Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam
lượt xem 92
download
Trong những năm qua ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng điều kiện tự nhiên của đất nước ngành thủy sản đã có sự phát triển to lớn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam
- Luận văn Đề tài: tìm hiểu thị trường giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam 1
- Mục lục PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU. ..................................... 3 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. .............................. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................... 4 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. ................ 4 PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. .......... 5 1. Một sô khái niệm cơ bản. ...................................... 5 2. Tìm hiểu chung về bán phá giá: ............................ 6 PHẦN III- CƠ SỞ THỰC TIỄN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. .......................... 8 I-THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ............................... 8 1.Thị trường cung trong nước ................................... 8 2. Xuất khẩu ra nước ngoài. .................................... 11 II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU. ..................... 17 1. Thực trạng ........................................................... 17 a. Giá cá tra xuất khẩu biến động qua các năm. .. 19 .............................................................................. 19 b. Giá cá tra trong các tháng của năm 2008- 2009. .............................................................................. 20 2. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cá tra xuất khẩu. ................................................................ 28 3. Giải pháp đề xuất................................................. 30 PHẦN IV KẾT LUẬN ............................................ 35 2
- PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Trong những năm qua, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. V ì vậy việc đẩy mạng giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta. Đối với một nước đang phát triển, có sự khan hiếm về vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc phát triển các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế vốn có của quốc gia là một điều vô cùng quan trọng. Trong những năm qua ngành thuỷ sản nước ta đã khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển to lớn, hàng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu t ư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu - thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến cá tra. Bởi cá vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của nước ta với 52 %. Trong đó có sự đống góp đáng kể của Cá Tra. Tình hình xuất khẩu cá tra hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng còn nhiều những hạn chế bất cập cần giải quyết ngay để đưa thương hiệu cá tra Việt Nam lên tầm cao mới trên trường quốc tế. Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản cá tra trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhóm chúng em xin được thảo luận đề tài “Tìm hiểu thị trường và giá cả cá tra xuất khẩu của Việt Nam”. 3
- 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân nhóm chúng tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Với đề tài này chúng tôi muốn gửi đến người đọc những khái niệm cơ bản về cá tra và tình hình nuôi trồng, chế biến cá tra ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Ngoài ra muốn cung cấp thêm một số thông tin khái quát thực trạng xuất khẩu và giá cả cá tra trong những giai đoạn gần đây. Cuối cùng là sự can thiệp của Chính phủ nước ta trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và những chính sách có lợi cho việc xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới, những kiến nghị đề xuất. Đồng thời qua phân tích thực trạng thị trường và giá cả hoạt động xuất khẩu cá tra ra thế giới của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra trong t ương lai góp phần tạo một thương hiệu cho cá tra Việt Nam trong lòng người tiêu dùng cả trong và ngoài nước 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cá tra xuất khẩu. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài này là: - Thu thập và phân tích thông tin: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, cộng với tài liệu, sách báo, internet với việc đi sâu phân tích t ình hình thực tế thị trường tại ĐBSCL và thị trường thế giới nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề án. Sau khi thu thập được các bảng kết quả và biểu đồ chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích chúng và đưa ra một số quan điểm để hoàn thiện đề tài này. - Dữ liệu thu thập được (các nước nhập khẩu cá tra của Việt Nam) chúng tôi đã xử lý bằng Exel dựa trên thống kê mô tả, thống kê phân tích và phương pháp so sánh để t ìm ra quốc gia hay khu vực nào có lượng và giá trị xuất khẩu lớn nhất, nhỏ nhất và so sánh giữa cac nước. 4
- PHẦN II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Một sô khái niệm cơ bản. a. Khái niệm về cá tra: Cá tra là tên gọi một họ, một chi và một số loài cá nước ngọt. Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá nước ngọt, không vảy, giống cá trê nhưng không ngạnh. Ở Việt Nam, cá tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân dẹp, da trơn, có râu ngắn. Cá tra thuộc họ Pangasiidae. Họ Pangasiidae (họ cá tra) theo ITIS có 3 chi: chi Sinopangasius (1 loài), chi Helicophagus (3 loài) và chi Pangasius (27 loài). Tuy nhiên, chi và loài Sinopangasius, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ đồng nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius kempfi (cá bông lau). Ngoài ra trong chi Pangasius, trong 2 bảng phân loại khoa học nêu trên có 3 cặp tên đồng nghĩa. Như vậy, có thể kể họ Pangasiidae có 2 chi và chi Pangasius có 24 loài. Cá thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) với tên Việt có những loài sau: 1. Helicophagus waandersii - Cá tra chuột 2. Pangasius gigas - Cá tra dầu 3. Pangasius kunyit - Cá tra bần 4. Pangasius hypophthalmus - Cá tra nuôi 5. Pangasius micronema - Cá tra 6. Pangasius larnaudii - Cá vồ đém 7. Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ 8. Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa) 9. Pangasius macronema - Cá xác sọc 10. Pangasius pleurotaenia - Cá xác bầu 11. Pangasius conchophilus - Cá hú 12. Pangasius polyuranodon - Cá dứa 5
- 13. Pangasius krempfi - Cá bông lau Trong 13 loài trên có 12 loài thuộc chi Pangasius và 1 loài thuộc chi Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác. Trong số 13 loại này, có hai loài cá đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Loài cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) được ghi tên trong sách đỏ từ năm 1996. Loài cá tra dầu (Pangasius gigas) có tên trong sách đỏ từ năm 2002. Ngoài ra có một số loài đã trở thành cá nuôi, vài loài được nuôi với tầm vóc qui mô. b. Khái niệm về giá cả. - Kinh tế chính trị cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. - Kinh tế học hiện đại: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung – cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong nước và nước ngoài… Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh. c. Khái niệm về thị trường. - Thị trường là một thể chế hoặc một cơ chế tạo nên sự gặp gỡ giữa người mua ( người có cầu) và người bán ( người có cung) đối với một hàng hóa dịch vụ thế nào đó ( Cambell, 1987) - Thêo quan điểm marketing: thị trường là một khu vực hoặc một vị trí ( cả thực và ảo ) nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau nơi mà điều kiện cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hóa được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu. 2. Tìm hiểu chung về bán phá giá: Điều đáng lưu ý là cho đến nay tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Điều này có nghĩa là Việt Nam được xem như là một nước không có nền kinh tế thị trường mở. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, 6
- Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô. Rõ ràng, cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá. Vậy thế nào là bán phá giá? Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự trong nước theo các điều kiện buôn bán thông thường. Theo khái niệm như vậy thì có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của một nước đến một quốc gia nội địa nếu xét thấy: - Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nội địa. - Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất. - Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường một nước khác. Nếu 3 điều kiện trên được thỏa mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với các khoản được xác định bởi giá trị chuẩn( được xác định khi bán hàng hóa tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán vào thị trường nội địa. Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước không có nền kinh tế thị trường mở, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi xác định xem đánh thuế chống bán phá giá hay không. 7
- PHẦN III- CƠ SỞ THỰC TIỄN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. I-THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1.Thị trường cung trong nước Những năm gần đây, cá tra là loài cá nước ngọt được nuôi và chế biến xuất khẩu nhiều nhất so với các đối tượng thủy sản nước ngọt khác. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi đối t ượng này nhất trong cả nước. Vì vậy, nhiều địa phương đã chuyển từ hình thức nuôi cá tra bằng lồng bè sang nuôi ao, hầm với mật độ cao (30-40 con/m2) nhằm giảm gây ô nhiễm dòng sông, tăng năng suất nuôi và dễ quản lý chăm sóc. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến cũng đã xây dựng riêng dây chuyền sản xuất cá tra nhằm thay đổi cơ cấu mặt hàng, phát triển sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận. a. Lợi thế phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước và xả nước thải) cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh. Vị trí địa lí và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong ngành nông nghiệp, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra thâm canh. Cá tra ở ĐBSCL có thể coi là sản phẩm độc quyền của khu vực và ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hàng năm, các t ỉnh ĐBSCL chi phí hàng trăm triệu đồng cho công tác thống kê về t ình hình nuôi. Nhờ đó, nắm bắt rất nhanh diễn biến thị trường nguồn nguyên liệu và có biện pháp can thiệp kịp thời. b. Còn những khó khăn + Khó khăn về giống và thức ăn. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản, năm 2009, nhu cầu giống cá tra trong cả nước cần từ 1,5 - 2 tỷ con/năm, trong khi to àn vùng chỉ có 116 trại sinh sản nhân tạo và trên 4.000 hộ ương nuôi cá giống với tổng diện tích là 2.135 ha. Tuy nhiên, chất lượng cá tra giống lại ngày càng thấp, do sức ép từ nhu cầu giống cá tra phục vụ hoạt động nuôi trồng ngày càng cao 8
- nên nhiều cơ sở chọn đàn cá bố mẹ có chất lượng thấp, chưa được chọn lọc di truyền và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ thuật. Trong 6 huyện ở Tiền Giang, về sản xuất cá tra bột thì chỉ có 01 trại sản xuất cá tra bột thuộc Trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh, năm nay sản xuất được 303,126 triệu con cá bột, so với 786 triệu con cá bột cần nuôi trong tỉnh thì chỉ chiếm 38,5% so với nhu cầu nuôi. Về ương cá tra giống, hiện có khoảng 300 cơ sở ương cá tra giống với diện tích ao ương là 125 ha, đa số các cơ sở sử dụng ruộng lúa để ương cá tra giống. Hàng năm, các cơ sở ương giống này cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 70 triệu con cá tra giống, chỉ chiếm 87,5% so với nhu cầu nuôi trong tỉnh là 80 triệu con giống. Nhu cầu thức ăn cho cá tra trong năm 2009 ước khoảng 1,8 triệu tấn và giá bán trong nước năm 2009 cũng tương đối ổn định so với năm 2008. Tuy nhiên, đến quý IV năm 2009 th ì giá thức ăn đã có sự biến động, cụ thể mỗi ký thức ăn đã tăng thêm 1.000đ. Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Cargill, Grobest, Uni-President, CP tăng giá đã kéo theo các doanh nghiệp nhỏ khác tăng giá theo. Giá bán thức ăn nuôi cá Tra trong năm 2009 của các doanh nghiệp "có tiếng" trong nước là ngang nhau. Cụ thể, giá thức ăn của nhãn hiệu Grobest từ 8.000 đến 9.200đ/kg, Uni-President 8.000 đến 9.300đ/kg, CP 8.000 đến 9.100 đ/kg. Riêng trong tháng 1/2010, do thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng, cộng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi để sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán nên thức ăn thủy sản đã có 3 lần điều chỉnh tăng. + Diện tích nuôi cá giảm. Tuy nhiên 02 năm trở lại đây, đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá trình nuôi và tiêu thụ cá tra mà dấu hiệu rõ nét nhất là sự sụt giảm diện tích nuôi cá.(Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)(NN-PTNT), trong năm 2009, t ổng diện tích nuôi cá tra tính từ Nam Trung bộ trở vào chỉ đạt 6.788 ha, (trong đó, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 6.756 ha) chỉ đạt 97% so với kế hoạch, năng suất bình quân 230 tấn/ha, thấp hơn năng suất năm 2008 (260 t ấn/ha). Năng suất cao nhất là t ỉnh Tiền Giang (312 tấn/ha), năng suất nuôi thấp nhất là tỉnh Bến Tre (195 tấn/ha). + Nhu cầu tiêu thụ cá da trơn thị trường nội địa. 9
- Thời gian qua, xuất khẩu cá da trơn (đặc biệt là con cá tra) đã mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng do cá da trơn nguyên liệu không ổn định về giá cả cũng như số lượng nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nuôi cá da trơn ở ĐBSCL. Khi các doanh nghiệp khai thác tốt thị trường nội địa, cộng với đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần làm giảm sự bấp bênh của nghề nuôi cá tra. Do đó, cần phải nghiên cứu nghiêm túc hành vi của người tiêu dùng, nhất là liên quan đến nhu cầu để có biện pháp thâm nhập và phát triển phù hợp nhằm gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa. Trường Đại học Cần Thơ đã có một nghiên cứu phân tích hành vi người tiêu dùng cá da trơn tập trung ở 5 tỉnh, thành phố phía Nam như: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP.HCM. Theo kết quả nghiên cứu, nhu cầu tiêu dùng cá da trơn tùy thuộc vào thu nhập, đặc điểm từng địa phương, loại sản phẩm tiêu dùng (cá tra hay cá ba sa). Người tiêu dùng có mức thu nhập từ trung bình trở xuống (dưới 2,9 triệu đồng/tháng) có nhu cầu cá tra cao hơn cá ba sa; thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng kèm theo trình độ học vấn, nhu cầu về cá ba sa nhiều hơn cá tra trong điều kiện mức giá của hai loại cá này chênh lệch không quá lớn. Qua kết quả nghiên cứu, có một vấn đề cần chú ý là: vùng có số hộ nuôi cá ba sa càng nhiều thì người tiêu dùng có nhu cầu càng ít. Chẳng hạn: 75% người tiêu dùng tại TP.HCM và 62,5% người tiêu dùng tại Cần Thơ thích mua cá ba sa nhiều hơn cá tra. Trong khi đó, t ỷ lệ người mua cá ba sa giảm dần theo từng địa bàn như sau: Vĩnh Long 25%, Đồng Tháp 15% và An Giang 12,5%. Ba tiêu chí quyết định động cơ mua cá da trơn của người tiêu dùng nội địa là: giá bán chiếm 96,43%; sự thuận tiện chiếm 91,43%; cảm giác ngon của cá da trơn chiếm 85,71%. Động cơ mua cá da trơn cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng địa phương, mục đích mua và chủng loại sản phẩm. Chẳng hạn người tiêu dùng ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cho rằng, giá bán cá da trơn là yếu tố quan trọng nhất để họ mua, trong khi đó ở TP.HCM không quan tâm đến giá bán mà họ lại quan tâm đến tiêu chí sự thuận tiện dễ mua, cảm giác ngon, tính bổ dưỡng. + Chưa đầu tư đúng mức vào thi trường nội địa. “Phát triển thị trường nội địa không phải là sự “đầu hàng” ở sân chơi lớn, nhiều tiềm năng để trở về “ao làng” mà vấn đề ở đây là thị trường nội địa vẫn còn bỏ ngỏ, còn rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, dường 10
- như xuất khẩu là “mốt” của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, họ chỉ nhắm đến thị trường này, còn thị trường nội địa thì chưa quan tâm đúng mức. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhìn nhận đây là thị trường tiềm năng cần khai thác và bắt tay đầu tư mạnh mẽ” - một chuyên gia trong ngành Nông nghiệp Tiền Giang khẳng định. Thực tế, trong những lần xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp thủy sản đã chú trọng phát triển thị trường nội địa, tuy nhiên việc phát triển thị trường nội địa này không thành công do gặp nhiều trở ngại. Khó khăn đầu tiên vẫn do đầu tư chưa đúng mức khi mà hiện nay các sản phẩm đông lạnh chỉ được tiêu thụ chủ yếu qua kênh siêu thị tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Các sản phẩm không thể vào các chợ (kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay), bởi ở chợ không được đầu tư phương tiện bảo quản các sản phẩm đông lạnh. Một lý do khiến các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho “sân nhà” là giá hàng thủy sản xuất khẩu thường cao hơn tiêu thụ nội địa. Như vậy, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cá da trơn ở một số địa phương, làm tiền đề cho việc đáp ứng nhu cầu nội địa đ ã có, vấn đề còn lại là doanh nghiệp cần có cách nhìn đúng đắn và đầu tư vào thị trường này một cách bài bản nhằm phát triển thị trường nội địa, tạo điều kiện cho nghề nuôi cá tra phát triển ổn định. 2. Xuất khẩu ra nước ngoài. a. Một số nét về thủy sản Việt nam nói chung Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngành thuỷ sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng t ỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thuỷ sản lớn cho thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vẫn phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của thế giới và văn hóa tiêu dùng của các quốc gia. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so vớ i cùng k ỳ năm 2009. 11
- Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Biểu đồ: Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005- 6 tháng/2010 12
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng xuất khẩu một số loại thuỷ sản chính của Việt Nam Cá vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thu ỷ sản của nước ta với 52 %. Trong đó có sự đống góp đáng kể của Cá Tra. Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng rất ấn tượng của xuất khẩu cá tra, giá trị xuất đạt trên 979 triệu USD. Năm 2008 xuất khẩu cá trra của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới chứ không ngoại trừ Việt Nam. Và đặc biệt là nó ảnh hưởng mạnh đến các nước nhập khẩu cá tra của chúng ta như: Mỹ, khu vực EU, châu Á… b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cá tra trên thị trường quốc tế Trước những thách thức của thị trường thế giới, xuất khẩu thủy sản năm 2008 vẫn tiếp tục đạt được những kỳ tích, ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2007 (3,763 tỷ USD), vượt mức kế hoạch (4,25 tỷ USD) khoảng 3,5%. Riêng 11 tháng năm 2008, t ổng sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đạt 1.144.651 tấn, tăng 36,3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,202 tỷ USD, bằng 98,9% kế hoạch, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2007. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 148 thị trường các nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Riêng về xuất khẩu cá tra, trong 10 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu tới 129 thị trường thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 449,4 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 13
- 1,112 tỷ USD; giảm 9,2% về khối lượng và 10,3% giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, các thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam là Mỹ (chiếm 10% tổng kim ngạch), Tây Ban Nha (9,3%) và Đức (8,3%) với giá trị nhập khẩu t ương ứng là Mỹ 111 triệu USD, Tây Ban Nha: 104 triệu USD và Đức: 91,4 triệu USD. Đây là một kết quả lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được sau bao khó khăn vất vả. Chúng ta có quyền tự hào về con cá tra của mình đã đặt chân được lên một số thị trường vô cùng khó tính như : Mỹ, Nga, Đức…Tuy nhiên để có thể đứng vững trên các thị trường này thì dòi hỏi không chỉ người nuôi cá mà cần sự vào cuộc của cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và sự giúp sức của chính phủ hơn nữa. Hãy nỗ lực để thương hiệu cá tra Việt Nam bay xa, bay cao hơn nữa. Thị truờng Khối lượng XK % khối lượng Giá trị XK % giá trị EU 187.064 37,5 454,097 40,8 Tây Ban Nha 38.120 8,6 104 9,3 Đức 29.346 7,1 91,4 8,2 Hà Lan 21.546 4,3 57,6 5,2 Ba Lan 21.221 4,2 40,7 3,7 Mỹ 34.471 6,9 110,935 10 ASEAN 35.835 7,1 72,634 6,5 Singapore 10.574 2,1 22 2,0 Malaysia 8.639 1,7 12.7 1,8 Ucraina 34.091 6,8 56,5 5,1 14
- Nga 35.941 7,2 58,6 5,3 Trung Quốc 15.447 3,1 28,3 2,5 Nước khác 122.264 22,5 238,9 21,5 Tổng cộng 499.405 100 1.112,6 100 * Giá trị: triệu USD * Khối lượng: tấn Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra của to àn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. 1. Đây là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu lớn cá Tra từ Việt Nam. Giá XK vào thị trường này cũng ít nhiều có tính định hướng và ảnh hưởng tới các thị trường còn lại. Tuy nhiên, giá XK trung bình vào thị trường này liên tục giảm trong những năm gần đây. 2.Tây Ban Nha nhập khẩu nhiều nhất trong khối EU với khối lượng 50.382 tấn, trị giá 121,122 triệu USD, tăng 9% về KL nhưng lại giảm 0,6% về GT so với năm 2008. Khối lượng tăng nhưng giá trị giảm, phản ánh giá xuất khẩu trung bình cũng sụt giảm theo. Các nhà nhập khẩu Tây Ban Nha hiện đã quan ngại đầu tư vào cá tra do sợ thua lỗ vì giá cá tra chào hàng mỗi lúc một thấp khiến họ không định hướng được giá nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu hiện đang kêu ca vì giá cá tra xuất khẩu quá thấp. 15
- 3. Do tập quán tiêu dùng và “thất thu” nguồn cá tại Địa Trung Hải nên Đức và Tây Ban Nha có nhu cầu tiêu thụ cá tra, basa lớn hơn so với các nước còn lại trong khối EU. Hà Lan cũng nhập khẩu lượng lớn cá tra, basa nhưng trong đó có một phần được tiêu thụ tại thị trường nội địa, một phần là trung chuyển sang các nước trong khối EU vì tại đây có cảng Rôttecđam - cảng lớn kiểm tra không gắt gao so với một số cảng trong khối nên nhà nhập khẩu chọn để nhập hàng tiêu thụ. Cả 3 thị trường này đều giảm giá trị nhập khẩu cá Tra trong năm 2009, trong đó Hà Lan (t rung chuyển) giảm mạnh nhất (gần 27%) do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cần trung chuyển qua đây đ ã giảm mạnh. 4. Ba Lan: một trong những thị trường trọng điểm của khối EU nhập khẩu nhiều cá tra nhưng Ba Lan chủ yếu tiêu thụ hàng cá tra không phải loại 1, lạng da bỏ xương (thịt đỏ) tương tự như thị trường Nga. Năm 2009, suy giảm sức mua rõ rệt tại thị trường này cộng với nghiêng hàm lượng cá loại 2 (giá XKTB giảm xuống 1,91 USD/kg từ mức 2,19 USD/kg của năm 2008) đã khiến giá trị nhập khẩu cá Tra từ VN của Ba Lan giảm đáng kể đến gần 40% so với năm 2008 Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008. Cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ đứng sau mặt hàng tôm. 16
- II- GIÁ CẢ CÁ TRA XUẤT KHẨU. 1. Thực trạng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cá tra xuất khẩu Theo báo cáo của Cục Chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, giá xuất khẩu cá tra bình quân giảm mạnh qua các năm: năm 2008 giảm 8% so với năm 2007; năm 2009 tiếp tục giảm 12,8% so với năm 2008. Năm 2009 vừa qua, giá cá tra xuất khẩu b ình quân tại hầu hết các thị trường đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Nga tăng 2,5% do thực hiện thống nhất cơ chế một giá xuất hàng đi Nga cho dù khối lượng và giá trị xuất khẩu sang Nga đã giảm hơn một nửa, trong khi thị trường Mỹ giảm nhẹ 1,5% mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đều tăng trưởng cao. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá cá tra là: Một là do tác động khủng hoảng kinh tế thị trường co hẹp và sức mua kém. Bởi vì: +) Cuộc khủng hoảng t ài chính Mỹ đã kéo theo một lọat hiệu ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác trên thế giới. Một số khảo sát mới đây ở Mỹ cho thấy có đến 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn, việc đi ăn nhà hàng giảm tới 25%, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. +) Ở thị trường châu Âu, khủng hoảng kinh tế đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ, một phần do cạnh tranh giữa doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra ngày càng đông, cạnh tranh gay gắt với nhau bởi vậy sẽ có tác động đến giá cá tra. +) Một nguyên nhân khác đó là t ỷ giá giữa đồng Euro và USD diễn biến bất lợi, từ 1 Euro đổi được 1.55 USD, nay giảm xuống còn 1,22 USD, đã đẩy giá thành lên cao khiến sức mua giảm +) Mặt khác, các nhà NK đang bị NH nước họ siết chặt tín dụng cho vay, do đó họ khan hiếm tài chính để NK cá tra - điều này đang bắt đầu tác động ngược lại tới người nuôi và chế biến cá tra ở nước ta. Như vậy, năm 2008, tình hình ngành thủy sản nước ta, đặc biệt là 17
- cá tra rơi vào 2 cuộc khủng hoảng: lạm phát ở trong nước khiến lãi suất vay cao và khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến XK bị đình trệ. Hai là: . Hai là, chi phí sản xuất và lãi suất cao, hạn chế tín dụng, trong khi giá bán cá không tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Người nuôi thua lỗ, cung cầu nguyên liệu không ổn định, khi thiếu nguyên liệu, khi lại tăng đột biến, gây tâm lý chạy theo số lượng, đồng thời bị nhà nhập khẩu ép giá. Bởi vì: +) Năm 2008, do t ình hình lạm phát của Việt Nam nên đã có sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ, thắt chặt tín dụng khiến lãi suất tín dụng bị đẩy lên cao. +) Cuôc khủng hoảng lương thực thế giới cũng đẩy giá thành NK nguyên liệu thức ăn lên cao, như giá tinh dầu từ 350 USD hồi đầu năm lên 570 USD ảnh hưởng nhiều đến giá thành đầu vào Sau khủng hoảng lương thực là khủng hoảng tài chính thế giới, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia vốn là thị trường NK cá tra của Việt Nam như Mỹ, Đông du, Ukraina, Nga, Bungari... +) Trong khi đó, giá thức ăn tăng liên tục, có tháng 4 - 5 lần điều chỉnh giá. “Với giá thành cá tra thương phẩm từ 15.500 - 16.000 đồng/kg thì người nuôi chỉ từ hoà vốn tới lỗ”, Ba là: . Ba là, cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp thông đồng với nhà nhập khẩu bán cá chất lượng thấp, giá thấp. Thông tin liên kết thị trường giữa các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không đồng đều, ghi nhãn mác không đồng nhất tác động đến các thị trường xuất khẩu. Bởi vì: +) Các nhà thương mại rất giỏi và năng động nhưng họ không có nhà máy nên không bị áp lực về việc trả lương cho công nhân, khoản tiền đầu tư cơ sở sản xuất… vì vậy mà giá nào họ cũng bán miễn là có lời dù rất nhỏ. Các con số cụ thể liên quan đến giá cá tra là: 18
- +) Với việc sử dụng các yếu tố đầu vào từ Philippines thay vì Bangladesh như trước, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra VN lên mức cao nhất từ trước đến nay, trên 100%. +) Khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong thời gian tới gặp phải khi DOC thông qua mức thuế chính thức là ngoài việc phải đóng thuế cho các lô hàng đã xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải đóng tiền đặt cọc t ương đương với mức thuế mà DOC đưa ra kể từ tháng 3-2011. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu 100 triệu USD thì với mức thuế 130% sẽ phải đóng quỹ 130 triệu USD trước khi xuất hàng vào Mỹ. Đây là một khoản tiền không hề nhỏ, doanh nghiệp khó có thể đáp ứng. +) Liên tục trong các năm gần đây, giá cá tra xuất khẩu Việt Nam bị giảm sút trên thị trường thế giới. Năm 2010, giá xuất khẩu cá tra giảm từ 2,28 USD/kg (năm 2009) xuống còn 2,13 USD/kg. Trong khi đó, các rào cản thương mại ngày cành nhiều, đồng euro giảm giá so với đồng đôla Mỹ gây ra tác động tiêu cực đến đầu ra cá tra, cá ba sa. 1.2. Giá biến động theo thời gian a. Giá cá tra xuất khẩu biến động qua các năm. Giá xuất khẩu cá tra qua từng năm - Đồ họa: Mạnh Tánh 19
- Trong hơn 10 năm (1998-2010) từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia của VN với giá trị xuất khẩu tăng 140 lần, xuất khẩu đi 130 quốc gia v à vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, dự kiến năm 2010, xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển nóng về diện tích nuôi, sản lượng cá nguyên liệu và sản lượng xuất khẩu, giá cá tra giảm liên tục theo thời gian. Trong suốt giai đoạn 2000- 2010 chỉ duy nhất năm 2006 giá xuất khẩu cá tra tăng so với năm tr ước, các năm còn lại giá đều giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng là do sản lượng tăng. Nếu như năm 2000 giá xuất khẩu cá tra trung bình là 3,7 USD/kg thì đến năm 2009 chỉ còn 2,2 USD. Những tháng đầu năm 2010 giá cá tra tiếp tục giảm kỷ lục, ở mức 2,14 USD/kg tính chung cho tám tháng đầu năm. Giá cá giảm ở cả những thị trường có sản lượng xuất khẩu tăng trưởng cao như Trung Đông, Mexico, Saudi Arabia và Úc. Nhiều người bất bình vì xuất khẩu của cá tra Việt Nam ra thế giới gần như “một mình một chợ” nhưng giá xuất liên tục giảm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt, cạnh tranh nội bộ dẫn đến phá giá hoặc bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng uy tín, bị nhà nhập khẩu ép giá… b. Giá cá tra trong các tháng của năm 2008- 2009. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam - một số giải pháp để phát triển
15 p | 1098 | 427
-
Tìm hiểu thị trường vàng tại Việt Nam
40 p | 685 | 322
-
Luận văn đề tài: Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
108 p | 1035 | 170
-
ĐỀ TÀI " TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT Ở THỊ TRƯỜNG AN GIANG "
79 p | 479 | 149
-
Tiểu luận “Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”
22 p | 611 | 131
-
Đề tài: Tìm hiểu thị trường hối đoái giao ngay
20 p | 449 | 112
-
Đề tài "Tìm hiểu về Phân tích kỹ thuật"
31 p | 336 | 107
-
Đề Tài: Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp
11 p | 301 | 90
-
Đề tài: Tìm hiểu nhiên liệu CNG - ĐH Trần Đại Nghĩa
22 p | 312 | 66
-
Đề tài: Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam
41 p | 247 | 63
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu chung về phân tích kĩ thuật trên thị trường chứng khoán và logic mờ”
58 p | 158 | 41
-
Đề tài “Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH ÚC ĐẠI LỢI“
66 p | 152 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hệ thống phân phối trên thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam
104 p | 136 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018
81 p | 43 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Sách văn Việt
8 p | 130 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu thị trường khách du lịch Nhật Bản tại Hải Phòng
102 p | 112 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường sách tham khảo phục vụ học sinh phổ thông ở Hà Nội trong những năm gần đây
7 p | 96 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thị trường điện cạnh tranh và định hướng phát triển ngành điện đến năm 2030
133 p | 36 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn