Đề tài:Triết học cổ điển Đức
lượt xem 162
download
Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kant (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Schellinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và triết học duy vật của Feuerbach (1804 – 1872). Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:Triết học cổ điển Đức
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ ----- ----- Đề tài: TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: K37.602.104 Lớp: K37_Sử B Môn: Lịch sử văn minh thế giới TP Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2013 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 1
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới MỤC LỤC Mở đầu............................................................................................................4 I. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội, khoa học và một số đ ặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức....................................................5 1. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội..........................................................5 2. Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức..........................5 II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu biểu..........................................................................................................8 1. Immanuel Kant (1724 – 1804)...............................................................8 a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Immanuel Kant................8 b) Những nội dung chính của “Triết học lí luận”........................10 2. Johann Gottlieb Fichte (1762-1814)....................................................14 a) Vài nét về Johann Gottlieb Fichte..............................................14 b) Sơ lược về triết học của Johann Gottlieb Fichte.....................15 3. Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775 – 1854) ............................16 a) Vài nét về Friedrich Wilhelm Joseph Schelling ........................16 b) Sơ lược về triết học của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling ...................................................................................................................16 4. Georg Vinhem Phridich Hegel (1770 – 1831).....................................17 a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Hegel..............................17 b) Những tác phẩm triết học lớn của Hegel.................................18 c) Phép biện chứng và những hạn chế trong phép biện chứng của Hegel.........................................................................................25 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 2
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới 5. Ludwig Feuerbach (1804 – 1872).............................................................27 a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Ludwig Feuerbach .........27 b) Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach......................28 c) Những hạn chế trong triết học của Ludwig Feuerbach...........29 III. Kết luận................................................................................................31 Phụ lục..........................................................................................................32 Tài liệu tham khảo........................................................................................35 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 3
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới MỞ ĐẦU Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kant (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Schellinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và tri ết h ọc duy v ật của Feuerbach (1804 – 1872). Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về ch ất trong l ịch s ử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu th ế k ỉ XIX. Đây là đ ỉnh cao c ủa thời kì triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết h ọc hiện đại. Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho ch ế độ đó. Th ời kì cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng Tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh đến nước Phổ, và Hêghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó. Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã làm nảy sinh h ệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó tạo nên nét riêng c ủa triết học cổ điển Đức. Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kì “rối rắm” và có tính chất bảo thủ. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 4
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới I. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội, khoa học và một số đ ặc điểm cơ bản của triết học cổ điển đức 1. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản được thiết lập và phát triển mạnh mẽ hầu hết ở các nước Tây Âu. Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước nhảy đột biến trong sự phát triển của lực lượng s ản xuất, khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa tư bản so với tất cả các xã hội trước đó. Trong khi đó nước Đức vẫn đang ì ạch trong chế đ ộ phong ki ến. Xu hướng phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa đã bị ch ế độ phong ki ến quan liêu chuyên chế cản trở. Nhà nước liên bang chỉ tồn tại trên danh nghĩa, gồm 360 công quốc nhỏ bé làm cho đất nước Đức trở thành một quốc gia manh mún, yếu kém về mọi mặt như Ănghen đã gọi nó là “sự cùng khổ Đức” của lịch sử nước Đức. Giai cấp Tư sản nằm mơ về cách mạng tư sản Pháp nhưng l ại ch ưa dám hành động. Cùng với tình hình kinh tế - xã hội ở trong nước sự phát tri ển c ủa khoa h ọc, đặc biệt là sự phát triển của khoa học tự nhiên đã đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại. Các phát minh khoa học đã chứng tỏ rằng ph ương pháp t ư duy siêu hình, t ư biện không thể pát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong gi ới t ự nhiên và thực tiễn trong xã hội đang diễn ra ngày càng phong phú phức tạp. Thực tiễn và nhu cầu phát triển tư duy lý luận đòi hỏi và đã tạo tiền đề, điều kiện cho sự xuất hiện của một nền triết học mới–Triết học cổ điển Đức. 2. Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 5
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý th ức hệ của giai c ấp T ư s ản Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Như tình trạng nước Đức lúc b ấy gi ờ trong tư tưởng và hệ thống của các triết gia Đức có tính hai mặt. Do các nhà triết học phần lớn xuất thân từ tầng lớp xã h ội thượng lưu, g ắn bó m ật th ết phong trào quý tộc về lợi ích kinh tế, địa vị chính trị, vì thế một mặt họ mong mu ốn th ống nhất đất nước, phồn vinh, nhưng một mặt họ sợ sức mạnh của quần chúng lao động mà thoả hiệp với các quý tộc phong kiến dẫn đến tư tưởng bảo th ủ, c ải lương về mặt chính trị - xã hội, mâu thuẫn với tính cách mạng và tính khoa học. Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò, vị trí tích c ực c ủa con ng ười. Kế thừa và phát huy những tư tưởng thời kỳ Phục Hưng và Cận đại, các nhà triết học cổ điển Đức đã khẳng định con người là chủ thể, là k ết qu ả là s ản ph ẩm c ủa hoạt động tự nó, cho nó vì nó cho nên th ực ti ễn cao h ơn lý lu ận, l ịch s ử ch ỉ là phương thức tồn tại của con người, cá nhân có thể làm chủ được vận mệnh của mình và cao hơn là tư tưởng con người trong bản chất xã hội. Như vậy triết học cổ điển Đức đã làm một bước rẽ trong việc hình thành, phát triển của triết học. Nếu như trước đây triết học phương Tây lấy những vấn đề nhận thức luận, bản th ể luận…làm nền tảng, thì trong bối cảnh đầy sự biến động cuối th ế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX con người lại trở thành xuất phát điểm của m ọi v ấn đ ề tri ết h ọc. Tuy vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội đã đưa đến quan ni ệm sùng bái và tuy ệt đ ối hoá vai trò của lý tính, của tư duy. Biến tư duy của con người thành một th ực th ể đ ộc lập đối với đời sống thực của nó, thực thể tinh thần tối cao làm căn nguyên để giải thích cho tất cả mọi cái, mọi hiện tượng đang hiện tồn. Trong triết học cổ điển Đức thực tiễn và khoa học đã đặt ra yêu cầu là cần phải có phương pháp tư duy để phản ánh chân thực về tồn t ại mà lại th ể hi ện được tinh thần cách mạng của thời đại. Các nhà triết học cổ điển Đức đã ti ếp thu những tư tưởng biện chứng trong di sản triết học truyền thống để xây dựng nên Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 6
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới phép biện chứng của mình. Lần đầu tiên phép biện chứng tồn tại là một ph ương pháp nhận thức có tính đồng kết, được biểu hiện chặt chẽ qua hệ thống các khái niệm phạm trù. Mặc dù là phép biện chứng duy tâm nh ững v ẫn đ ược các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đánh giá cao. Đó là một trong nh ững cơ s ở lý luận được triết học Mác đề ra. Trên đây là những đăc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức. Luận điểm của Mác coi những đặc điểm của triết học cổ điển Đức là “ lý luận của ngưòi Đức về cách mạng tư sản Pháp” một mặt cho thấy đặc điểm riêng của triết học cổ điển Đức so với triết học Pháp thế kỷ XVIII, dù giữa chúng có sự kế thừa to lớn ; m ặt khác khẳng định giá trị tư tưởng vĩ đại của triết học cổ điển Đức. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 7
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu biểu Immanuel Kant (1724 – 1804) 1. Vài nét về cuộc đời và triết học của Immanuel Kant a) Imanuel Kant (1724- 1804) được mọi người biết đến là người sáng lập ra n ền triết học cổ điển Đức; là một trong những nhà tiết học vĩ đại nh ất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác. Triết học của ông là “nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của Kant”. Kant sinh năm 1724 ở Kênisbec. Năm 1745 ông tốt nghiệp đại h ọc tổng hợp Kênisbec và trở thành một gia sư. Năm 1755 ông là giáo sư và từ năm 1770 là giáo sư của trường đại học Kênisbec. Là một trong những học giả uyên bác nh ất đ ương thời, ông giảng dạy về nhiều lĩnh vực: siêu hình học, logic học và toán học, cơ học, địa chất học… Trong suốt cuộc đời 80 năm của mình, ông đã sản sinh ra hàng lo ạt các tác phẩm nổi tiếng để đời như : Phê phán lý tính thuần túy (1781); Mở đầu khoa siêu hình học tương lai (1783); Các nguyên tắc của siêu hình học về đạo đức (1785) Phê phán lý tính thực tiễn (1788); Phê phán năng lực phán đoán (1790); Nhân học (1798)….. Sự phát triển về tư tưởng triết học của Kant được phân làm 2 th ời kỳ: th ời kỳ tiền phê phán (trước 1770) và thời kỳ phê phán (sau 1770). Thời kỳ tiền phê phán: • Thời kỳ đầu các tác phẩm chủ yếu của Kant viết về triết h ọc t ự nhiên, ch ẳng hạn như tác phẩm Lịch sử tự nhiên đại cương và học thuyết về bầu trời viết năm 1755 ông đưa ra giả thuyết giải thích nguồn gốc sự hình thành của vũ trụ. Trong Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 8
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới các tác phẩm triết học của thời kỳ tiền phê phán lúc đ ầu Kant ch ịu ảnh h ưởng c ủa chủ nghĩa duy lý của Lépnít và Vônphơ nhưng về sau trong các tác ph ẩm Về những sai lầm tinh tế của bốn loại hình tam đoạn luận (Xuất bản 1762) và trong Kinh nghiệm của việc dựa vào triết học khái niệm các đại lượng phủ định (Xuất bản 1763) thì Kant đi tìm hạn chế của chủ nghĩa duy lý và logic. V ới ảnh h ưởng c ủa Hium, Kant ngày càng xa rời cách nhìn suy lý và logic. Đó chính là xu ất phát cho s ự chuyển biến từ các tác phẩm thời kỳ tiền phê phán sang các tác ph ẩm thời kỳ phê phán. Triết học thời kỳ phê phán: • Do chịu ảnh hưởng của các biến đổi ở Pháp và Tây âu trước cách mạng tư sản 1789 và đặc biệt là ảnh hưởng của Hium, thế giới quan của Kant đã bi ến đ ổi. Ông đặt nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ các vấn đề triết học từ trước tới nay, trên tinh thần phê phán như quan niệm về con người, về lý tính về kh ả năng nh ận th ức c ủa con người, về hành vi đạo đức, về trách nhiệm và h ạnh phúc c ủa con người. Theo Kant khoa học về con người chưa được chú trọng nghiên cứu và phát tri ển đúng mức, chưa hướng vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống và hoạt động thực tiễn cho con người có cách nhìn về bản thân và về th ế gi ới t ừ đó v ạch ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động sống của con người vì những lý tưởng nhân đạo, đạo đức, tự do, xứng với nhân vị cuả con người. Hệ th ống tri ết h ọc c ủa ông được thể hiện qua bộ 3 tác phẩm “phê phán” nổi tiếng của ông. Trong Phê phán lý tính thuần túy, ông trình bày nhận thức luận. Ngoài ra nhận thức luận còn được trình bày một các phổ cập hơn trong cuốn Tiểu luận về mọi siêu hình học tương lai có quyền được tự coi là khoa học(1783) . Luân lý học của ông được trình bày trong cuốn Phê phán lý tính thực tiễn (1788). Cuốn Phê phán năng lực phán đoán (1790) dành chủ yếu cho những vấn đề mỹ học và cả vấn đề về tính có m ục đích trong thế giới hữu cơ. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 9
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Theo Kant các triết gia từ xưa tới nay hình nh ư quên mất v ấn đ ề quan tr ọng là con người. Vì vậy Kant đặt nhiệm vụ hàng đầu cho mình là ph ải xác đ ịnh b ản ch ất của con người, toàn bộ các vấn đề của triết học phải được hướng vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người. Triết học phải đem lại cho con người một cơ sở và nền tảng th ế gi ới quan m ới, v ạch ra những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống của con người vì nh ững lý tưởng nhân đạo. Để làm được điều đó thì triết học phải lý giải các vấn đề : Tôi có th ể bi ết được cái gì?, Tôi cần phải làm gì?, Tôi có thể hy vọng cái gì?, Con người là gì? Bước ngoặt trong sự phát triển triết học của Kant là cuộc gặp g ỡ c ủa ông v ới thuyết duy nghiệm của Hume. Ông nói: tôi công khai thú nhận, g ợi ý c ủa David Hume chính là điều lần đầu tiên đã đánh th ức tôi ra kh ỏi gi ấc ng ủ giáo đi ều nhi ều năm về trước và đã vạch ra một hướng đi mới cho các tra cứu của tôi trong lĩnh vực tư duy triết học”. Kant từ chối theo con đường của Hume không chỉ vì nó có thể dẫn ông tới chủ nghĩa hoài nghi mà còn vì ông cảm thấy rằng mặc dù Hume đã đi đúng đường nhưng không hoàn thành nhiệm vụ giải thích làm th ế nào đ ạt đ ược tri thức. Vì vậy, Kant đã tìm cách xây dựng trên điều mà ông nghĩ là có giá tr ị c ả trong chủ nghĩa duy lý lẫn trong chủ nghĩa duy nghiệm, và bác b ỏ đi ều gì không th ể b ảo vệ trong hệ thống này. Ông bắt đầu một đường lối mới mà ông gọi là “triết h ọc phê phán”. Triết học phê phán của Kant chủ yếu phân tích kh ả năng c ủa lý trí con ng ười, được ông hiểu là “ một sự truy tìm phê phán khả năng của lý trí liên quan t ới m ọi nhận thức mà nó có thể cố gắng đạt tới một cách độc lập với mọi kinh nghiệm”. Đường lối của triết học phê phán của ông đặt ra là “năng lực hi ểu bi ết và lý trí có thể biết những gì và bao nhiêu mà không cần kinh nghiệm?” chính vì vậy mà tri ết học lý luận của Kant chủ yếu đề cập tới nhận thức luận và logic học với mục đích xây dựng một nền tảng thế giới quan mới cho con người nhằm giải đáp cho câu hỏi “ con người có thể biết được cái gì?”. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 10
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Những nội dung chính của “Triết học lí luận” b) Triết học lý luận là một trong ba bộ phận cơ bản c ủa tri ết h ọc Kant, nó gi ải quyết một trong ba vấn đề lớn được đặt ra trong hệ thống triết h ọc của ông. B ộ phận này được ông trình bày một cách chi tiết và toàn diện trong tác ph ẩm “ Phê phán lý tính thuần tuý” được ông viết vào năm 1781. Tác ph ẩm này đã v ạch ra gi ới hạn cho lý trí con người trong hoạt động nhận th ức và nó chính là l ời gi ải đáp cho một trong ba câu hỏi lớn mà Kant đã đặt ra trong hệ th ống tri ết h ọc c ủa mình: V ới tư cách là con người, tôi có thể biết gì? Câu hỏi này được trả lời trong “Triết học lý luận”. Ở đây, ông xác định những điều kiện và giới hạn nhận thức của con người, vạch ra rằng con người có tri thức về cái gì? Gi ới h ạn c ủa chúng ra sao, do đó địa vị con người được xác định trong hoạt động nhận thức như thế nào? Trong hệ thống triết học của mình, Kant còn đặt ra hai câu h ỏi l ớn khác n ằm trong hai bộ phận còn lại: với tư cách là con người, tôi cần ph ải làm gì?, đ ược tr ả lời trong “ triết học thực tiễn”; với tư cách là con người, tôi có th ể hy v ọng gì?, được trả lời trong “triết học thẫm mỹ” và “ Mục đích luận”. Kant được coi là người đầu tiên trong lịch sử loài người đã đứng ra nghiên cứu về khả năng cũng như giới hạn của tri thức con người. Ông phân bi ệt th ế nào là tri thức và thế nào là suy tưởng. Ông cũng là người phân biệt hai loại tri th ức c ủa con người: tri thức thường nghiệm (tri thức kinh nghiệm cảm tính) và tri th ức th ực nghiệm (tri thức khoa học). Kant cho rằng mỗi tri thức bao gi ờ cũng là m ột th ể thống nhất của quan niệm và cảm giác; trong đó quan ni ệm là khuôn hình hay hình thức của tri thức, còn cảm giác là vật liệu hay ch ất th ể của tri th ức. Thi ếu c ảm giác, những quan niệm của ta chỉ là những khuôn hình trống rỗng, không ph ải là tri thức; thiếu quan niệm thì những cảm giác của ta sẽ ch ỉ là nh ững c ảm giác mù, t ức cảm giác mà không biết là cảm giác gì. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 11
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Khi giải quyết vấn đề khả năng tri thức của con người, Kant đã bắt đầu từ chổ phân biệt thế nào là tri thức khoa học và thế nào là tri th ức kinh nghi ệm c ảm tính. Kant viết: “tất cả mọi tri thức của ta bắt đầu t ừ kinh nghi ệm...nh ưng nói nh ư thế không có nghĩa là tri thức của ta hoàn toàn do kinh nghi ệm đâu, vì trong tri th ức của ta còn có phần trí năng không lệ thuộc vào kinh nghiệm”. Như vậy, gi ữa hai loại tri thức trên có một sự khác biệt lớn; một bên hoàn toàn th ụ đ ộng nh ưng bê kia lại rất năng động và luôn tìm kiếm những phương pháp mới. Khi nói về tri thức kinh nghiệm cảm tính, ông cho rằng, kinh nghiệm cho ta biết sự vật thế này hay thế khác, nhưng không thể cho ta bi ết s ự vật có th ể là th ế khác chăng. Do đó, tri thức kinh nghiệm cảm tính luôn có tính chất vụn vặt, lẽ tẻ và bó hẹp vào từng sự kiện mà ta đã kinh nghiệm. Trái lại, tri th ức khoa h ọc v ượt t ới mức phổ quát và tất yếu, bao trùm lên tất cả mọi trường hợp có thể xãy ra giống như vậy, đó chính là trí năng của con người, Kant gọi loại tri th ức này là tri th ức tiên thiên. Kant viết: “ tính chất tất yếu và tính ch ất ph ổ quát th ực s ự là nh ững d ấu hiệu chắc chắn của một tri thức tiên thiên và hai tính chất này không khi nào lìa nhau”. Từ quan niệm về tri thức nêu trên, Kant đã phê phán nghiêm kh ắc nh ững quan niệm của các triết gia duy cảm và duy lý. Như vậy, có thể thấy ở học thuyết của Kant, tri thức được cấu tạo bởi hai yếu tố không thể thiếu: quan niệm và cảm giác, không có yếu tố nào được coi là cần thiết hoặc quan trọng hơn yếu tố kia. Trên cơ sở đó ông đã dùng ph ương pháp phê bình để chứng minh sự khác biệt hoàn toàn giữa hai loại tri thức trên . Từ đó, ông đi đến khẳng định chỉ có tri thức khoa học mới có thể vạch ra được quy luật của thế giới hiện tượng. Kant xác định đối tượng của “ triết học lý luận” không phải là bản thân th ế giới tự nhiên như nó tồn tại, mà là hoạt động nhận thức của con người, là nghiên cứu những điều kiện và năng lực chủ thể của nhận thức. Phù hợp với đối tượng đó Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 12
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới thì nhiệm vụ của triết học lý luận là vạch ra xem khoa h ọc s ản sinh ra tri th ức nh ư thế nào và từ đó xác định bản chất của con người trong lĩnh vực sinh hoạt tri thức. Để giải quyết các vấn đề đó, Kant đã chỉ ra đối tượng nhận th ức của con người là thế giới, nhưng bản thân thế giới này được Kant chia làm hai, th ế gi ới hiện tượng và thế giới “ vật tự nó”; trong đó th ế giới hiện t ượng là s ản ph ẩm c ủa sự tác động của thế giới “ vật tự nó” vào ch ủ th ể, còn th ế gi ới “ v ật t ự nó” là th ế giới của những gì tồn tại do bản thân nó hay nó là nguyên nhân t ồn t ại c ủa nó, nói cách khác đây là thế giới tồn tại khách quan đối với con người. Thế giới hiện tượng mang tính hữu hạn vì những sự vật của nó tồn t ại trong không gian và th ời gian, hơn nữa chúng có không gian và thời gian, do đó nó là cái tạm th ời. Còn th ế giới “ vật tự nó” là cái vô hạn, vĩnh viễn vì nó tồn tại ngoài không gian và thời gian, nó không có không gian và thời gian. Nếu thế giới hiện tượng t ồn t ại tuân theo quy luật, tất yếu thì thế giới “ vật tự nó” tồn t ại không tuân theo quy lu ật, t ất y ếu hay nói cách khác nó không bị chi phối bởi quy luật, tất yếu. Nếu thế giới hi ện t ượng mang tính nhân quả thì thế giới “ vật tự nó” t ồn tại ngoài liên h ệ nhân qu ả. T ừ đó Kant nhận xét, thế giới hiện tượng là thường nghiệm, là thế giới c ủa nh ững cái tương đối, còn thế giới “ vật tự nó” là siêu nghiệm, nó là thế giới của những cái tuyệt đối. Khi bàn về quá trình nhận thức của con người, Kant cho rằng con người ta nhận thức và từ đó có tri thức bởi một năng lực tiên thiên mà ông gọi là lý tính lý luận (hay lý tính tiên thiên, lý tính thuần tuý). Ông coi lý tính là m ột năng l ực tinh thần có sẵn ở con người từ đầu ngay khi mới sinh ra và có như nhau ở tất thảy mọi người. Ông gọi tính chất ấy là tiên thiên. Lý tính lý lu ận trong hoạt động nh ận th ức của con người có ba cấp độ: cảm năng, trí năng và lý năng. Mặc dù đối tượng nhận thức là thế giới nói chung nhưng ba cấp độ này có chức năng khác nhau và tương ứng với chúng có ba học thuyết nghiên cứu về những khả năng nh ận th ức c ủa con người. Như vậy “ triết học lý luận” của Kant không ph ải nghiên c ứu gi ới t ự nhiên Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 13
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới mà là nghiên cứu hoạt động nhận thức của con người với mục đích là xác lập các quy luật, giới hạn của lý tính con người. Kant là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của tri ết h ọc cổ đi ển Đ ức. Hệ thống của ông có ảnh hưởng đối với sự ra đời của triết học Mác, tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều khuynh hướng triết học Ph ương tây hiện đ ại. Kant thực sự đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử triết h ọc, đúng nh ư ông mu ốn r ằng cần phải làm một “cuộc cách mạng Côpecníc” cho triết học. Khi xác định nhiệm vụ của “Triết học lý luận” là vạch ra xem khoa h ọc s ản sinh ra tri thức như thế nào, Kant đã chỉ ra đối tượng nhận thức của con người là thế giới và bản thân thế giới này được Kant chia thành hai, th ế gi ới “v ật t ự nó” mang tính siêu nghiệm và thế giới hiện tượng có tính th ường nghi ệm. T ừ đó, Kant đi vào nghiên cứu quá trình nhận thức của con người và ông cho rằng trong ho ạt động nhận thức, con người có được tri thức bởi một năng lực tiên thiên là lý tính lý luận với các cấp độ: cảm năng, trí năng và lý năng; và ông đi sâu phân tích c ơ c ấu bên trong của mỗi cấp độ để vạch ra công cụ và kết quả của quá trình nh ận th ức. Đó là cái nhìn xuyên suốt của Kant trong tiến trình triển khai “triết học lý luận” của mình; bao gồm trong đó sự xuất hiện lập trường duy tâm, nhị nguyên lu ận, b ất kh ả tri cũng như những cống hiến tích cực và hạn chế lịch sử của ông. Mặc dù có những hạn chế nhất định, song chừng ấy cũng đủ để thấy rằng, Kant là một nhà triết học vĩ đại của nền triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học nhân loại nói chung. Ông có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển l ịch s ử t ư t ưởng nhân loại, trong đó “triết học lý luận” là một trong những hạt nhân cơ bản đã th ể hiện rõ những cống hiến ấy. 2. Johann Gottlieb Fichte (1762-1814) Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 14
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới a) Vài nét về Johann Gottlieb Fichte Fichte (19/5/1762–27/1/1814) là một triết gia người Đức. Ông là một trong những nhân vật sáng lập của phong trào triết học được biết dưới tên chủ nghĩa duy tâm Đức, vốn phát triển trừ những bài viết về triết lý và đạo đức của Immanuel Kant. Fichte thường được xem là một nhân vật người mà tri ết h ọc c ủa ông đã b ắc cây cầu giữa các tư tưởng của Kant với nhà duy tâm Đ ức Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Gần đây, nhiều nhà triết học và học giả bắt đầu đánh giá nh ư m ột nhà tri ết học quan trọng tự thân do những tầm nhìn độc đáo của ông vào b ản ch ất c ủa s ự t ự nhận thức hay tự ý thức. Giống Descartes và Kant đi trước, ông được thúc đẩy bởi vấn đề tính chủ quan và nhận thức. Fichte cũng viết các tác phẩm về triết học chính trị và được coi là một trong những người hình thành nên chủ nghĩa dân tộc Đức. Sơ lược về triết học của Johann Gottlieb Fichte b) Fichte phê phán nhị nguyên luận của Kant, và ông đã phát tri ển nó sang khuynh hướng duy tâm chủ quan. Xuất phát điểm của Fichte chính là khái ni ệm cái tôi của con người, cái tôi của ông là lý tính và cũng là ý chí, là nh ận th ức và cũng là hành động. Từ cái tôi Fichte hình thành 3 nguyên lý dẫn luận sau đây: Thứ nhất cái tôi thiết định “cái tôi”. Cái tôi là cái tôi thuần tuý cái tôi tuy ệt đối, cái tôi tự sản sinh “ là một h ệ th ống kín mít và hoàn ch ỉnh, nó hoàn toàn gi ống nhau ở tất cả mọi người”. Đó chính là hình ảnh con người lý tưởng. “Cái tôi” là cái tôi kinh nghiệm cái tôi hữu hạn, cái tương đối được sinh ra từ cái tôi. Thứ hai cái tôi thiết định cái – không – tôi. Ở đây cái – không - tôi đó chính là thế giới, và thế giới này do cái tôi mãi mãi sinh ra và làm phong phú thêm. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 15
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Thứ ba cái tôi thiết định “cái tôi” và cái–không–tôi. Fichte giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách th ể trên lập trường ch ủ nghĩa duy tâm. Do đó ông không giải quyết được mối quan h ệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên. Những quan điểm của Phich-tơ về xã hội có những điểm tiến bộ, phản ánh được nguyện vọng của một bộ phận dân cư đông đảo trong xã hội lúc b ấy gi ờ. Theo ông xã hội là một thức cộng đồng có tính mục đích để đảm bảo tự do và hoàn thiện con người Về cuối đời Fichte chuyển dần sàng lập trường duy tâm khách quan và ông coi cái tuyệt đối chỉ là tồn tại thuần tuý, hay ý th ức thuần tuý vượt ra kh ỏi ph ạm vi ý thức cá nhân. 3. Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775 – 1854) a) Vài nét về Friedrich Wilhelm Joseph Schelling Schelling là nhà triết học duy tâm khách quan, là một trong nh ững ng ười sáng lập ra trường phái văn nghệ lãng mạng ở Châu Âu và Đức. Sự thống nhất tuyệt đối giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và tinh th ần, gi ữa khách th ể và ch ủ th ể chính là xuất phát điểm cũng như nền tảng triết học của ông, do đó triết học c ủa ông được gọi là triết học đồng nhất. “Sự đồng nhất tuyệt đối” được Schelling gọi là cái tuyệt đối. Cái tuyệt đối không phải là cái ở giữa vật chất và tinh thần mà chỉ là trạng thái đặc bi ệt, trạng thái vô ý thức của tinh thần thế giới. Schelling giải thích sự vận động của gi ới t ự nhiên, và sự chuyển hoá của ý thức từ chủ thể lại trở thành khách th ể thông qua cái tuyệt đối và sự vận động nội tại của cái tuyệt đối đó. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 16
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới b) Sơ lược về triết học của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling Schelling từ lập trường duy tâm khách quan, đã chứng minh rằng cái tuy ệt đối là đấng sáng tạo tối cao. Tuy nhiên thì trong quá trình lý giải về s ự vận đ ộng phát triển của giới tự nhiên ông cũng đã đề cập đến nh ững quan ni ệm bi ện ch ứng, và chúng được xem như đóng góp của ông vào việc định hình phép bi ện ch ứng. Đó là những tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và sự phát triển. Bên cạnh đó thì những tư tưởng triết học nghệ thuật của Schelling cũng đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của trường phái văn nghệ lãng mạn ở Đức cũng như cho triết học nghệ thuật sau này. Trong ba cái nghệ thuật, triết học và khoa học thì nghệ thuật chính là hình thức thể hiện cao nh ất của cái tuy ệt đ ối. Ngh ệ thuật của ông là công cụ để giải thích cho tự nhiên ch ứ không ph ải là cái ph ản ánh tự nhiên. Từ năm 1816 thế giới quan của Schelling ngày càng ngả sang l ập tr ường tôn giáo với quan niệm coi tự nhiên là sản phẩm của sáng toạ của Chúa, cái tuyệt đối trở thành Chúa người ta gọi ông ở giai đoạn này là “ một kẻ lãng mạn đáng buồn, sống mà cũng như chết”. Tuy nhiên những tư tưởng triết học của ông được ph ổ biến và có ảnh hưởng rộng rãi ở Đức và nhiều nước Châu Âu. 4. Georg Vinhem Phridich Hegel (1770 – 1831) Vài nét về cuộc đời và triết học của Hegel a) Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi l ạc b ậc ti ền b ối của triết học Mác xít. Theo nhận xét của Ph. Ăngghen, ông “không chỉ là một nhà thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri th ức bách khoa, nên nh ững phát biểu của ông tạo thành thời đại”. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 17
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới G.V.Ph. Hêgghen sinh năm 1770 trong một gia đình quan ch ức cao cấp ở Stútga thuộc Đức, sau đó theo học khoa triết h ọc và thần h ọc ở đ ại h ọc t ổng h ợp Tubingen. Thời trẻ, ông chủ yếu quan tâm nghiên cứu các vấn đ ề l ịch s ử, pháp quyền và tôn giáo. Những năm 1800 – 1803, Hêghen làm quen và kết bạn v ới Senlinh. Từ đây, ông bắt đầu chủ yếu say mê các vấn đề triết học. Ông mất năm 1831 vì bệnh tả. Các tác phẩm lớn của Hêghen: - Hiện tượng học tinh thần (1807) - Khoa học lôgíc (1812 – 1814) - Bách khoa toàn thư các khoa triết học (1817) - Triết học pháp quyền (1821) Ông còn là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu xuất s ắc c ủa tri ết h ọc cổ điển Đức, người xây dựng nên phép biện chứng duy tâm. Tri ết h ọc c ủa Hêghen là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Đức cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Là một nhà biện chứng duy tâm khách quan nên triết học của Hêghen chứa đựng đầy mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân h ợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển thì hệ thống triết h ọc duy tâm c ủa ông lại phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển tự nhiên và xã hội. Những tác phẩm triết học lớn của Hegel b) Hiện tượng học tinh thần: • Là tác phẩm triết học lớn của Hêghen, đánh dấu s ự chín muồi trong th ế gi ới quan triết học của ông. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống: Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 18
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực. Hêghen coi nền tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuy ệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người. Con người là sản phẩm và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh th ần tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo th ế giới của con người chính là công c ụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình. Nguyên lý phát triển: Sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tư tưởng và hiện thực là sự phát triển về chất. Như vậy, Hêghen đã không coi s ự phát tri ển ch ỉ là s ự tăng giảm đơn thuần về lượng hay sự dịch chuyển vị trí của trong không gian mà đó là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễm ra cái mới thay th ế cho cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có kh ả năng thúc đẩy phát triển. Xuất phát từ quan niệm coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục theo quy luật phủ định của phủ định, Hêghen coi một trong những nguyên tắc xây dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát tri ển c ủa tinh th ần tuyệt đối là tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, trong đó gi ữa các y ếu t ố đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hóa lẫn nhau. Ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hêghen đã tiếp cận được quan niệm coi nhân cách, ý thức con ng ười là s ản phẩm của lịch sử. Lịch sử nhân loại mặc dù được thực hiện thông qua hoạt động của các cá nhân cụ thể, nhưng đồng thời lại là nền tảng và th ực th ể c ủa ý th ức các cá nhân đó. Xuất phát từ quan niệm trên, Hêghen coi nhiệm vụ cơ bản của hiện tượng học tinh thần là tái diễn lại toàn bộ tiến trình lịch sử mà nhân loại đã trải qua. Tư tưởng chủ đạo của Hêghen ở đây là: thứ nhất, tư duy và ý thức con người chỉ phát triển trong mối quan hệ và giải quyết mâu thuẫn: con người - t ự nhiên. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 19
- Triết học cổ điển Đức Lịch sử văn minh thế giới Thứ hai, ý thức con người là sản phẩm của ti ến trình l ịch s ử nhân lo ại đ ược coi là hiện thân của tinh thần tuyệt đối. Trên đây là một số nguyên lý bước đầu xây dựng h ệ th ống của Hêghen được trình bày trong “Hiện tượng học tinh thần”. Khoa học logic: • Khoa học Lôgíc là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hêghen, vì nó nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhưng là điểm xuất phát và nền tảng của toàn bộ hệ thống. Đối tượng: Cũng như các nhà lôgíc truyền thống, Hêghen coi lôgíc là “khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy”. Tư duy với tư cách là đối tượng của khoa học lôgíc được Hêghen hiểu là tư tưởng thu ần túy, là tinh th ần tuyệt đối. Hêghen phân biệt hai dạng tư duy: Thứ nhất, tư duy tự nó, chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản ch ất của toàn bộ hiện thực. Thứ hai, tư duy cho nó, tức tư duy con người, đây là tư duy t ự nó ở giai đo ạn phát triển cao nhất, là giai đoạn tư duy có ý thức. Luận điểm xuyên suốt toàn bộ lôgíc học cũng như h ệ thống c ủa Hêghen là “ cái gì hợp lý thì hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý”. Luận điểm cơ bản trên đây không chỉ thể hiện lập trường của Hêghen mu ốn bảo vệ và duy trì nhà nước quý tộc Phổ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cũng như mọi trật tự xã hội là bất công do nó sinh ra, mà còn: Thứ nhất, nó là sự khái quát nguyên lý xuất phát điểm và nền tảng của toàn bộ hệ thống triết học, khẳng định tinh thần và vật chất, ch ủ th ể và khách th ể trên cơ sở duy tâm. Thứ hai, nó khẳng định sự thống nhất tư duy - tồn tại, tư t ưởng và hi ện th ực là cả một quá trình phát triển biện chứng. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: “Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay”
16 p | 1032 | 99
-
Tiểu luận: Triết học cổ điển Đức
18 p | 563 | 75
-
Tiểu luận: Triết học cổ điển Đức - ĐH Ngoại thương
19 p | 285 | 54
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
17 p | 220 | 53
-
Bài thuyết trình: Triết học cổ điển Đức
18 p | 298 | 35
-
Đề tài: Quan niệm của L. Feuerbach về vấn đề con người
18 p | 180 | 33
-
Đề tài " Luận chứng chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những Quốc sách hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam”
14 p | 162 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Triết học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay
172 p | 64 | 20
-
Đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”
17 p | 191 | 20
-
Đề tài: Triết học nghệ thuật của Selinh - Nguyễn Duy Hoàng
12 p | 158 | 15
-
Bài thuyết trình nhóm: Triết học cổ điển Đức
19 p | 125 | 13
-
Đề tài: “Quan niệm của hêraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thống nhất của vũ trụ”
19 p | 86 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn