intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

47
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tai là đánh giá được hiện trạng thị trường nhà ở chung cư tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; đánh giá được nhu cầu, một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường nhà ở chung cư tại Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THẢO Tên đề tài: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHUNG CƯ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K47 - ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 GV Hướng Dẫn : T.S Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương trâm “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên của các trường đại học nói chung và sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài Nguyên , các thầy cô giáo , cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo tại Công ty CP Tập Đoàn Tecco chi nhánh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập rèn luyện và học hỏi tại công ty. Đặc biệt em xin cảm ơn các anh, các chị tại Sàn giao dịch BĐS Tecco Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, bảo ban em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 SINH VIÊN Dương Thị Thảo
  3. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Nguyên nghĩa BĐS Bất động sản GDP Tổng sản phẩm nội địa FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Cty CP Công ty cổ phần KCN Khu công nghiệp TW Trung ương QH Quốc hội NĐ Nghị định NĐ – CP Nghị định Chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐ – BXD Quyết định Bộ xây dựng TT – BXD Thông tư Bộ xây dựng TT – BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân TBCo Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2015-2020 ........................... 7 Bảng 2.2: Bảng lượng cung BĐS nhà ở trên cả nước 6 tháng đầu năm 2018 ........ 32 Bảng 2.3: Lượng cung nhà ở chung cư tại TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2018 ..... 33 Bảng 2.4: Nguồn cung nhà ở chung cư tại TP Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2018.34 Bảng 4.1: Các dự án nhà chung cư tại Thành Phố Thái Nguyên tính đến năm 2018 49 Bảng 4.2: Tổng hợp giá nhà ở chung cư tại Thái Nguyên .............................. 51 Bảng 4.3: So sánh mức giá nhà chung cư tại Tỉnh Thái Nguyên với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ( triệu/m2) ....................................................................... 53 Bảng 4.4: Lượng sản phẩm BĐS đã giao dịch tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2018 ................................................................................................................. 59 Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến của người dân ..................................................... 59 Bảng 4.6: Các tiện ích của tòa nhà chung cư .................................................. 62
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu............................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 4 2.1. Khái quát về nhà ở chung cư...................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm về nhà ở chung cư................................................................... 4 2.1.2 Thị trường nhà ở chung cư hiện nay ........................................................ 4 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhà ở chung cư ................................ 5 2.2.1 Yếu tố nhân khẩu ..................................................................................... 5 2.2.2 Yếu tố khu vực ......................................................................................... 6 2.2.3 Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 7 2.2.4 Yếu tố xã hội ............................................................................................ 9 2.2.5 Yếu tố tự nhiên ....................................................................................... 14 2.2.6 Các yếu tố khác: .................................................................................... 18 2.3 Các nguyên tắc cơ bản và phương pháp định giá nhà ở chung cư............ 20 2.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của định giá đất và tài sản gắn liền với đất ............. 20 2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản để định giá nhà chung cư .................................. 21 2.3.3 Các phương pháp định giá nhà ở chung cư........................................... 23 2.4. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 26
  6. v 2.5. Công tác quản lý của nhà nước về thị trường nhà ở chung cư trên thế giới và Việt Nam .................................................................................................... 28 2.5.1 Quản lý nhà nước về thị trường nhà ở chung cư trên thế giới ............... 28 2.5.2 Quản lý nhà nước về thị trường nhà ở chung cư tại Việt Nam .............. 29 2.5.3 Các loại hình nhà ở chung cư tại Việt Nam ........................................... 31 2.5.4 Đặc điểm của thị trường nhà ở chung cư tại Việt Nam ......................... 32 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 36 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 36 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 36 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 36 3.2 Thời gian địa điểm nghiên cứu ................................................................. 36 3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 36 3.4 Phương pháp nhiên cứu............................................................................. 36 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .................................................... 36 3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 37 3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn ........................................................... 37 3.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu .............................. 37 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 39 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 39 4.1.1Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 39 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 43 4.2 Tình hình sử dụng nhà ở chung cư của thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018 .......................................................................... 48 4.2.1. Giá chung cư tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............. 48 4.2.2.Tình hình quản lý nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 53
  7. vi 4.2.3. Thực trạng thị trường nhà ở chung cư tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................................... 56 4.2.4. Đánh giá thị trường nhà ở chung cư tại Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................. 58 4.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 62 4.3.1 Ảnh hưởng của dân cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................. 62 4.3.2 Ảnh hưởng của vị trí địa lý thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên .............. 63 4.3.3.Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................................... 64 4.3.4. Ảnh hưởng của vị trí tòa nhà chung cư tại thành phố thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................................... 65 4.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khác tại thành phố thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 65 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý thị trường nhà ở chung cư tại Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 66 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 68 5.1. Kết luận .................................................................................................... 68 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội. Do sức ép của sự đô thị hóa, đất đai ngày nay càng này càng giảm sút về chất lượng và số lượng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề như dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai, nhà ở ngày càng tăng. Hơn thế nước ta là một trong các nước đông dân nhất thế giới với hơn 9 triệu dân và có thể sẽ tăng them nữa trong những năm tới thì nhu cầu về nhà ở là rất lớn, mà đất đai không thể tăng thêm. Nắm bắt được tình hình về nhu cầu cũng như thị hiếu của dân cư mà ngày nay nhà ở chung cư là một loại hình bất động sản rất được ưa chuộng và phát triển. Không chỉ đáp ứng về nhu cầu về nhà ở mà nó còn là một loại tài sản bát động sản, nguồn vốn, nguồn động lực để phát triển kinh tế. Thành phố Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, nằm bên bờ sông Cầu, là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Bắc, chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về dân số. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp và được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn với nhiểu trường đại học cao đẳng.. Thành phố Thái Nguyên cũng là một trung tâm quân sự - quốc phòng quan trọng của vùng, nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh và nhiều cơ quan khác của Quân khu 1. Những năm gần đây ngoài được biết với vai trò là một thành phố công nghiệp với việc khai thác quặng, sản xuất sắt thép thì Thành Phố Thái Nguyên còn được biết đến là một thành phố có
  9. 2 nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài như công ty Sam Sung, Glonic, khu công nghiệp Điềm Thụy. Chính vì vậy mà thành phố Thái Nguyên có một lực lượng dân cư lao động đi chuyển từ nhiều thành phố lớn nhỏ khác nhau đổ về đây sinh sống và làm việc. Nắm bắt được tình hình nên những năm gần nhiều nhà đầu tư đã đổ về đây đầu tư bất động sản, ngoài việc hình thành các khu dân cư, đô thị thì nhà ở chung cư cũng là một loại hình bất động sản đang ngày càng phát triển. Ngoài 2 căn nhà ở tập thể cũ được xây dựng từ những năm 70 thì từ năm 2016, thành phố Thái Nguyên đã có sự xuất hiện nhiều tòa nhà chung cư hơn, với nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ khác nhau làm cho thị trường bất động sản càng thêm sôi động Tuy nhiên đây được coi là một loại hình bât động sản mới tại Thành phố Thái nguyên, chỉ mới xuất hiện rầm rộ mấy năm gần đây nên thị trường nhà ở chung cư còn có nhiều biến động và khó kiểm soát. Nhiều người dân muốn tìm hiểu về loại hình bất động sản này tuy nhiên còn chưa nắm bắt được tình hình thực tế, cũng như chưa biết rõ về thị trường nhà ở chung cư. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt thị trường bất động sản nói chung, thị trường nhà ở chung cư nói chung, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi đã giúp đỡ em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tìm hiều thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng thị trường nhà ở chung cư tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá được nhu cầu, một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường nhà ở chung cư tại Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
  10. 3 - Đề xuất một số các giải pháp quản lý thị trường nhà ở chung cư tại Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu Đề tài giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận những phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản than, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoành thành khóa luận tốt nghiệp. Nắm chắc các quyết định về quản lý thị trường nhà ở chung cư bằng việc áp dụng trực tiếp vào thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đối với thục tiễn, đề tài góp phần đề xuất các phương án quản lý thị trường nhà ở chung cư ngày một hiệu quả hơn. - Đánh gía được thực trạng thị trường nhà ở chung cư, xác định được các ưu điểm, tồn tại và khó khăn của thị trường và công tác quản lý, từ đó đưa ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện quản lý một cách hiệu quả nhất.
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái quát về nhà ở chung cư 2.1.1 Khái niệm về nhà ở chung cư Khái niệm nhà chung cư được nhắc đến lần đầu tiên trong Luật Nhà ở 2005 trước đó nhà chung cư được gọi là nhà tập thể (Luật Nhà ở, 2005).. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh (Luật Nhà ở, 2014). Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, logia gắn liền với căn hộ đó; Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với các hộ, phần diện tích thuộc phần sở hữu riêng. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng trên; Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy…Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó. Cụm nhà chung cư: là khu nhà có từ hai nhà chung cư trở lên trong cùng một địa điểm xây dựng của cùng một chủ đầu tư hoặc một khu nhà chung cư được xây dựng trước đây. 2.1.2 Thị trường nhà ở chung cư hiện nay Hiện nay chung cư là một loại hình bất động sản khá phát triển tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam là một nước đông dân,
  12. 5 với dân số trẻ, năng động và tốc độ đô thị hóa khoảng 3% mỗi năm, Việt Nam hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở, đặc biệt tại những khu đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.Trong năm 2017, thị trường nhà ở của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục đà phát triển của năm 2016. Ở cả hai thành phố, có tổng cộng 66 nghìn căn hộ được chào bán và 59 nghìn căn hộ được hấp thụ. Mô hình căn hộ chung cư đang ngày càng phổ biến hơn với người dân Việt Nam. Với sự thiếu hụt các dự án công về nhà ở, thị trường căn hộ đang được dẫn dắt bởi các chủ đầu tư tư nhân. Sự phát triển đô thị theo chiều dọc này sẽ diễn ra nhanh hơn nữa trong các năm tới, đặc biệt khi rất nhiều dự án sẽ hoàn thành xây dựng và bàn giao căn hộ trong năm 2018 và 2019. Thành phố Thái Nguyên cũng là một trong những thành phố có sự phát triển nhanh chóng về loại hình nhà ở chung cư cả về số lượng, chất lượng của các chủ đầu tư. Từ năm 2016 cho đến nay thành phố Thái Nguyên đón nhận nhiều dự án đầu tư về nhà ở chung cư, đi đầu là Công ty CP tập đoàn TBCo với các dự án TBCo phường Hoàng Văn Thụ, dự án nhà ở chung cư Riverside, tiếp đó là sự đổ bộ của Cty CP Tổng Cty đầu tư TECCO chi nhánh Thái Nguyên với dự án Tecco Tower Phủ Liễn và dự án Tecco Camelia Complex, Công ty CP TNG với dự án nhà ở xã hội 15 tầng, Cong ty CP và Xây dựng Đại Nam với dự án chung cư Green Pearl, gần đây nhất là dự án chung cư Thái Nguyên Tower tại đường Trưng Vương, dự kiến số lượng căn hộ chung cư tung ra thị trường lên tới 6000 căn hộ. Có thể thấy thị trường nhà ở chung cư đang phát triển dồn dập và diễn biến phức tạp. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhà ở chung cư 2.2.1 Yếu tố nhân khẩu - Việt Nam được xem là một nước đông dân của thế giới tính, theo Liên hợp Quốc đến cuối năm 2018, Việt Nam có 96,89 triệu dân, chiếm 1.27% dân số Thế giới và Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
  13. 6 - Với dân số đông như vậy, tuy nhiên diện tích lãnh thổ của Việt Nam chỉ là 310060 km2. Mật độ dân số của Việt Nam là 312 người/km2 - Tỉnh Thái Nguyên là một thành phố có dân số khá cao với khoảng 1,2 triệu dân. Trong đó riêng thành phố Thái Nguyên chiếm 45.341 người. 2.2.2 Yếu tố khu vực -Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Là một nước được xem là cửa ngõ của Thái Bình Dương, với lợi thế về địa hình và nguồn tài nguyên đa dạng và giàu có, Việt Nam được nhiều công ty nước ngoài nhòm ngó và đầu tư - Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là một thành phố nằm ở trung du miền núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là quặng sắt. Được xem là một thành phố công nghiệp về sắt thép, những năm gần đây thành phố Thái Nguyên còn được biết đến là một thành phố có nhiều khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mọc lên. Đặc biệt phải nói đến là khu công nghiệp Sam Sung, Điềm Thụy… Thành phố Thái Nguyên còn được biết đến là một nơi đào tạo nguồn nhân lực lớn của thế giới với nhiều trường Đại học, cao đẳng…
  14. 7 2.2.3 Yếu tố kinh tế - Những năm gần đây Việt Nam luôn là một nước có sự phát triển kinh tế tương đối ổn định và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam được biết đến là một trong các nước nông nghiệp có lượng gạo xuất khẩu đứng top đầu trên thế giới, ngoài ra Việt Nam có một lượng tài nguyên khoáng sản giàu có như dầu khi, quặng sắt và gần đây nhất phải nói đến công ty Sam Sung đầu tư vào nước ta. Tuy còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên tình hình kinh tế của nước ta những năm gần đây đều tăng, thể hiện rõ dưới bảng sau. - Theo Chính phủ, tất cả chỉ tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội giao trong năm 2018 đều hoàn thành, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Bảng2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2015-2020 Năm USD/ Người 2015 2.109 2016 2.215 2017 3.389 2018 2.540 2020 ( Dự kiến) 3.200 – 3.500 + GDP cả năm 2018 của nước ta tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất
  15. 8 khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%. - Thái Nguyên không chỉ là “cái nôi của cách mạng”, Thái Nguyên giờ đây đang nổi lên như một hiện tượng, một trung tâm kinh tế đang lên của miền Bắc nói chung, Việt Bắc nói riêng. +Trong năm 2016 và 2017, bình quân kinh tế Thái Nguyên tăng trưởng 14%; năm 2017 đạt 12,75% (cao nhất trong vùng và cao gấp gần hai lần mức bình quân chung cả nước). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2015, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thái Nguyên cũng là vùng đất công nghiệp với 6 khu công nghiệp quy mô lớn, diện tích gần 1.500 ha. + Năm 2018 tình hình tăng trưởng kinh tế dự ước được duy trì ở mức khá cao; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,8% so với năm 2017; giá trị xuất khẩu tăng 10,2% so với năm 2017; thu ngân sách nhà nước ước đạt 14 nghìn tỷ đồng, tăng so với dự toán; công tác xúc tiến đầu tư thu được nhiều kết quả tốt, từ sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 62 dự án của 43 nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 113.508 tỷ đồng; giá cả thị trường nhìn chung ổn định, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định; công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đúng mức đã góp phần ổn định xã hội và cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. + Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2018 ước tính tăng 10,44% so với năm 2017 (kế hoạch là 10,5%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4,15%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,2%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,28%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.
  16. 9 Mặc dù đạt xấp xỉ mục tiêu kế hoạch là 10,5% nhưng vẫn có thể đánh giá là năm có tốc độ tăng trưởng cao và là một trong số các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. Với dự ước tăng trưởng năm 2018 đạt 10,44%, nếu năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 9%, năm 2020 tốc độ tăng trưởng đạt 8% thì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 sẽ đạt mức 11,27%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (mục tiêu từ 10% trở lên). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, do ngành công nghiệp tăng cao trong 4 năm trở lại đây nên khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch rất nhanh, năm 2018 dự ước chiếm 57,2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,9%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 31,9%. + Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 ước đạt 77,7 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 9,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2017 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo Đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 3.375 USD/người/năm (bình quân chung cả nước năm 2017 là 53,4 triệu đồng, tương đương 2.389 USD/người/năm). 2.2.4 Yếu tố xã hội - Những năm đổ về đây đời sống nhân dân tại Việt Nam ngày càng được cải thiện về tất cả các mặt. Năm 2018, thu nhập bình quân một người một tháng ước tính đạt 3,76 triệu đồng (tăng 660 nghìn đồng so với năm 2016), bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 10,2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm 2018 ước tính 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017. Thiếu đói trong nông dân năm 2018 giảm mạnh so với năm trước, cả nước có 105 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 42,1%, tương ứng với 420 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 43,7%. Thiếu đói năm nay giảm mạnh là kết quả chỉ đạo, điều hành tích cực của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của người dân trong sản xuất như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề để tạo thêm
  17. 10 việc làm, đồng thời diễn biến thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và công tác phòng chống giảm thiểu tác động của thiên tai đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 7,4 nghìn tấn lương thực và hơn 1,6 tỷ đồng. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2018 là 4.977 tỷ đồng, bao gồm 2.792 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1.487 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 698 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, đã có gần 23,6 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước. + Lao động : Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV năm 2018 ước tính là 55,7 triệu người, tăng 286,6 nghìn người so với quý trước và tăng 530,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Lao động nam 29,2 triệu người, chiếm 52,3%; lao động nữ 26,5 triệu người, chiếm 47,7%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,9 triệu người, chiếm 32%; khu vực nông thôn là 37,8 triệu người, chiếm 68%. Tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,4 triệu người, tăng 566,2 nghìn người so với năm 2017. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý IV năm 2018 ước tính 54,6 triệu người, bao gồm 20,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 37,7% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 14,6 triệu người, chiếm 26,7%; khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 35,6%. Tính cả năm 2018, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người, bao gồm 20,7 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 38,1% tổng số (giảm 2,1 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4 triệu người, chiếm 26,6% (tăng 0,8 điểm
  18. 11 phần trăm); khu vực dịch vụ 19,2 triệu người, chiếm 35,3% (tăng 1,3 điểm phần trăm). Trong năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%. + Về giao thông: Hệ thống các đường giao thông ở Việt Nam đang ngày càng được đầu tư hoàn thiện hơn về cả số lượng và chất lượng. * Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng chiều dài các con đường kể trên là 14.790,46 km, trong khi đó toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ của Việt Nam được cho là có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, với gần 85% đã tráng nhựa. * Bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 21 đến nay, Hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam bao gồm các tuyến và đoạn cao tốc riêng lẽ trải dài phân bổ từ Bắc đến nam liên kết với nhau tạo thành tạo thành đường cao tốc lớn đi từ bắc đến nam (ví dụ Đường cao tốc Bắc – Nam). Hiện theo tính toán (chưa tính các đoạn đường chưa xác định chính xác quãng đường) thì toàn bộ hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường hơn 2000 km. * Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng. * Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai
  19. 12 con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng 543 km. Sông Hậu là con sông có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km. * Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và các sân bay nội địa. Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác. Việt Nam hiện nay có tổng cộng 27 sân bay các loại có bãi đáp hoàn thiện, trong đó có 8 sân bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các máy bay loại cỡ trung trở lên + Về giáo dục : Trong năm học 2018, cả nước có 5,3 triệu trẻ em bậc mầm non (0,7 triệu trẻ em đi nhà trẻ và 4,6 triệu trẻ em đi học mẫu giáo); 16,6 triệu học sinh phổ thông đến trường (8,4 triệu học sinh tiểu học; 5,6 triệu học sinh trung học cơ sở; 2,6 triệu học sinh trung học phổ thông) và 1,5 triệu sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng về loại hình đào tạo và mô hình hoạt động. Hiện nay, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp và 1.045 trung tâm giáo dục thường xuyên. Đào tạo nghề năm 2018 đã tuyển mới được 2.210 nghìn người, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp tuyển sinh được 545 nghìn người; trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo nghề khác tuyển sinh được 1.665 nghìn người, trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 800 nghìn lao động nông thôn học nghề theo + Y tế: Trong nhiều năm qua, Y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phát triển hệ thống y tế và BHYT theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Y tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển mạng lưới y tế, trong dự phòng bệnh tật và trong khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, tăng cường, phương thức hoạt
  20. 13 động có nhiều đổi mới. Năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh của các cơ sở y tế dự phòng đã được cải thiện rõ rệt; đã khống chế được các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và được thế giới đánh giá cao. Có bước đột phá trong đầu tư cho hệ thống bệnh viện, hầu hết các bệnh viện đã và đang được cải tạo, nâng cấp từ ngân sách nhà nước, Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép các bệnh viện công lập vay vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xây dựng mới các bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân. Tài chính y tế đã có những bước phát triển cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách BHYT có bước phát triển mạnh mẽ, số người tham gia BHYT đã tăng từ 28% năm 2005 đến nay đạt trên 82%. Y tế tư nhân đã được hình thành, không ngừng phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế nước ta. Nhờ đó, Y tế nước ta đã đạt và vượt các mục tiêu Thiên niên kỷ và các chỉ tiêu Quốc hội giao; được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Nhiều chỉ số y tế của nước ta cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Đạo đức, phong cách, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được chú trọng, nâng cao. Nhiều tấm gương y bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận. Tuy nhiên, trước biến đổi khí hậu toàn cầu và các yếu tố bất lợi khác, y tế nước ta đang đứng trước những thách thức cần phải nhanh chóng được khắc phục để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. - Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thành luôn được đánh giá cao về sự phát triển của kinh tế và xã hội. Đối với các vấn đề của xã hội được thể hiện qua các mặt sau: + Về giao thông: Thái Nguyên là một tỉnh thành phố có hệ thống đường giao thông thuận lợi, các đường cao tốc nối giữa các tỉnh thành như Hà Nội_ Thái Nguyên, Thái Nguyên –Lào cai. Hệ thống đường sắt chuyên chở người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2