; do đó báo cáo tài chính là đối tượng SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán. Đối với đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính này có nhiều người quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau, đồng thời có nhiều chủ thể đa d ạng do đó kiểm toán tài chính cần có hệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán; đây là đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán, dùng để đ iều tiết hành vi của kiểm toán viên theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán chưa thể là thước đo đúng sai của báo cáo tài chính, vì vậy cơ sở p háp lí để tiến hành các cuộc kiểm toán tài chính lại là các chuẩn mực kế toán. Kiểm toán viên phải xác minh toàn bộ báo cáo tài chính đ ã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán được chấp nhận đ ể kết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháp lí của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Kết luận về việc xác minh báo cáo tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán, đồng thời với kết luận về độ tin cậy của thông tin, chủ thể kiểm toán còn đưa ra những phán quyết ho ặc tư vấn thông qua thư quản lí. 1 .2. Một số quy đ ịnh của nhà nước đối với Báo cáo tài chính Theo quyết định của bộ trưởng bộ tài chính số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Quy định: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính trong đó Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh.... có thể q uy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ kế toán được áp d ụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, thì có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính. * Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức của mộ t doanh nghiệp khác), có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định tại chế độ kế toán. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. * Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗ i quý (cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính quý đó và vào cuối niên độ kế toán để p hản ánh tình hình tài chính niên độ kế toán đó. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hằng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt độ ng, kinh doanh. * Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất là sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ sau ngày kết thục niên độ kế toán. * N ơi nhận báo cáo tài chính: Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định như sau: Nơi nhận báo cáo Tài Các loại doanh nghiệp Thốn Bộ KH T chính huế và ĐT g kê (2) (1) 1. Doanh nghiệp Nhà nước x x x 2. Doanh nghiệp có vốn đầu x x x tư nước ngoài SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập 3. Các loại doanh nghiệp x x khác (1) Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh, thành phố. (2) Cục thố ng kê tỉnh, thành phố. Trong trường hợp có các văn bản pháp lý quy đ ịnh về lập và nộp báo cáo tài chính khác với quy định trong hệ thống này, doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định tại văn bản có tính pháp lý cao hơn. 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với vấn đề kiểm toán. 2 .1.Mục tiêu kiểm toán Theo Chuẩn mực Kiểm toán Viêt Nam số 200: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của cuộ c kiểm toán bình thường các báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt đ ộng và sự lưu chuyển của dòng tiền theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận. Mục tiêu kiểm toán chung của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh là nhận xét trung thực của các báo cáo tài chính được kiểm toán. Các mục tiêu kiểm toán chung được chia làm hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác. m ục tiêu về tính hợp lý chung giúp kiểm toán viên đánh giá các số d ư tài khoản có hợp lý hay không xét theo tất cả các thông tin mà kiểm toán viên có về công việc kinh doanh của khách hàng. N ếu kiểm toán viên thấy mục tiêu về tính hợp lý chung chưa tho ả mãn thì tất yếu phải xem xét đến các mục tiêu khác. Với các bước triển khai những mục tiêu kiểm toán: Báo cáo tài chính SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập Các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính Xác nh ận củ a ban qu ản trị về các bộ phận cấu thành Các mục tiêu kiểm toán chung đối với các bộ ph ận cấu thành Các mụ c tiêu kiểm toán đặc thù đố i với các bộ phận cấu thành Mục tiêu kiểm toán đặc thù được đ ặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý và các bộ p hận cấu thành trên Báo cáo kết quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh, nó bao gồm các mục tiêu sau: Mụ c tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên khoản m ục có thể x em mục tiêu này hướng vào tính đúng đắn về nội dung kinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ các bộ phận hình thành khoản mục đó. Như vậy mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ xung vào sự cam kết sự tồn tại hay sảy ra của nhà quản lý. Mụ c tiêu trọ n vẹn: hướng xác minh vào sự đày đủ về thành phần ( nội dung ) cấu thành số tiền ghi trên khoản mục. Mục tiêu này cũng là phần bổ xung cho xác nhận về tính chọn vẹn của nhà quản lý. Mụ c tiêu quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền sở hữu, quyền định đoạn lâu dài với tài sàn và có nghĩa vụ phải thanh toán với các khoản công nợ được trình bày trên Báo cáo tài chính. Do vây kiểm toán viên cần phải kiểm tra chủ quyền với các khoản nợ phải trả cũng như phải xem đó có thực sự là nghĩa vụ của công ty hay không. SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập Mụ c tiêu định giá: Sự định giá đúng từng số dư tạo thành tổ ng số dư tài khoản, kể cả tính chính sác về m ặt tính toán, sự nhận thức về các mức giảm của giá trị rong có thể thực hiện được. Kiểm toán viên phải xác xác đ ịnh qua trình tính toán, tổng cộng luỹ kế các số liệu trên Báo cáo tài chính xem có chính xác hay không. Việc phân lo ại: Là hướng xem xét lại việc xác đ ịnh các bộ phận. nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc việc sắp xếp các tài khoản trong Báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể có hiệu lực. Mụ c tiêu trình bày: H ướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng tài khoản) vào các Báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn tất cả tài khoản thuộ c Bảng cân đố i tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Mỗi một mục tiêu kiểm toán chung có ít nhất một mục tiêu kiểm toán đặc thù. Vì các mục tiêu kiểm toán được xác định trên cơ sở các mục tiêu chung và trên cơ sở đặc điểm các khoản mục ho ặc các phần hành cùng cách phản ánh và theo dõi chúng trong hệ thống kế kế toán và kiểm soát nội bộ. 2 .2. Xác nhận của nhà quản lý X ác nhận là những kiến nghị được Ban quản trị diễn đạt hoặc hàm ý về các yếu tố cấu thành bản báo cáo tài chính. Những xác nhận của Ban quản trị trực tiếp liên quan với các nguyên tắc kế toán đã thừa nhận. Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (ho ặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Mặt khác theo chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 508 N ghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập và thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 105/2000NĐ-CP. Trách nhiệm về xự tin cậy và hợp lý của các b ảng khai tài chính được phân định rõ ràng giữa kiểm toán viên và Ban giám đốc khách hàng. SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập Theo đó ta có thể p hân lo ại xác nhận của nhà quản lý theo 2 tiêu thức: * Cam kết của ban giám đốc: Cam kết của ban giám đốc: là những cam kết về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình bày đúng đắn các Báo cáo tài chính .Ban giám đố c chịu trách nhiệm về việc lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt độ ng, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm, tuân thủ theo các nguyên tắc: - Lựa chọn các sổ sách kế toán đã đ ược áp dụng chính sách nhất quán. - Đ ưa ra các đánh giá và d ự đoán hợp lý và thận trọng - N êu rõ các chuẩn m ực kế toán đã được áp dụng có được tuân thủ hay không, những áp dụng sai lệch trọng yếu đến m ức cần phải công bố và giải thích trong Báo cáo tài chính hay không. - Lập và trình bày các Báo cáo tài chính - Lập các Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đ ảm bảo rằng các sổ sách kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và bảo đảm rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước. Đ ồng thời có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp này thích hợp để ngăn chặn, pháp hiện các hành vi gian lận và sai sót. Không có sự kiện trọng yếu nào xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính đòi hỏi phải được điều chỉnh hay công bố trên Báo cáo tài chính. Các giải trình b ằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn b ản được thể hiện dưới các hình thức: - Bản giải trình của Giám đốc; SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập - Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng; - Biên bản họp Hội đồng quản trị ho ặc báo cáo tài chính đã được Giám đố c ký duyệt. Phục lục1 V Í D Ụ V Ề B Ả N GI Ả I TR ÌN H C Ủ A GIÁ M Đ Ố C Công ty ABC (Địa chỉ, điện tho ại, Fax, Ngày ..... tháng ...... năm ...... ...) K ính gửi: Ông/Bà ................................................................. K iểm toán viên Công ty Kiểm toán .................... Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của Ô ng (Bà) cho Báo cáo tài chính của công ty ABC, năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X. Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận tại công văn số ..... ngày .... tháng .... năm .... của....). Trong phạm vi trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xác nhận các giải trình sau đây : Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính đã được lập, trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các qui định có liên quan. Chúng tôi đã chuyển cho Ông (Bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, các tài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đ ại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, (gồm Biên b ản họp ngày ... tháng ... năm... và ngày... tháng ... năm...); SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập * Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bên có liên quan; * Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọ ng của các hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đ ến báo cáo tài chính. Không có b ất kỳ hành vi không tuân thủ nào liên quan đ ến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính; * Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo tài chính : a) Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan; b ) Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán; c) Thoả thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượng trước đây; d ) Các tài sản được đem đi thế chấp. * Chúng tôi không có bất kỳ mộ t kế ho ạch hay dự tính nào có thể làm sai lệch đáng kể số liệu kế toán hoặc cách phân loại tài sản và khoản nợ đ ã được phản ánh trong báo cáo tài chính; * Chúng tôi không có b ất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuất mộ t loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế ho ạch hay dự tính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng ho ặc lạc hậu; và không có bất kỳ một kho ản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn giá trị thực hiện thuần; * Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính; * Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công ty với bên thứ ba đã được công ty hạch toán ho ặc giải trình trong phần thuyết minh X.; SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập * Hiện tại Công ty không có b ất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đ ến báo cáo tài chính hoặc phải giải trình trong phần thuyết minh; * Vụ tranh chấp với công ty XYZ đã được giải quyết với khoản tiền là XXX VNĐ, và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính. Không có khiếu nại trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào đang bị khởi tố hoặc hiện nay có thể dự đoán được; * Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tài chính tất cả các kế hoạch về việc mua lại các cổ phiếu của chính công ty, các nguồn vốn được dự trữ cho kế hoạch này, các khoản đảm bảo cũng như việc chuyển đổ i và các yêu cầu có liên quan khác. Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) (Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu) * Cam k ết giải trình về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toán viên Tuỳ theo luật định và thực tiễn phát sinh cũng như nhu cầu giải quyết vế mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, loại cam kết này có thể bao gồm các vấn đề độc lập, khách quan của giám đốc, của ban kiểm toán nộ i bộ và kiểm toán viên bên ngoài. + Đố i với Kiểm toán viên hành ngh ề không được thực hiện cuộc kiểm toán theo nguyên tắc sau: - Đ ang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán nộ i bộ hoặc cung cấp dịch vụ định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho đơn vị được kiểm toán hoặc đã thực hiện các công việc trên trong năm trước; - Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị đ ược kiểm toán như góp vốn, mua cổ phần; - Có bố, m ẹ, vợ, chồ ng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán; SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập - Đ ơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đ ạo đức nghề nghiệp ho ặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán ho ặc trái với quy định của pháp luật. + Mối quan hệ giữa xác nhận của nhà quản lý với kiểm toán viên Trường hợp không có đầy đủ b ằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đ ến báo cáo tài chính. Để hạn chế sự hiểu lầm giữa kiểm toán viên và Giám đốc đơn vị, các giải trình bằng lời phải được Giám đốc xác nhận lại b ằng văn bản. Phụ lục số 01 đưa ra ví dụ về những vấn đề được thể hiện trong bản giải trình của Giám đố c hoặc trong văn bản của kiểm toán viên yêu cầu Giám đố c xác nhận. Các vấn đề yêu cầu Giám đố c giải trình bằng văn bản được giới hạn trong những vấn đề riêng lẻ, hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đố i với những vấn đề xét thấy cần thiết, kiểm toán viên phải thông báo với Giám đố c biết rõ ý kiến của mình về tính trọ ng yếu của vấn đề cần phải giải trình. Trong quá trình kiểm toán, Giám đố c (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán gửi các b ản giải trình tới kiểm toán viên và công ty kiểm toán một cách tự nguyện hoặc do yêu cầu cụ thể của kiểm toán viên. Khi những giải trình này có liên quan đến những vấn đề có ảnh hưởng trọ ng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải làm các công việc sau: - Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của Giám đố c; - Đ ánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình của Giám đốc với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được; - X ác định mức độ hiểu biết các vấn đ ề đã được giải trình của người lập giải trình. SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập G iải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được. (Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về khoản phải trả không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về kho ản phải trả đó như hoá đơn của người bán ). Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đ ề ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng đó sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được Giám đốc giải trình. Trong một số trường hợp, giải trình của Giám đốc là bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được (Ví dụ: Kiểm toán viên không phải thu thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của Giám đố c thực hiện mộ t kho ản đầu tư dài hạn nào đó...). K iểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của Giám đố c mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minh lại mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Giám đốc. 2 .3. Quy trình kiểm toán báo cáo kết quả ho ạt động sản xuất kinh doanh Chuẩn mực kiểm toán đã thừa nhận đòi hỏi quá trình lập kế hoạch đầy đủ: Công việc phải được lập kế ho ạch đ ầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sát đúng đắn. V iệc lập kế hoạch đ ể đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu lực của từng cuộ c kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ có giá trị làm căn cứ cho kế luận kiểm toán đối với báo cáo tài chính. Hạ thấp chi phí của cuộ c kiểm toán tạo cho công ty sức cạnh tranh và do đó dữ được khách hàng nếu công ty đã có danh tiếng vì thực hiện công việc có chất lượng. Cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo ba giai đoạn sau Giai đoạn 1 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán thực hiện kế hoạch kiểm Giai đoạn 2 toán SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập 2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch, thu thập thông tin cơ bản về khách hàng, thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, đánh giá trọng yếu và rủi ro, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, khai triển mộ t kế ho ạch kiểm toán toàn bộ và chương trình kiểm toán. việc triển khai như trên sẽ giúp kiểm toán viên có một kế hoạch kiểm toán toàn bộ, một trương trình kiểm toán hiệu quả và hiệu lực. a. Lập kế hoạch chung: Đây là quá trình thu thập thông tin ban đầu của kiểm toán đối với khách hàng, nhằm tiếp cận tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đánh giá khả năng phục vụ khách hàng. Có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, việc đánh giá các lý do của khách hàng đối với cuộc kiểm toán, việc lưa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán, và việc ký kết một thư hợp đồng: * Đối với khách hàng cũ công ty kiểm toán cần đánh giá số khách hàng hiện có hàng năm đ ể xác định liệu có những lý do nào đ ể không tiếp tục thực hiện kiểm toán nữa hay không, Xem xét thu lao, xác định liệu khách hàng có tính thiếu tính liêm chính cơ bản hay không để từ đ ó xem xét tới khả năng không còn là khách hàng nữa * Đối với khách hàng mới: Trước khi chấp nhận một khách hàng mới, tất cả các công ty kiểm toán cân điều tra về công ty khách để xác định khả năng chấp nhận nó. Các công ty kiểm toán có thể đánh giá vị trí tương lai của công ty khách hàng trên thị trường, xem xét các mặt về tài chính (trạng thái ổn định), quan trọng nhất là xem xét được mố i quan hệ của công ty khách hàng đố i với công ty kiểm toán trước kia (lý do tìm công ty kiểm toán mới...) SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập K hi công ty kiểm toán chấp nhận nhận hoặc tiếp tục kiểm toán cho khách hàng, Công ty kiểm toán cần phân bổ đội ngũ nhân viên cho thích hợp với hợp đồng và tho ả mản các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận nhằm tạo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ và thành thạo như một kiểm toán viên. Sau khi đánh giá năng lực phục vụ khách hàng công ty kiểm toán cần phải đ ạt được một thư hợp đồ ng với khách hàng nhằm viết ra các điều kiện để giảm thiểu tối đa sự hiểu lầm. b . thu thập thông tin cơ sơ V iệc thu thập các thông tin về công việc kinh doanh của khách hàng và kiến thức về các mặt hoạt động của công ty là cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ. Các thông tin này chủ yếu thu thập ở các văn phòng của công ty khách hàng nhưng cũng có thể thu thập từ bên thứ ba như: Từ tổ ng cục thố ng kê, ngân hàng… việc thu thập này là cơ sở đ ánh giá đầu tiên đối với khách hàng nên đố i những khách hàng mới nó rất quan trọng. Sự thu thập thông tin có thể được trình bày như sau: * Thu thập kiến thức về môi trường và lĩnh vực hoạt độ ng của khách hàng: - Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan; - Thị trường và cạnh tranh; - Đ ặc điểm hoạt độ ng kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ); - Các thay đổ i trong công nghệ sản xuất, kinh doanh; - Rủi ro kinh doanh (Ví d ụ: Công nghệ cao, thị hiếu của thị trường, cạnh tranh,...); - Sự thu hẹp hay m ở rộng quy mô kinh doanh; - Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh, giá cả,...); - Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh hàng năm; - Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan; SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
- Chuyên đ ề thực tập - Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan; - Các nguồn cung cấp (Ví d ụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động,...) và giá cả. Tình hình kinh doanh của đơn vị (Sản phẩm, thị trường, các nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ) - Đ ặc điểm và qui mô ho ạt độ ng sản xuất, kinh doanh; - Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng; - Các vấn đề về nhân lực (Ví d ụ: Số lượng, chất lượng lao động, sự phân bố nhân lực, nguồn cung cấp, mức lương, quy chế nhân viên, thoả ước lao động tập thể và công đoàn, việc thực hiện chế đ ộ hưu trí và quy định của Chính phủ về lao động,...); - Sản phẩm, d ịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồ ng chính, các điều kho ản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng, xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...); - Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọ ng (Ví dụ: Các hợp đồ ng dài hạn, mức độ ổ n định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các hình thức cung ứng,...); - H àng tồn kho (Ví dụ: Địa điểm, số lượng, chất lượng, quy cách,...); - Lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế...; - Các khoản chi phí quan trọ ng; - N ghiên cứu và phát triển; - Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro hối đoái; - Luật pháp và các quy đ ịnh có ảnh hưởng lớn đến đơn vị đ ược kiểm toán; SV: Trương Khánh Hưng Kiểm toán 44
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài : Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế( IFC) thực hiện
96 p | 701 | 477
-
Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện
96 p | 442 | 186
-
Đề tài: Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại công ty ACPA
168 p | 432 | 76
-
Luận văn: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện
90 p | 285 | 64
-
Đề tài: Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Xe máy- xe đạp Thống Nhất
93 p | 154 | 27
-
Luận văn Thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ
38 p | 151 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long – TDK thực hiện
97 p | 144 | 24
-
Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua
6 p | 184 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC
133 p | 111 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch men COSEVCO Đà Nẵng
56 p | 88 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Tài chính: Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA
138 p | 75 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
174 p | 53 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K chi nhánh Đà Nẵng
93 p | 38 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Kiểm toán khoản mục Đầu tư tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
82 p | 44 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt
134 p | 5 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn
109 p | 6 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỳ Duyên
99 p | 7 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt
93 p | 10 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn