Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam
lượt xem 47
download
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định tình trạng sử sụng và nghiện Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam, tìm ra những điểm mạnh cần phát huy trong việc sử dụng Internet áp dụng vào học tập, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Internet một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan.Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam kết của mình. Người cam kết 1
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm và giúp đỡ của Thầy(cô), trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tuấn tôi đã tiến hành đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam”.Đến đây tôi đã hoàn thành đề tài. Để hoàn thành đề tài này ngoài nổ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Th.s Nguyễn Thanh Tuấn là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất, măc dù đã rất cố gắng, song trong những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học hỏi để nghiên cứu khoa học sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm mà tôi chưa nhận thấy được. Chính vì điều đó tôi rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2
- MỤC LỤC LỜI CAM KẾT................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... 2 MỤC LỤC ...........................................................................................................3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu ...........................................................................8 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................8 4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................8 5. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 9 7. Bố cục đề tài .....................................................................................9 NỘI DUNG Chương1 3
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 1.1. Khái niệm......................................................................................... 10 1.1.1.Khái niệm Internet .........................................................................10 1.1.2.Khái niệm nghiện Internet ...........................................................10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................10 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam............ 12 2.2. Tình hình truy cập Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam......................................................... 15 2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet.................................. 15 2.2.1.1.Thời lượng online trung bình mỗi ngày ...................................15 2.2.1.2. Thời điểm ................................................................................16 2.2.2. Mục đích sử dụng....................................................................... 17 2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh viên…………………………………………………………………………18 4
- 2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng.... 19 2.5. Sự tự nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng Internet của bản thân ........................................................................................................... 20 2.6. Hiện tượng nghiện Internet............................................................. 22 2.6.1. Biểu hiện..................................................................................... 23 2.6.2.Tác hại ...........................................................................................24 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG INERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẢI QUẢNG NAM KẾT LUẬN ........................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 28 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 29 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Xin đọc là TS Tiến sĩ Th.S Thạc sĩ KTX Kí túc xá 5
- THCS Trung học cơ sở MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng, một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của Internet. Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng Internet đã góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt trở thành những “Công dân quốc tế” bình đẳng trên mạng. Đối với sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam trong bối cảnh của nền kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, với môi trường học tập, giải trí phong phú và đa dạng.Sự ra đời của của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống 6
- tinh thần cũng như đời sống học tập của họ trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn này. Do đó, nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung đang có xu hướng ngày càng cao và không ngừng phát triển. Sự ra đời của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngoài những mặt tích cực, Internet còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống của họ. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ phân hiệu tại Quảng Nam” với mong muốn tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về việc sử dụng Internet của sinh viên. 2. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến vấn đề này, chúng ta tìm ra một số tác giả để nghiên cứu liên quan đến đề tài. Cụ thể là Th.S Dương Hiền Hạnh ( Đại học Bình Dương) “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay” (2010). Đề tài này đã chỉ ra quá trình hình thành và phát triển, đưa ra các số, số liệu thống kê, qua đó cho thấy nhu cầu của việc sử dụng Internet trong học tập. Tiếp theo là đề tài của Trần Phương Thùy “ Hành vi sử dụng Internet của sinh viên Hà Nội” (2012). Đề tài này đã tìm hiểu rõ hơn về thái độ, nhu cầu sử 7
- sụng của sinh viên Hà Nội nhưng qua đó cũng có những hạn chế cơ bản là không thấy được tầm quan trọng của Internet, không áp dụng vào học tập. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tình trạng sử sụng và nghiện Internet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam Tìm ra những điểm mạnh cần phát huy trong việc sử dụng Internet áp dụng vào học tập Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Internet một cách hiệu quả 4. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng nam có nhu cầu sử dụng Internet Tại sao cần phải đưa ra những biện pháp nâng cao việc sử dụng Internet một cách hiệu quả Làm thế nào để sinh viên biết tầm quan trọng của Internet và áp dụng nó có hiệu quả 5. Giả thuyết nghiên cứu Số lượng sinh viên sử dụng Internet nhiều mà không đem lại hiệu quả học tập cao Đưa ra những biện pháp nâng cao nhầm để hoàn thiện quy mô, cung cấp nhiều trí thức sử dụng Internet 8
- Đưa ra những ý kiến của sinh viên, đề xuất biện pháp khuyến khích tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tới thư viên nhiều hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: nghiên cứu tư liệu, tài liệu có sẵn từ đa dạng các nguồn. Sử dụng bảng hỏi để điều tra khách quan các vấn đề đã đặt ra. Phương pháp cụ thể: Tổng hợp, phân tích tài liệu đã được chọn lọc, điều tra bằng bảng hỏi và tiến hành thống kê, phân tích các dữ liệu thu thập được. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận thực tiễn về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam Chương 2. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam và kết quả nghiên cứu thực tiễn Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam 9
- NỘI DUNG Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 1.1. Khái niệm 1.1.1.Khái niệm Internet Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng, gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuyển hóa ( giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu” [7]. 1.1.2.Khái niệm nghiện Internet Theo TS. Kimberly Young, nghiện Internet được định nghĩa là “hành vi sử dụng Internet quá mức, đến mức độ khó có thể kiểm soát được. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người thân, gia đình, bạn bè và môi trường làm việc của người nghiện mà trong đó, Internet trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Nghiện internet cũng có thể được hiểu giống như nghiện ma túy, nghiện rượu, hay nghiện cờ bạc những mối quan hệ chiếm ưu thế hơn trong các khía cạnh đời sống người dùng” [4,tr218]. 10
- 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu, báo cáo liên quan tới thực trạng sử dụng Internet ở người dùng Internet.Trong báo cáo tổng kết về “Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy, học tập của sinh viên” đã nêu rõ những đánh giá của sinh viên và giáo viên về tầm quan trọng và mức độ sử dụng Internet của sinh viên tại các trường đại học. Đa số các sinh viên đều có nhu cầu sử dụng Internet rất nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn là do chưa biết cách sử dụng Internet như một công cụ học tập hiệu quả và dành nhiều thời gian để giải trí thay vì học tập. Dựa trên việc đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng Internet trong dạy và học của sinh viên và giáo viên, tác giả đưa ra nguyện vọng và phương hướng cụ thể để cải tiến việc sử dụng Internet một cách hiệu quả cho cả giáo viên và sinh viên. Trong kết quả cuộc điều tra “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đối với học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay trên 647 học sinh do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức cho thấy nhiều điều bất ngờ. Phần trăm sử dụng Internet để gửi và nhận thư điện tử là 87,8%, tán gẫu là 80,7%. Số người sử dụng internet để tìm những thông tin liên quan đến công việc chỉ chiếm 1,4%” [3,tr146]. Các bài viết, báo cáo trên đề cập chủ yếu về mục đích sử dụng Internet của người dùng Internet. Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet, các nghiên cứu trên chỉ dừng ở việc nêu lên mục đích sử dụng Internet, chứ chưa nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về các khía cạnh khác như: 11
- Thời gian sử dụng Internet cũng như mức độ nghiện Internet của người dùng, hay làm rõ vấn đề như thế nào là sử dụng Internet hiệu quả. Vì vậy, đề tài này được tôi chọn thực hiện nhằm tìm hiểu sâu các vấn đề trên, làm cơ sở cho các nghiên cứu liên quan sau này. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ ở Việt Nam Theo số liệu năm 2012 của trung tâm Internet Việt Nam, ngày 19/11/1997 là dấu mốc đáng nhớ của Internet Việt Nam khi được chính thức kết nối với mạng toàn cầu. Một thực tế được công bố phát hành: “ Tính đến năm 2013, nước ta có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37 % tổng dân số. Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 toàn cầu về sốngười dùng Internet” [1,tr205]. Trong một bài báo cáo: “Bộ Thông tin và Truyền thông đã ước tính để đạt mục tiêu khoảng ½ số dân Việt Nam sử dụng Internet trong giai đoạn 2011 2015 cần có thêm 20 triệu người sử dụng Internet” [2,tr107]. Đó là những thực tế về Internet đang diễn ra ở Việt Nam.Tuy nhiên, dựa trên những kết quả được khảo sát, ta thấy người Việt dùng Internet mỗi ngày chủ yếu phục vụ cho mục đích giải trí. 12
- Mặt khác, Internet là một trong những phương tiện tiếp nhận thông tin phổ biến nhất ở Việt Nam, vượt qua báo, tạp chí và radio để trở thành phương tiện tiếp cận thông tin phổ biến đứng thứ 2, chỉ sau Tivi (theo kết quả nghiên cứu về thị trường Internet Việt Nam năm 2011). Những con số cũng như những dẫn chứng trên đã phần nào khái quát hóa, mang lại bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng Internet của người dân Việt Nam.Và người trẻ lại là những người thích trào lưu Internet nhất.Vậy thực trạng sử dụng Internet của thanh, thiếu niên Việt Nam như thế nào? Theo chungta.com, người trẻ dùng Internet một cách tự phát, thiếu định hướng. Đa số chúng ta tự tìm hiểu chẳng được ai hướng dẫn.Chúng ta thường quan tâm tới vai trò thiết yếu của Internet, tầm quan trọng của việc sử dụng Internet để hội nhập và phát triển.Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn học cách dùng Internet như thế nào?” có lẽ câu trả lời nhiều nhất vẫn là tự mày mò, bắt chước người khác. Chúng ta rất tin tưởng vào khả năng tự tìm tòi công nghệ thông tin của mình, luôn châm ngôn “cái gì không biết thì tra Google”. Ở lứa tuổi THCS, các em bắt đầu đua nhau tìm hiểu công nghệ mới nhưng trường lớp không có chương trình giảng dạy cho các em những thứ đó. Nước ta hầu như chưa có những kế hoạch đào tạo, định hướng sử dụng máy tính và Internet một cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh sinh viên, chỉ trừ các ngành đào tạo chuyên sâu về mạng máy tính trong các trường đại học kĩ thuật. Nhờ đa dạng phương tiện truy cập Internet từ chiếc máy tính bàn ở nhà, máy tính cá nhân, máy tính công ty, điện thoại thông minh… mà chỉ cần có kết 13
- nối mạng, việc sử dụng Internet trở nên thật dễ dàng.Việc sẵn có của Internet đã phần nào giúp cho thanh niên chủ động hơn, làm cho tần suất sử dụng Internet của họ ngày càng tăng cao. Chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những thanh niên ngồi thưởng thức ly cà phê nhưng mắt ko vẫn không rời khỏi màn hình điện thoại vì đoạn video đang xem dở hay chàng sinh viên đang lướt trang mạng xã hội trao đổi bài học với bạn của mình. Trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay, những hình ảnh đó đã trở nên rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Từ những năm 20102011, Facebook bắt đầu có mặt tại Việt Nam và chỉ sau 5 năm xuất hiện nó đã phủ sóng khắp mọi nơi trên đất nước ta.Nó luôn là trang mạng có số người sử dụng nhiều nhất. Sau đó là Zingme – một trang mạng xã hội nhưng có kèm các tiện ích khác như nghe nhạc, đọc báo, chia sẻ tin tức, video… cũng là sự lựa chọn khá phổ biến của giới trẻ hiện nay. Khi mới bắt đầu sử dụng mạng xã hội, thanh niên thường dùng vào mục đích giao lưu, kết bạn và trò chuyện sau đó là chia sẻ cảm xúc, cá tính và khẳng định bản thân. Không những thế, đối với sinh viên thì mạng xã hội còn một phương tiện hỗ trợ trong việc học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp… để những người có cùng sở thích, quan tâm có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau từ đó tiến tới sinh hoạt offline và hình thành nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực để tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; trao đổi tranh luận về những vấn đề khác nhau hay nâng cao nhận thức của mọi người như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam… 14
- Vào những ngày bình thường, thanh niên dành khá nhiều thời gian để truy cập Internet (khoảng từ 4h tới 5h mỗi ngày).Đối với sinh viên thì thời gian truy cập Internet còn cao hơn nữa với tỉ lệ tăng dần từ nông thôn, ngoại ô đến trung tâm thành phố. Trong đó nhìn chung thì sinh viên và thanh niên đi làm thường sử dụng Internet nhiều nhất để cập nhật thông tin phục vụ cho học tập và công việc rồi mới đến giải trí trong đó nhóm học sinh thì thường ngược lại. Trong hội thảo “Nghiện Internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại”, Th.S Trần Minh Trí cho biết có hơn 75% sinh viên truy cập Internet hằng ngày và sinh viên càng về năm cuối thì mức độ truy cập càng nhiều. Tuy nhiên, mặc dù 99% sinh viên cho rằng Internet là cần thiết, họ cũng thừa nhận Internet có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của họ. Đáng chú ý nhất là theo kết quả nghiên cứu của ông thì sinh viên truy cập Internet càng nhiều thì kết quả học tập càng kém. Cụ thể là sinh viên sinh viên có học lực giỏi truy cập Internet bình quân 17,6 giờ/tuần trong khi đó sinh viên học yếu, kém có số giờ truy cập Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần.Đó là một số thực tế mà tôi đã tìm hiểu được về thực trạng sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam hiện nay. Từ đó, có cái nhìn khách quan hơn trong việc đưa ra các giả thiết cho việc thực hiện khảo sát nghiên cứu. 2.2. Tình hình truy cập Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam 2.2.1. Thời lượng, thời điểm truy cập Internet Các câu hỏi liên quan về thời điểm, thời lượng, mục đích và các website thường xuyên truy cập đã được thiết kế trong bảng khảo sát của tôi nhằm làm 15
- cơ sở đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc sử dụng Internet củasinh viên. Từ những thông tin thu thập được sau khi tiến hành khảo sát trên 110 sinh viên về cơ bản đã làm rõ vấn đề được đặt ra. 2.2.1.1.Thời lượng online trung bình mỗi ngày Có đến 56 sinh viên trong tổng số 110 sinh viên tham gia khảo sát có thời gian online trung bình mỗi ngày từ 3 giờ trở lên, chiếm 50,9% và hơn 50% trong số này có thời gian onlinevượt quá 4 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, thời gian online trung bình dưới 1 giờ mỗi ngày chỉ chiếm 7,3%. Từ các số liệu trên có thể thấy việc sử dụng Internet rất phổ biến trong sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam. Tuy nhiên, thời lượng online từ tương đối nhiều đến nhiều như trên chỉ phản ánh sinh viên có nhu cầu cao trong việc sử dụng Internet nhưng chưa thể đưa ra kết luận nào về tính hiệu quả của nó. Vì vậy , bài nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu các yếu tố khác về thời điểm, mục đích, nội dung các wedsite hay truy cập để có được những đánh giá mang tính bao quát, khách quan và chính xác nhất có thể về mức độ sử dụng Internet hiệu quả. 2.2.1.2. Thời điểm Khi được khảo sát “Bạn thường online vào những thời điểm nào trong ngày?”, hầu hết sinh viên đều chọn khung giờ buổi tối(83.6%), cụ thể là từ 20h đến 23h; buổi khuya(39.1%) và buổi sáng(27%). Dựa trên kết quả khảo sát để lý giải cho điều này, tôi biết được rằng buổi tối là khoảng thời gian 16
- nghỉ ngơi sau một ngày học tập mệt mỏi, sinh viên thường Online Facebook, nghe nhạc…để giải trí, nắm bắt tin tức mới, hoặc tự học. Tuy nhiên, tôi cũng đặt ra vấn đề là: Liệu việc online vào buổi tối như vậy có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên không? Vì thế, cùng với việc khảo sát thời điểm online, tôi đã kèm theo câu hỏi về thời điểm học lý tưởng trong ngày. Thời điểm học lý tưởng là thời điểm được cho là chúng ta dễ tiếp thu bài nhất, tư duy tốt nhất, việc học tại thời điểm này mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự hứng thú khi học. Kết quả là khung giờ học lý tưởng của sinh viên là từ 20h 23h vào buổi tối và từ 8h10h vào buổi sáng (chiếm khoảng 30% tổng câu trả lời). Ta nhận thấy, thời điểm online hoàn toàn trùng với thời điểm học lý tưởng. Hơn nữa, theo khảo sát, có tới 60% sinh viên tự nhận thường vừa online các trang mạng xã hội vừa học bài. Điều này cho thấy, sự trùng lặp thời gian như trên, sinh viên sẽ phải chia bớt thời gian cho việc online, tâm trí thường không tập trung hoàn toàn vào việc học. Thêm vào đó, 47,3% sinh viên thường thức khuya(sau 23h30) để online. Điều này về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên( gây nên các vấn đề về mắt, tim mạch, …) và sự hiệu quả trong học tập. Khi lên lớp, sinh viên thường ngủ gật, tiếp thu bài kém, khả năng tư duy yếu, thiếu sự hoạt bát, năng động dẫn đến kết quả học tập không như thực lực. 2.2.2. Mục đích sử dụng Khi được hỏi về việc chọn ra ba trong số nhiều mục đích sử dụng internet chủ yếu, 110 sinh viên đều chọn mục đích học tập tra cứu, giải trí, 17
- đọc tin tức. Có thể thấy sinh viên dùng Internet là phương tiện phổ biến trong việc học tập của mình. Tuy nhiên, đối với các website có mức độ từ‘thường xuyên” đến “rất thường xuyên” truy cập nhất thì 90.1% người tham gia khảo sát chọn mạng xã hội Facebook, hầu hết ở mức độ“rất thường xuyên” trong khi các website học tập chỉ có 53.7% người chọn nhưng không hề có trường hợp nào “rất thường xuyên”. Bên cạnh đó, tỉ lệ thường xuyên vừa online các trang mạng xã hội vừa học chiếm 60%, và có đến 47.3% số sinh viên thức khuya sau 23h30’ để online. Không những thế, các câu trả lời về “vấn đề mà bạn gặp phải trong việc sử dụng Internet”, ngoài vấn đề về chất lượng dịch vụ thì hầu hết các câu trả lời đều là việc “ không kiểm soát được thời gian, gây ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động ngoài tr ời”, “bị sao nhãng’’, “mất quá nhiều thời gian vào các mục giải trí, trò chuyện vặt vãnh không chính đáng’’ hay “thường xuyên sử dụng không có mục đích” . Những số liệu trên đã cho thấy tính hiệu quả chưa cao trong mục đích sử dụng Internet của sinh viên. Mặc dù tra cứu học tập là một trong những mục đích sử dụng Internet chủ yếu, song sinh viên lại có xu hướng bị sao nhãng vào việc khác ngoài nội dung học tập trong khi online. Xét về thời lượng online trung bình mỗi ngày cũng như mục đích sử dụng Internet của 110 sinh vên được khảo sát, có thể nhận thấy rằng thời gian online của sinh viên tương đối nhiều, có tới 27.3% sử dụng Internet trên 4 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, mục đích và nội dung online lại không tương xứng với thời gian đã bỏ ra. Mạng xã hội Facebook chiếm lượng truy cập thường xuyên hơn các website học tập hay tra cứu thông tin, 60% vừa online trên mạng xã hội vừa học. Hơn nữa, các vấn đề cá nhân của sinh viên khi được khảo sát 18
- trong việc sử dụng Internet nhìn chung đều liên quan đến vấn đề không kiểm soát được mục đích online, gây mất thời gian và xao nhãng học hành. Tuy những thống kê trên không chiếm khoảngphần trăm tuyệt đối, nhưng những số liệu khảo sát về các dấu hiệu cơ bản của việc sử dụng Internet kém hiệu quả được nêu trên đều chiếm hơn 45% tổng số sinh viên được khảo sát, nói cách khác, gần một nửa số sinh viên đang có xu hướng sử dụng Internet không hiệu quả. 2.3. Mức độ chi phối của Internet đối với công việc học tập của sinh viên Các lập luận trên cho thấy có tới gần một nửa số sinh viênbị chi phối khá nhiều bởi mạng Internet. Ngày nay, khi mạng Internet trở nên ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên thì việc thức khuya để online đã trở thành một thói quen rất khó sửa của sinh viên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này một phần là do xu hướng chung và lối sống đô thị ồn ào nhộn nhịp làm sinh viên không thể tập trung học bài và phải lên mạng học bài, làm bài vào đêm khuya. Việc thức khuya có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Sinh viên thức khuya thường cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, không thể tập trung học tập và luôn cảm thấy đầu óc căng thẳng. Thức khuya trong một thời gian dài sẽ dễ gây giảm sút trí tuệ và sức đề kháng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả học tập của sinh viên. Bên cạnh việc học tập, sinh viên còn thức khuya online nhằm mục đích giải trí như xem phim, lang thang trên các trang mạng xã hội… Việc thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng và việc 19
- tiếp xúc với ánh sáng trắng bóng đèn làm mắt phải điều tiết nhiều và làm sinh viên dễ gặp các căn bệnh về mắt và gây mất ngủ về lâu dài. Việc vừa học bài vừa online thường dẫn đến sự mất tập trung, dễ bị xao nhãng và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Điển hình là có nhiều bạn sinh viên đang học bài vừa chat với bạn bè qua facebook và mải mê trò chuyên với bạn bè mà quên cả thời gian.Không thể phủ nhận việc vừa học bài vừa online các trang mạng xã hội cũng có những tác động tích cực vì mạng xã hội tạo cơ hội cho sinh viên có thể cùngbàn luận, trao đổi về các vấn đề học tậpcũng như thảo luận làm bài nhóm… nhưng nếu sinh viên sử dụng chúng không đúng cách thì lâu dần sẽ dẫn đến học tập kém hiệu quả. 2.4. Sự tác động của môi trường sống lên hành vi truy cập mạng Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải đi tìm hiểu rõ nguyên nhân để làm cơ sở cho giải pháp sau này. Ngoài nguyên nhân chủ quan như không kiểm soát được thời lượng, mục đích sử dụng Internet của bản thân,… thì nguyên nhân khách quan cũng đóng vai trò quan trọng đối với thực trạng đang được nói đến như: Độ tuổi, giới tính, môi trường sống… Ở đây, tôi xin đề cập sâu tới sự tác động của môi trường sống, bởi hai lý do. Thứ nhất, đối tượng sinh viên mà chúng tôi tiếp cận được hầu hết ở cùng độ tuổi(20 tuổi) và trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu tại Quảng Nam là trường mang đặc tính xã hội nên tỉ lệ nam nữ rất chênh lệch, nghiêng về nữ, vì vậy việc nghiên cứu trên hai khía cạnh độ tuổi và giới tính hoàn toàn không phù hợp. Thứ hai, sinh viên trong đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, chứ không tập trung ở chỉ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam"
45 p | 906 | 416
-
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình “
62 p | 702 | 296
-
Đề tài " Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá "
129 p | 450 | 265
-
Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng No&PTNT Hà Nội
67 p | 544 | 213
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội”
41 p | 496 | 202
-
Đề tài: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Xã Vĩnh Trường Huyện An Phú Tỉnh An Giang
4 p | 808 | 160
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
108 p | 445 | 124
-
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAm
45 p | 1039 | 115
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Bắc Ninh
125 p | 387 | 85
-
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2010
9 p | 240 | 78
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội ”
67 p | 205 | 74
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
55 p | 297 | 56
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam “
95 p | 316 | 56
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
133 p | 206 | 55
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp để đẩy lùi tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố
22 p | 195 | 20
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê ” 2
52 p | 134 | 18
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam
29 p | 110 | 16
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản đồng bằng sông Cửu Long
17 p | 116 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn