intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Vấn đề chi phí xã hội " - Phần 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

119
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề tài " vấn đề chi phí xã hội " - phần 3', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Vấn đề chi phí xã hội " - Phần 3

  1. Vấn đề chi phí xã hội The Problem of Social Cost RONALD COASE VII. PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI LUẬT PHÁP CỦA QUYỀN LỢI VÀ VẤN ĐỀ KINH TẾ Thảo luận ở phần V không chỉ phục vụ việc minh họa luận cứ mà nó còn cố gắng gợi mở cách tiếp cận luật pháp về vấn đề ảnh hưởng bất lợi. Các trường hợp xem xét đều ở Anh nhưng việc lựa chọn tương tự các trường hợp ở Mỹ có thể dễ dàng được thực hiện và đặc điểm lý do cũng sẽ tương tự như vậy. Tất nhiên nếu giao dịch thị trường không có chi phí thì toàn bộ những vấn đề này (những vấn đề về tính cân bằng sẽ được tách riêng ra) sẽ là quyền lợi của các bên khác nhau, khi quyền lợi này được xác định rõ ràng thì kết quả của các hành động luật pháp sẽ dễ dự đoán. Nhưng như chúng ta đã biết tình huống khác nhau khi giao dịch thị trường có chi phí cao và điều này khiến cho việc sắp xếp quyền lợi bởi luật pháp trở nên khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, tòa án sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế. Do đó tòa án cần phải hiểu được kết quả kinh tế của các quyết định và đưa kết quả kinh tế đó vào xem xét khi đưa ra quyết định. Tòa án phải hiểu những ảnh hưởng kinh tế đó rõ đến mức nó không thể để tạo ra những kết quả bất ổn cho bản thân vị trí luật pháp của mình. Thậm chí khi có thể thay đổi sự phân định ranh giới luật pháp của quyền lợi thông qua giao dịch thị trường thì rõ ràng việc giảm nhu cầu cho những giao dịch đó và do đó giảm việc sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện chúng là điều rất được mong muốn.
  2. Một nghiên cứu kỹ về dự đoán trước quyết định của tòa án trong những trường hợp như vậy rất được quan tâm nhưng tôi không có đủ khả năng để làm việc đó. Tuy nhiên một nghiên cứu qua đã cho thấy rõ là tòa án thường nhận thức được các hàm ý kinh tế và bản chất qua lại của vấn đề (điều mà nhiều nhà kinh tế không nhận thức được). Hơn nữa, đôi lúc họ còn đưa các hàm ý kinh tế đó vào xem xét cùng với các nhân tố khác khi đưa ra quyết định của mình. Về vấn đề này các tác giả Mỹ đề cập đến vấn đề một cách rõ ràng hơn các tác giả Anh. Do vậy tôi xin trích dẫn bài viết của Prosser về Các sai lầm cá nhân mà một người có thể sử dụng tài sản của riêng anh ta hay... thực hiện công việc riêng của mình tại chi phí đền bù một số thiệt hại gây ra cho những người hàng xóm sống xung quanh mình. Anh ta có thể vận hành nhà máy với tiếng ồn và khói gây khó chịu cho người khác với điều kiện là nó không được vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ khi nào hành động của anh ta là quá đáng, dưới ánh sáng của tính hữu dụng và tổn hại mà nó gây ra (phần in nghiêng là phần được thêm vào), thì nó đã thực sự trở nên phiền toái...Như đã đề cập tới trong một trường hợp cổ điển về việc làm nến ở một thị trấn, “Le utility del chose excusera le noisomeness del stink." Thế giới cần phải có các nhà máy, các lò luyện kim, nhà máy lọc dầu, máy móc gây ra tiếng động và tiếng nổ, thậm chí có thể cần một số chi phí bỏ ra đền bù cho những bất tiện mà nó gây ra cho những người sống ở vùng lân cận và nguyên đơn cần phải chấp nhận những bất tiện vô lý đó vì lợi ích chung. Các tác giả Anh chính thống không trình bày được một cách rõ ràng như vậy, họ không nêu rõ được sự so sánh giữa tính hữu ích và thiệt hại gây ra chính là một yếu tố trong việc quyết định liệu những ảnh hưởng bất lợi có thể xem là sự thiệt hại hay không. Nhưng ta có thể tìm thấy các quan điểm tương tự như thế của các tác giả Anh được thể hiện không rõ bằng. Không còn nghi ngờ gì nữa ảnh hưởng bất lợi chắc chắn phải lớn trước khi tòa án phán xét nó là một phần phản ánh thực tế phải hầu như luôn phải lấy một phần lợi ích để bù đắp thiệt hại. Và trong biên
  3. bản của các trường hợp riêng lẻ, rõ ràng là các thẩm phán hiểu rõ cái gì mất và cái gì được khi họ đưa ra quyết định trao lệnh của toà án hay trao phán quyết có lợi cho bên gây thiệt hại. Do đó, để khước từ việc ngăn chặn thiệt hại mà những tòa nhà mới xây gây ra trong tương lại, thẩm phán tuyên bố: Tôi biết không có nguyên tắc chung đối với thông luật, mà.... nói một tòa nhà có ý định ngăn chặn tương lai của những cái khác là đã gây thiệt hại. Trong trường hợp như thế, sẽ không có những thành phố lớn; và do đó tôi cần phải trao lệnh của tòa cho tất cả các tòa nhà mới xây trong thành phố này..... Vấn đề mà chúng ta gặp phải khi giải quyết các hoạt động có ảnh hưởng bất lợi không đơn giản chỉ là việc hạn chế trách nhiệm đối với họ. Cái được quyết định là liệu lợi ích thu được từ việc ngăn cản cái có hại có lớn hơn thiệt hại đâu đó phải chịu như kết quả của việc ngăn chặn hành động gây hại. Trong thế giới mà chi phí sắp xếp lại quyền lợi được thiết lập bởi hệ thống luật pháp thì trên thực tế toà án trong trường hợp có liên quan tới thiệt hại, ra quyết định dựa trên vấn đề kinh tế và quyết định nguồn lực được sử dụng như thế nào. Người ta lập luận rằng tòa án có ý thức về vấn đề này và họ thường đưa ra sự so sánh về cái được lợi và cái mất đi khi ngăn cản các hoạt động có tác động tiêu cực, mặc dù tất cả các so sánh không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng sự phân định ranh giới quyền lợi cũng là kết quả của các sắc lệnh tuân thủ theo đúng luật. Ở đây chúng ta cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về bản chất qua lại của vấn đề. Khi một sắc lệnh tuân thủ luật pháp được thêm vào danh sách thiệt hại thì hành động cũng được đưa vào nhằm hợp pháp hoá những cái khác mà chúng có thể được coi là thiệt hại theo thông luật. Loại tình huống mà các nhà kinh tế có khuynh hướng coi là hành động đòi hỏi có sự điều chỉnh của chính phủ trên thực tế thường là kết quả hoạt động của chính phủ. Hành động đó không phải là khôn ngoan. Nhưng có một mối nguy hiểm thực sự khi chính phủ can thiệp quá sâu vào hệ thống kinh tế, khi đó có thể
  4. dẫn đến sự bảo vệ cho những người phải chịu trách nhiệm đối với ảnh hưởng có hại, để cho ảnh hưởng có hại đi quá xa. VIII. CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA PIGOU TRONG “KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI” Nguồn gốc của phân tích kinh tế hiện đại về vấn đề chi phí xã hội được thảo luận trong bài viết này là “Kinh tế học phúc lợi” của Pigou và cụ thể là đoạn của phần II, đoạn này giải quyết sự khác nhau giữa sản phẩm ròng tư nhân và xã hội, nó xảy ra vì một người A, trong quá trình cung cấp một số dich vụ, mà dịch vụ này đã được thanh toán, cho người thứ hai B đã ngẫu nhiên đưa ra một số dịch vụ hoặc tạo ra những bất tiện cho người khác (không phải các sản phẩm giống với dịch vụ ban đầu), hay tạo ra một loại sản phẩm mà bên hưởng lợi không phải là bên thanh toán tiền hay phải trả tiền bồi thường cho bên bị hại. Pigou nói rằng mục đích của ông trong Phần II: Kinh tế học Phúc lợi là: xác định xem sự tự do của tính tư lợi, hoạt động theo hệ thống luật pháp hiện hành, có xu hướng phân bổ nguồn lực của đất nước theo cách thuận lợi nhất cho việc sản xuất một lượng lớn cổ tức quốc gia đến chừng nào, và đến chừng nào thì sự tự do của tính tư lợi là khả thi đối với hoạt động của nhà nước nhằm cải thiện xu hướng “tự nhiên”. Đánh giá từ phần đầu của bài trình bày này, mục đích của Pigou là phát hiện xem liệu có bất kỳ sự cải thiện nào trong sự sắp xếp hiện tại quyết định đến việc sử dụng nguồn lực hay không. Từ đó Pigpu kết luận rằng có thể thực hiện việc cải thiện, có người có thể hi vọng ông sẽ tiếp tục việc đó bằng cách nói rằng ông dự định sẽ sắp đặt những thay đổi đòi hỏi chúng xảy ra. Nhưng thay vào đó Pigou thêm cụm từ làm tương phản giữa xu hướng “tự nhiên” và “hành động của nhà nước” mà cụm từ này trong chừng mực ý nghĩa nào đó làm cân bằng giữa sắp xếp hiện tại với xu hướng tự nhiên và nó hàm ý rằng cái được đòi hỏi để tạo nên những
  5. cải thiện đó chính là hành động của chính phủ (nếu khả thi). Đây ít hay nhiều chính là quan điểm của Pigou và chính là bằng chứng từ phần 2 của Chương I. Pigou bắt đầu bằng cách đề cập đến các nhà kinh tế học cổ điển theo chủ nghĩa lạc quan, những người lập luận rằng có thể tối đa hóa giá trị của sản xuất nếu chính phủ kiềm chế không can thiệp vào hệ thống kinh tế và các sự sắp xếp về kinh tế xoay chuyển bất ngờ “một cách tự nhiên”. Pigou tiếp tục nói rằng nếu tính tư lợi thúc đẩy phúc lợi kinh tế thì chính là bởi vì các cơ quan của con người được lập ra để làm như vậy. (Đây là phần lập luận của Pigou mà phần này đã được ông phát triênr với sự trợ giúp từ việc trích dẫn tác phẩm của Carman, tôi thấy về cơ bản là đúng). Pigou kết luận rằng: Kết luận sẽ có lợi hơn cho ngành đường sắt nếu họ không cho chạy lượt tàu thứ hai là đúng. Còn kết luận ngành đường sắt cần thiết phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà họ gây ra là sai. Bây giờ chúng ta thử thay đổi giả định có liên quan đến quy tắc về trách nhiệm pháp lý. Giả sử rằng ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do tia lửa từ đầu máy gây ra, và một người nông dân có đất trồng tiếp giáp với đường xe lửa là người phải chịu thiệt hại; nếu cây trồng của anh ta bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa thì anh ta sẽ nhận được đền bù từ ngành đường sắt theo giá thị trường, nếu cây trồng của anh ta không bị thiệt hại thì anh ta cũng thu được tiền từ việc bán sản phẩm của mình theo giá thị trường. Do đó anh ta không quan tâm đến việc liệu cây trồng của anh ta có bị thiệt hại không. Vấn đề sẽ rất khác nếu như ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại. Bất kỳ cây trồng nào bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa sẽ làm giảm thu nhập của người nông dân. Người nông dân do đó sẽ không canh tác trên mảnh đất mà cây trồng có nguy cơ bị thiệt hại lớn hơn lợi nhuận ròng từ mảnh đất (lý do đã được trình bày chi tiết ở phần III). Sự thay đổi từ chỗ ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại sang việc họ phải chịu trách nhiệm dẫn tới sự ra tăng trong số lượng canh tác trên mảnh đất tiếp giáp với đường sắt.
  6. Tất nhiên nó cũng làm tăng số lượng cây trồng bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi xe lửa. Bây giờ chúng ta hãy quay lại ví dụ số học. Giả sử rằng với sự thay đổi quy tắc về trách nhiệm pháp lý, số lượng cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa tăng gấp đôi. Với một chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá 120 đô la sẽ bị phá hỏng mỗi năm và với hai chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá 240 đô la sẽ bị phá hỏng mỗi năm. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, ngành đường sắt sẽ không có lợi khi cho chạy chuyến tàu thứ hai nếu họ phải trả 60 đô la một năm tiền đền bù thiệt hại. Với mức đền bù thiệt hại là 120 đô la một năm, tiền lỗ từ việc chạy thêm chuyến tàu thứ hai sẽ cao hợn 60 đô la. Bây giờ hãy xem xét chuyến tàu thứ nhất. Giá trị dịch vụ vận chuyển cung cấp cho chuyến tàu thứ nhất là 150 đô la. Chi phí chạy tàu là 50 đô la. Số tiền ngành đường sắt phải đền bù cho thiệt hại là 120 đô la. Nếu tính như thế ngành đường sắt sẽ không thu được chút lợi từ việc chạy bất kỳ chuyến tàu nào. Từ những con số đưa ra trong ví dụ chúng ta có thể kết luận: Nếu ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cháy, họ sẽ chạy hai chuyến tàu một ngày, còn nếu họ phải chịu trách nhiệm thì họ sẽ chấm dứt hoạt động. Có phải điều đó có nghĩa là việc không còn xe lửa nữa sẽ tốt hơn? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách xem xét điều gì sẽ xảy ra với giá trị tổng sản lượng nếu quyết định miễn chịu trách nhiệm thiệt hại do hỏa hoạn đối với ngành đường sắt được đưa ra, nếu thế ngành đường sắt có thể hoạt động (hai chuyến một ngày). Hoạt động của ngành đường sắt sẽ khiến dịch vụ vận chuyển trị giá 250 đô la hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng các nhân tố sản xuất sẽ làm giảm giá trị sản xuất ở đâu đó xuống còn 100 đô la. Hơn nữa, nó cũng có nghĩa giá trị cây trồng bị phá hủy là 120 đô la. Việc ngành đường sắt hoạt động trở lại cũng dẫn đến việc từ bỏ canh tác ở một số vùng đất. Vì như chúng ta đã biết, nếu những vùng đất đó được canh tác thì giá trị cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn sẽ là 120 đô
  7. la vì không chắc chắn là toàn bộ số cây trồng trên mảnh đất đó sẽ bị phả hỏng, có vẻ hợp lý hơn nếu ta giả sử rằng giá trị sản lượng cây trồng trên mảnh đất sẽ cao hơn thể. Giả sử sẽ là 160 đô la. Nhưng việc từ bỏ canh tác sẽ giải phóng các nhân tố sản xuất được sử dụng ở đâu đó. Tất cả chúng ta đều biết rằng số lượng giá trị sản xuất ở đâu đó sẽ tăng ít hơn 160 đô la. Giả sử là 150 đô la. Vậy thì lợi nhuận thu được từ hoạt động của ngành đường sắt sẽ là 250 đô la (giá trị của dịch vụ vận chuyển) trừ đi 100 đô la (chi phí cho các nhân tố sản xuất) trừ đi 120 đô la (giá trị cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn) trừ đi 160 đô la (việc sụt giảm trong giá trị sản xuất cây trồng do từ bỏ canh tác) cộng với 150 đô la (giá trị sản xuất ở đâu đó của việc giải phóng các nhân tố sản xuất). Nói chung hoạt động của ngành đường sắt sẽ làm tăng giá trị tổng sản phẩm lên 20 đô la. Căn cứ vào những con số trên, rõ ràng rằng sẽ là có lợi hơn nếu ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại mà nó gây ra, và do đó giúp nó hoạt động có lãi. Tất nhiên, bằng việc thay đổi các con số, cũng có thể chỉ ra rằng còn có các trường hợp khác mà ngành đường sắt cần thiết phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà nó gây ra. Nhưng đối với tôi như thế là đủ để chỉ ra rằng, từ quan điểm kinh tế, một tình huống mà "không bồi thường thiệt hại gây ra do tia lửa phát ra từ đầu máy gây ra" không nhất thiết là cần thiết. Và việc liệu có cần thiết hay không phụ thuộc vào từng huống cụ thể. Có phải phân tích Pigovian đưa ra câu trả lời sai không? Lý do mà Pigou có thể đã không chú ý đến là phân tích của ông giải quyết một câu hỏi hoàn toàn khác. Phân tích để giải quyết câu hỏi đó là đúng. Nhưng đối với Pigou thì việc đưa ra kết luận cụ thể như vậy là không hợp lý. Câu hỏi đặt ra với vấn đề không phải là có cần thiết phải cho chạy thêm một chuyến tàu nữa, tăng vận tốc tàu hiện có hay cho lắp đặt thiết bị chống lửa hay không, mà câu hỏi đặt ra với vấn đề là liệu có cần thiết phải có một hệ thống mà ngành đường sắt phải đền bù cho những người chịu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa hay ngành
  8. đường sắt không phải đền bù thiệt hại. Khi một nhà kinh tế so sánh các phương án sắp xếp xã hội, trình tự thích hợp là so sánh tổng sản phẩm xã hội sinh ra bởi các sự sắp xếp khác nhau đó. So sánh sản phẩm tư nhân và sản phẩm xã hội không ở đây cũng không ở kia. Một ví dụ đơn giản sẽ giúp minh họa cho điều này. Bạn hãy hình dung một thành phố với các cột đèn giao thông. Một người lái xe mô tô đi đến ngã tư đường và dừng lại vì gặp đèn đỏ. Phía phố bên kia không có một chiếc ô tô nào đi đến ngã tư. Nếu người lái xe mô tô phớt lờ tín hiệu đèn đỏ, không có tai nạn nào xảy ra cả và tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng lên bởi vì người lái xe mô tô sẽ đến địa chỉ cần phải đến sớm hơn. Tại sao anh ta lại không làm như vậy? Lý do bởi vì nếu anh ta phớt lờ tín hiệu đèn đỏ thì anh ta sẽ bị phạt. Sản phẩm cá nhân từ việc băng qua đường là ít hơn sản phẩm xã hội. Liệu từ đó chúng ta có thể kết luận rằng tổng sản phẩm xã hội sẽ lớn hơn nếu không có hình phạt nào được đưa ra đối với những người không chấp hành tín hiệu giao thông? Phân tích Pigovian cho chúng ta thấy rằng có thể nhận thức một thế giới tốt hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng vấn đề là phải đưa ra các sắp xếp thực tế mà các sắp xếp này sẽ sửa chữa sai sót trong một phần của hệ thống mà không gây thêm ảnh hưởng xấu đến các phần khác. Tôi đã nghiên cứu chi tiết một ví dụ về sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản phẩm xã hội, và tôi không muốn nghiên cứu chi tiết thêm nữa hệ thống phân tích của Pigou. Nhưng phần thảo luận chính của vấn đề chi phí xã hội được xem xét trong bài viết này nằm ở Chương 9 phần II, phần này xem xét sự khác biệt loại thứ hai của Pigou và việc xem xem Pigou đã phát triển luận điểm của mình như thế nào là điều rất đáng được quan tâm. Sự mô tả của riêng Pigou về sự khác biệt của loại thứ hai này được trích dẫn ở ngay phía trên của phần này. Pigou phân biệt giữa trường hợp một người cung cấp dịch vụ mà anh ta chẳng nhận được đồng nào và một người gây ra ảnh hưởng xấu mà không phải trả tiền cho bên bị hại. Tất nhiên chúng ta cần phải tập trung vào trường hợp thứ hai. Do vậy, khá ngạc nhiên khi thấy rằng, Giáo sư Francesco Forte đã chỉ ra cho tôi, vấn đề của ống khói - "ví
  9. dụ về nhà kho" hay "ví dụ về lớp học" của trường hợp thứ hai- được Pigou sử dụng làm ví dụ cho trường hợp thứ nhất (dịch vụ được cung cấp miễn phí) và chúng không được đề cập, cho dù là chút ít, có liên quan đến trường hợp thứ hai. Pigou chỉ ra rằng chủ nhà máy dùng các nguồn lực để ngăn ngừa việc ống khói không xả khói đã tạo ta một dịch vụ mà chủ nhà máy chẳng nhận được đồng nào. Ẩn ý ở đây, sẽ được Pigou làm rõ sau ở trong Chương này, là chủ nhà máy có ống khói xả khói cần được nhận được tiền khuyến khích để thuyết phục ông ta lắp đặt thiết bị chống khói. Hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đều gợi ý rằng chủ nhà máy có ống khói xả khói phải bị đánh thuế. Thật đáng tiếc rằng các nhà kinh tế (trừ Giáo sư Forte) đều không nhận thấy rằng đặc điểm này đã được Pigou nghiên cứu vì ông nhận thức rõ rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng một trong hai cách đều có thể dẫn đến một sự thừa nhận rõ ràng về tính qua lại của nó. Khi thảo luận trường hợp thứ hai (gây ra ảnh hưởng xấu mà không phải trả tiền cho bên bị hại), Pigou nói rằng họ đã phải nhận dịch vụ "khi người chủ của một công trường nằm trong khu dân cư hay một thành phố xây dựng một nhà máy và do đó đã phá hỏng phần lớn sự dễ chịu của các khu vực xung quanh; hay, ở một mức độ thấp hơn, cách mà anh ta sử dụng công trường của mình đã che mất ánh sáng của nhà đối diện, hay việc anh ta đầu tư nguồn lực xây dựng tòa nhà ở một khu trung tâm đông đúc đã làm thu hẹp khoảng không và chỗ để vui chơi của những người lân cận, nó có xu hướng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của những gia đình sống ở đó." Tất nhiên Pigou đã đúng khi miêu tả những hành động đó là những hành động "không bị mất tiền khi gây ảnh hưởng xấu". Nhưng ông đã sai khi miêu tả những hành động đó là hành động "chống lại xã hội". Chúng có thể là hành động chống lại xã hội nhưng cũng có thể không. Việc cần thiết là phải xem xét nặng nhẹ kết quả của ảnh hưởng xấu đối với cái tốt. Chẳng có cái gì là "chống lại xã hội" hơn việc phản đối bất kỳ hành động nào gây hại đến bất cứ ai.
  10. Nghiên cứu của Pigou về các vấn đề được xem xét trong bài viết này quả thật là rất khó nắm bắt được ý nghĩa và việc thảo luận các quan điểm của ông tạo nên các khó khăn khó có thể vượt qua nhằm làm sáng tỏ nó. Kết quả là không ai có thể chắc chắn rằng mình đã hiểu điều mà Pigou muốn nói. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không đưa ra kết luận, dù cho có thể là lạ đối với một nhà kinh tế tầm cỡ Pigou, rằng nguồn gốc của sự tối nghĩa trong quan điểm của Pigou là do ông không hiểu kỹ luận điểm của mình. IX. TRUYỀN THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA PIGOU -- HỌC THUYẾT TRUYỀN MIỆNG CỦA PIGOU Thật lạ là học thuyết sai lầm được Pigou phát triển lại có ảnh hưởng đến như vậy, mặc dù một phần của thành công đó có lẽ là do sự thiếu rõ ràng trong cách trình bày của nó. Khi nó không rõ ràng thì cái sự không rõ ràng đó không bao giờ là sai cả. Lạ kỳ là, nguồn gốc của sự khó hiểu tối nghĩa lại không ngăn cản sự xuất hiện của các định nghĩa khá rõ ràng về học thuyết được truyền miệng. Cái gì khiến các nhà kinh tế nghĩ rằng họ học được từ Pigou và họ sẽ nói với sinh viên của mình cái gì, cái mà tôi gọi là truyền thống Pigou, đã khá rõ ràng. Tôi có ý định chỉ ra sự không đầy đủ của truyền thống Pigou bằng cách chứng minh rằng cả phân tích và kết luận về cách giải quyết mà học thuyết của Pigou ủng hộ đều không đúng. Tôi không có ý định chứng minh quan điểm của mình là đúng như đối với các ý kiến phổ biến trong nhiều tài liệu tham khảo cho bài viết này. Tôi làm việc này một phần vì cách giải quyết trong bài viết quá chắp vá rời rạc, ít có liên quan hơn so với tài liệu tham khảo của Pigou và một số dẫn giải, đến mức việc nghiên cứu chi tiết là không thích hợp. Nhưng lý do chính đối với việc thiếu tài liệu tham khảo là học thuyết, dù có dựa vào luận điểm của Pigou, là sản phẩm của sự truyền miệng. Chắc chắn là các nhà kinh tế mà tôi đã trao đổi những vấn đề này đều nhất trí với ý kiến là việc xem xét giải quyết thiếu xót phù hợp với chủ đề này trong bài
  11. viết là có ý nghĩa. Tất nhiên, cũng có một số nhà kinh tế không có cùng quan điểm như thế nhưng đó chỉ là thiểu số. Cách tiếp cận vấn đề đang được thảo luận là thông qua việc nghiên cứu giá trị của sản xuất vật chất. Sản phẩm tư nhân là giá trị của sản phẩm thêm vào, kết quả của một hoạt động kinh tế đặc biệt. Sản phẩm xã hội bằng sản phẩm tư nhân trừ đi sự sụt giảm trong giá trị sản xuất ở đâu đó mà ở đó doanh nghiệp không phải trả tiền đền bù cho thiệt hại mà nó gây ra. Do đó, nếu 10 đơn vị của một yếu tố (và không có các yếu tố khác) được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra một sản phẩm nhất định có giá trị 105 đô la, và chủ của nhân tố đó không nhận được tiền đền bù cho nhân tố bị sử dụng, mà anh ta không có khả năng ngăn cản không cho sử dụng; thì 10 đơn vị của nhân tố đó sẽ mang lại sản phẩm theo phương án sử dụng tốt nhất trị giá 100 đô la; và sản phẩm xã hội là 105 đô la trừ đi 100 hay 5 đô la. Nếu bây giờ doanh nghiệp trả cho một đơn vị của yếu tố sản xuất và giá của nó bằng với giá trị sản phẩm cận biên của nó, thì sản phẩm xã hội sẽ tăng lên đến 15 đô la. Nếu doanh nghiệp phải trả cho 2 đơn vị của yếu tố sản xuất thì sản phẩm xã hội sẽ tăng lên 25 đô la, cứ như thế cho đến khi nó đạt tới 105 đô la khi doanh nghiệp phải trả cho tất cả các đơn vị của yếu tố sản xuất. Có thể dễ dàng nhận thấy lý do tại sao các nhà kinh tế lại sẵn sàng chấp nhận điều đó hơn là thủ tục kỳ quặc (odd procedure). Phân tích tập trung vào quyết định của cá nhân các doanh nghiệp và vì không được phép sử dụng nguồn lực nhất định trong chi phí cho nên số doanh thu bị giảm bằng đúng số đó. Nhưng tất nhiên điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm xã hội không mang bất kỳ ý nghĩa xã hội nào. Tôi thích sử dụng khái niệm chi phí cơ hội và tiếp cận vấn đề này bằng cách so sánh giá trị sản phẩm được sinh ra bởi các yếu tố sản xuất trong việc sử dụng hay sắp xếp khác nhau. Lợi thế chính của một hệ thống giá cả là nó dẫn đến việc sử dụng các nhân tố tại những nơi giá trị sản phẩm sinh ra là lớn nhất và chi phí để tạo ra sản phẩm là nhỏ nhất so với các hệ thống khác (Tôi không tính đến một hệ thống giá cũng xem xét vấn đề phân phối lại thu nhập). Nhưng nếu các nhân tố tự nhiên thuận lợi đổ về các nơi, ở đó giá trị sẩn phẩm sinh
  12. ra là lớn nhất mà không cần đến việc sử dụng hệ thống giá và kết quả là không có bất cứ sự bồi thường nào thì tôi sẽ coi đó là một sự đáng ngạc nhiên hơn là lý do để mất tinh thần. Việc xác định sản phẩm xã hội là việc làm lạ lùng nhưng nó không có nghĩa rằng các kết luận về chính sách rút ra từ phân tích này nhất định sai. Tuy nhiên, đều có giới hạn nguy hiểm trong một cách tiếp cận mà nó làm trệch hướng sự chú ý của ta ra khỏi các vấn đề cơ bản và cũng có thể có chút ít nghi ngờ về trách nhiệm đối với một số sai lầm trong học thuyết hiện hành. Niềm tin rằng các doanh nghiệp gây ảnh hưởng có hại phải bị bắt bồi thường cho những người bị thiệt hại là điều cần thiết (vấn đề này đã được thảo luận rất kỹ trong phần VIII cùng với ví dụ về tia lửa do xe hỏa gây ra của Pigou) không còn nghi ngờ gì nữa chính là kết quả của việc không so sánh tổng sản phẩm có thể đạt được với các phương án sắp xếp xã hội. Sai lầm tương tự cũng được tìm thấy trong đề xuất giải quyết vấn đề về ảnh hưởng bất lợi bằng cách sử dụng thuế hoặc tiền thưởng. Pigou đã khá nhấn mạnh vào cách giải quyết này mặc dù, như thường lệ, ông không có đủ chi tiết và khả năng để chứng minh cho sự ủng hộ của mình. Các nhà kinh tế học hiện đại có xu hướng nghĩ theo cách duy nhất về mặt thuế và theo cách rất chính xác. Thuế nên được đánh bằng với thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra và do đó nó nên thay đổi tùy theo số lượng của ảnh hưởng bất lợi. Vì nó không đưa ra đề xuất về quá trình chi trả thuế cho những người chịu ảnh hưởng, nên giải pháp này không giống với giải pháp bắt doanh nghiệp trả tiền bồi thường cho những thiệt hại mà nó gây ra, tuy nhiên các nhà kinh tế nói chung không chú ý đến điều này và có xu hướng xem xét hai giải pháp này như nhau.Giả sử rằng một nhà máy thải khói được thành lập trong một quận trước đây không có ô nhiễm do khói, và nó gây thiệt hại trị giá 100 đô la một năm. Giả sử rằng ở đây áp dụng biện pháp đánh thuế và chủ của nhà máy phải nộp 100 đô la thuế một năm chừng nào mà nhà máy còn thải khỏi. Giả
  13. sử thêm rằng một thiết bị chống khói trị giá 90 đô la một năm sẵn có trên thị trường. Trong trường hợp này việc lắp đặt thiết bị chống khói là việc nên làm. Thiệt hại trị giá 100 đô la sẽ được tránh với chi phí là 90 đô la và do đó người chủ nhà máy được lợi 10 đô la một năm. Nhưng luận điểm nêu trên chưa chắc đã được anh ta chọn lựa. Giả sử rằng những người chịu thiệt hai do khói có thể tránh nó bằng cách di dời đến nơi khác hoặc bằng các biện pháp phòng ngừa khác mà các biện pháp này có thể tốn của họ một số tiền tương đương với sự mất đi trong thu nhập là 40 đô la mỗi năm. Nếu như thế thì ta sẽ thu được giá trị sản xuất trị giá 50 đô la nếu nhà máy tiếp tục thải khói và những người sống trong quận đó chuyển đến nơi khác hoặc có các biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh tác hại của khói. Nếu chủ nhà máy thực hiện nộp thuế tương ứng với những thiệt hại họ gây ra, thì rõ ràng cần phải lập một hệ thống thuế kép và những người dân sống trong quận đó phải chi trả số tiền bằng với chi phí phát sinh mà chủ nhà máy phải gánh chịu (hay người tiêu dùng sản phẩm) nhằm tránh thiệt hại. Trong những điều kiện như vậy, người dân sẽ không sống ở khu vực đó nữa hoặc họ cũng sẽ không áp dụng bất cứ một biện pháp nào nhằm phòng tránh thiệt hại khi chi phí của việc này thấp hơn chi phí mà người sản xuất phải chịu nhằm là giảm nhẹ thiệt hại (tất nhiên mục tiêu của người sản xuất là không phải chi trả quá nhiều để làm giảm thiệt hại như giảm số thuế phải nộp). Một hệ thống thuế bị hạn chế trong phạm vi thuế đánh vào người sản xuất cho những thiệt hại họ gây ra sẽ có xu hướng dẫn tới việc phải gánh chịu chi phí cao không chính đáng nhằm ngăn ngừa thiệt hại. Tất nhiên điều này có thể tránh được nếu ta có thể chỉ dựa trên thuế, không dựa vào thiệt hại gây ra mà dựa vào sự sụt giảm trong giá trị sản xuất (theo nghĩa đúng đắn nhất của nó) do khói thải.. Nhưng để làm được như vậy đòi hỏi một hiểu biết chi tiết về sở thích của từng cá nhân và tôi không thể hình dung nổi các dữ liệu cần thiết cho một hệ thống thuế như thế sẽ được thu thập như thế nào. Thật vậy, đề xuất cách giải quyết vấn đề ô nhiễm do khói và các vấn đề tương tự như vậy bằng cách sử dụng thuế làm xuất hiện đầy rẫy những khó khăn như: vấn đề tính toán, sự khác nhau giữa thiệt hại trung bình và thiệt hại biên, mối tương quan giữa thiệt hại phải chịu với
  14. sở hữu khác nhau... Nhưng việc nghiên cứu các vấn đề đó ở đây là không cần thiết. Như thế là đủ cho mục đích chỉ ra việc đánh thuế sẽ không nhất thiết mang lại các điều kiện tối ưu của tôi, thậm chí dù cho thuế có được điều chỉnh chính xác đúng bằng với mức thiệt hại mà mỗi một luồng khói thêm gây ra cho tài sản của những người sống ở vùng lân cận. Việc gia tăng số người dân hay gia tăng số sơ sở hoạt động kinh doanh ở vùng lân cận với nhà máy thải khói sẽ làm tăng số lượng thiệt hại do một số lượng khói nhất định thải ra. Do đó số thuế đánh vào nhà máy sẽ tăng cùng với sự gia tăng số lượng người ở khu vực xung quanh. Điều này sẽ làm giảm giá trị sản xuất của các yếu tố được nhà máy sử dụng, hoặc là vì sự sụt giảm trong sản xuất do thuế do các yếu tố được sử dụng ở đâu đó theo cách ít giá trị hơn, hoặc là vì các yếu tố được chuyển sang để sản xuất các phương tiện nhằm làm giảm số lượng khói thải ra. Nhưng những người dân quyết định sống ở khu vực xung quanh nhà máy không tính đến việc sụt giảm trong giá trị sản xuất do sự có mặt của họ. Việc không tính đến chi phí đánh vào người khác này có thể so sánh với hành động không xem xét đến việc khói thải ra sẽ gây tác động có hại của người chủ nhà máy. Nếu không có thuế, có thể sẽ có rất nhiều khói được thải ra và có ít người sống ở khu vực xung quanh nhà máy, nếu có thuế thì có thể số lượng khói thải ra sẽ ít hơn và nhiều người sẽ sống ở khu vực xung quanh nhà máy. Không có bất kỳ lý do nào để giả định rằng một trong những kết quả trên nhất thiết là thích hợp.Tôi thấy không cần thiết phải dành nhiều giấy vở để thảo luận về các lỗi tương tự có liên quan đến đề xuất rằng nhà máy thải khói cần, sử dụng các quy định vùng, di chuyển ra khỏi vùng mà khói nhà máy gây ảnh hưởng có hại. Khi thay đổi địa điểm thì kết quả là sẽ có sự sụt giảm trong sản xuất, rõ ràng cần phải xem xét và tính toán nặng nhẹ cái hại khi nhà máy không di chuyển vẫn ở trong vùng đó. Mục đích của quy định như vậy không phải để loại bỏ ô nhiễm do khói thải mà là bảo đảm lượng thích hợp nhất ô nhiễm do khói, đó chính là số lượng sẽ làm tối đa hóa giá trị sản xuất. X. THAY ĐỔI CÁCH TIẾP CẬN
  15. Tôi tin tưởng rằng việc các nhà kinh tế không đi đến được các kết luận đúng về cách thức giải quyết những ảnh hưởng bất lợi không phải đơn giản gán cho một vài sơ suất khi phân tích mà điều này bắt nguồn từ những sai lầm cơ bản trong cách tiếp cận hiện tại đối với vấn đề kinh tế học phúc lợi. Điều cần thiết ở đây là phải thay đổi cách tiếp cận. Phân tích trên phương diện sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản phẩm xã hội tập trung sự chú ý vào các thiếu sót trong hệ thống và hướng tới việc nuôi dưỡng niềm tin vào bất kỳ biện pháp nào có thể loại bỏ những thiếu sót đó. Nó làm trệch hướng sự chú ý ra khỏi các sự thay đổi khác trong hệ thống mà rõ ràng là các thay đổi này có liên quan đến các biện pháp đúng đắn. Trong các phần trước của bài viết này, chúng ta đã thấy nhiều ví dụ về việc này. Nhưng không nhất thiết phải tiếp cận vấn đề theo cách này. Các nhà kinh tế nghiên cứu các vấn đề của công ty thường có thói quen sử dụng cách tiếp cận chi phí cơ hội và so sánh số thu nhận được từ việc kết hợp các yếu tố nhất định với các sắp xếp kinh doanh khác. Việc sử dụng cách tiếp cận tương tự khi giải quyết các câu hỏi về chính sách kinh tế và so sánh tổng sản phẩm sinh ra bởi các phương án sắp xếp xã hội là cần thiết. Trong bài viết này, phân tích được hạn chế, thông thường trong phần này của kinh tế học, trong so sánh giá trị sản xuất, được thị trường lượng hóa. Tất nhiên, sự lựa chọn giữa các cách sắp xếp xã hội khác nhau đối với giải pháp cho các vấn đề kinh tế cần phải được thực hiện trên khía cạnh rộng hơn thế này và toàn bộ ảnh hưởng của sự sắp xếp này lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống cũng cần được xem xét. Như Frank H. Knight thường nhấn mạnh, các vấn đề về kinh tế học phúc lợi cuối cùng phải được hòa tan trong nghiên cứu về mỹ học và đạo đức. Đặc điểm thứ hai của cách giải quyết thông thường về vấn đề được thảo luận trong bài viết này là quá trình phân tích trong phạm vi so sánh giữa trạng thái tự do kinh doanh và cái gọi là thế giới lý tưởng. Tiếp cận này rõ ràng dẫn đến sự lỏng lẻo trong suy nghĩ vì bản chất của các phương án được so sánh không bao giờ rõ ràng
  16. cả. Trong trạng thái tự do kinh doanh, có một hệ thống tiền tệ, luật pháp hay chính trị hay không ,và nếu có thì chúng là gì? Trong một thế giới lý tưởng, liệu có một hệ thống tiền tệ, luật pháp, chính trị hay không? Và nếu có thì chúng sẽ là gì? Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên bị che phủ trong bí mật và mọi người có thể tự do rút ra bất cứ kết luận nào mà mình muốn. Thực sự có rất ít phân tích được yêu cầu chỉ ra một thế giới lý tưởng sẽ tốt hơn trạng thái tự do kinh doanh, trừ khi sự xác định trạng thái tự do kinh doanh và thế giới lý tưởng xảy ra đồng thời. Nhưng toàn bộ thảo luận này hoàn toàn không liên quan đến các câu hỏi về chính sách kinh tế bởi rõ ràng là những gì chúng ta nghĩ về thế giới lý tưởng thì chúng ta đều chưa phát hiện ra bằng cách nào để có được thế giới lý tưởng đó xuất phát từ nơi chúng ta đang sống. Một cách tiếp cận tốt hơn dường như bắt đầu phân tích của chúng ta bằng một tình huống gần giống với những gì thực sự tồn tại, để xem xét ảnh hưởng của một thay đổi chính sách được đề xuất và cố gắng quyết định tình huống mới sẽ xảy ra như thế nào, về tổng thể, thì nó sẽ tốt hơn hay tồi hơn tình huống ban đầu. Tiếp cận theo hướng này thì các kết luận về chính sách sẽ có một số liên quan với tình huống thực tế. Lý do cuối cùng đối với việc không phát triển được một học thuyết đầy đủ nhằm giải quyết các vấn đề về ảnh hưởng bất lợi bắt nguồn từ khái niệm sai lầm về một yếu tố sản xuất. Yếu tố sản xuất đó thường được coi là là một thực thể vật chất mà nhà doanh nghiệp có được và sử dụng (một mẫu đất, một tấn phân bón) thay vì coi nó là quyền thực hiện hành động (vật chất) nhất định nào đó. Chúng ta có thể gọi đó là người sở hữu đất và sử dụng nó như một yếu tố sản xuất nhưng cái mà người chủ đất thực sự sở hữu là quyền thực hiện danh sách giới hạn các hoạt động. Quyền của chủ đất không có giới hạn. Điều này thậm chí không phải lúc nào anh ta cũng có thể di dời mảnh đất của mình đến chỗ khác, lấy ví dụ bằng cách khai thác nó. Và mặc dù anh ta có thể đuổi một số người sử dụng đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2