Đề tài:" VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
lượt xem 28
download
Trong bài viết này, tác giả đã luận giải một số vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là, thứ nhất, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là kết quả do sự nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện tư duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thứ hai, khẳng định có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:" VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
- Nghiên cứu triết học Đề tài:" VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
- VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN ĐỨC LUẬN (*) Trong bài viết này, tác giả đã luận giải một số vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là, thứ nhất, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là kết quả do sự nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện tư duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thứ hai, khẳng định có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có thành phần kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập. Theo tác giả, bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước, chúng ta cần tập trung phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Tại Đại hội lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và luôn đạt mức tăng trưởng cao. Những thành tựu đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới nói chung và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ những tiêu cực do nền kinh tế nhiều thành phần gây ra, đặc biệt là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
- một tất yếu lịch sử. Trong Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền thì không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được mà phải cải tạo nó dần dần. Đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, sau khi giành được thắng lợi chính trị, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX càng khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng và cải tạo dần dần đối với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra. Nhận thấy chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp trong điều kiện đất nước đã hoà bình, V.I.Lênin đã dũng cảm thừa nhận: “Chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp “xung phong”, nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa”(1). Từ đó, V.I.Lênin khẳng định cần phải thay thế chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP). Một trong những nội dung cơ bản của NEP là lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần. V.I.Lênin viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, ho àn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển”(2). Một trong các biện pháp quá độ đặc biệt mà V.I.Lênin nói ở đây chính là việc sử dụng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó được V.I.Lênin giải thích rõ như sau: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”(3).
- Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước tiểu nông, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải thích rất rõ tại sao phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trình Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện tư duy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm ra con đường, bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một
- tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự vận động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế nhiều th ành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và X. Tại Đại hội X (năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước. Sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các h ình thức sở hữu và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
- Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan trọng thuộc sở hữu nhà nước, v.v.. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, v.v.. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(4). Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống. Trước thực trạng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước chỉ cần nắm lấy những yết hầu của nền kinh tế là đủ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, bởi nếu nắm được yết hầu kinh tế mà các doanh nghiệp vẫn thua lỗ triền miên, tỷ trọng GDP quá thấp thì sẽ không thể đem lại sức mạnh cho kinh tế nhà nước. Vì vậy, kinh tế nhà nước chỉ có thể phát huy được vai trò chủ đạo của mình khi nó vừa nắm được huyết mạch của nền kinh tế, vừa có năng suất lao động cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Vấn đề là ở chỗ, làm cách nào để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững chắc thành phần kinh tế này, bởi như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó là mô hình dễ tiếp thu nhất của những người nông dân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Rút bài học kinh nghiệm sâu sắc từ phong trào tập thể hoá trước đổi mới và thực tế những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển thành phần kinh tế này, chủ trương xây dựng các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và nhu cầu của các chủ thể sản xuất.
- Những năm qua, mặc dù được xác định là cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, song sự phát triển của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm. Do vậy, để thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra là kinh tế tập thể chiếm 13,8% GDP vào năm 2010 và quan trọng hơn, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để kinh tế tập thể phát triển từng bước, vững chắc. Kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Nhìn chung, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây, kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6,8%GDP). Như vậy, kinh tế tư nhân đạt 38,9% GDP, tương đương với tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước(5). Trong kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn, có khả năng huy động vốn và lao động. Đóng góp của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao nhưng lại đang giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là một dấu hiệu tích cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ phận, các thành phần kinh tế có trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách thức sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành viên của kinh tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các thành phần kinh tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội để phát triển khoa
- học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Đối với kinh tế tư bản tư nhân, đây là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bộ phận kinh tế này đã đóng góp tích cực vào việc phát triển lực lượng sản xuất, huy động vốn, tạo việc làm cho người lao động, v.v.. Từ khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời (21/12/1990), các doanh nghiệp tư nhân đã thực sự đi vào hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, kinh tế tư bản tư nhân đã có sự phát triển đáng kể, phát huy có hiệu quả khả năng huy động vốn và tạo việc làm mới cho người lao động; đóng góp của nó cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do mới hình thành, nên tỷ trọng cơ cấu GDP của nó chưa cao. Đối với thành phần kinh tế này, Đảng ta chủ trương khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để nó phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, v.v.. Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác, liên doanh. Trong quan niệm của V.I.Lênin, kinh tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế quá độ đặc biệt quan trọng và cần thiết để đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông coi nó là thứ chủ nghĩa tư bản mà 2/3 là chủ nghĩa xã hội, là cái “không đáng sợ”, thậm chí còn là “phòng chờ” để đi vào chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy, sự vận động hiện thực của thành phần kinh tế này ở nước ta đang là một vấn đề cần phải bàn. Các cơ chế, chính sách, điều kiện ở Việt Nam hiện nay chưa tạo ra sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Những năm đầu tiên khi chúng ta mới thực hiện đường lối mở cửa, có lẽ
- các doanh nghiệp nước ngoài hy vọng vào việc khai thác những tiềm năng của một thị trường còn rất mới mẻ, nên họ đã đầu tư rất lớn vào Việt Nam, liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức cao. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, số vốn này giảm mạnh. Chính vì nguồn vốn đầu tư giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này cũng liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất của kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta, nếu đầu tư nước ngoài giảm sút thì tất yếu sẽ làm cho thành phần kinh tế này kém phát triển, thậm chí là không phát triển. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong thời gian tới, kinh tế tư bản nhà nước có khả năng phát triển mạnh mẽ, bởi hiện nay, chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp tích cực và hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư. Hơn nữa, hiện nay, một số thành phần kinh tế khác đang phát triển rất mạnh mẽ, nên trong tương lai không xa, nhu cầu liên doanh, liên kết sẽ tăng cao, từ đó sẽ làm cho kinh tế tư bản nhà nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Năm 1987, khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành thì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thực sự có bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, đã có hàng ngàn công ty nước ngoài có dự án đầu tư ở Việt Nam. Tính từ năm 1988 đến năm 2003, nước ta đã thu hút được trên 40 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã thực hiện được hơn 20 tỷ USD. Năm 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,9% GDP, năm 2007 khoảng 17%. Từ khi chúng ta gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng đột biến, năm 2007 là hơn 20 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với năm 2006), sáu tháng đầu năm năm 2008 l à
- 31,6 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã và đang nảy sinh một vấn đề - đó là sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Giả định rằng, vì lý do nào đó, chẳng hạn lạm phát, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút một số lượng lớn nguồn vốn đầu tư thì tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam sẽ thế nào? Hoặc là tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này ngày càng lớn đến mức ngang bằng hoặc vượt kinh tế nhà nước thì liệu kinh tế nhà nước có thể duy trì được vai trò chủ đạo của mình không? Nhà nước có thể kiểm soát được thành phần kinh tế này hay không? Rõ ràng, sự phát triển của thành phần kinh tế này đem lại những lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo chúng tôi, để tận dụng được những đóng góp và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế – xã hội nước ta, một mặt, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước để tạo nên sức mạnh thực sự của Nhà nước; mặt khác, phải có biện pháp hướng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào kinh tế tư bản nhà nước. Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế.r
- (*)Thạc sĩ triết học, Khoa Mác – Lênin, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. (1) V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 254. (2)V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 68. (3)V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 248. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 83. (5) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 146.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU"
105 p | 335 | 143
-
Đề tài về “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”
36 p | 210 | 73
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập
104 p | 197 | 32
-
Đề tài về thực trạng phát triển các công cụ của TTTC ở Việt Nam
38 p | 137 | 31
-
Đề tài về: Vân Long một điểm đến du lịch hấp dẫn
31 p | 109 | 26
-
Đề tài: Giải pháp để phát triển của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong sự phát triển của nền kinh tế
113 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình
110 p | 156 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
59 p | 128 | 23
-
Đề tài về: Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới cho đến nay
16 p | 106 | 22
-
Đề tài về “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian đánh giá năng suất Lúa tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995-2004 và dự đoán đến năm 2007”
41 p | 129 | 21
-
Đề tài về ' Đầu tư phát triển nguồn nhân lực '
36 p | 91 | 18
-
Đề tài về: VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO MỸ –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
46 p | 71 | 17
-
Đề tài về: Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
34 p | 76 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vấn đề phát triển và chia sẻ tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc Gia Việt Nam
100 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
148 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện dự án xây lắp hệ thống điện nhẹ (EVL) tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Sao Việt
89 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
12 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn