intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Vị trí và vai trò của nguyên thủ quốc gia

Chia sẻ: Hiền Nguyễn Thu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

225
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Vị trí và vai trò của nguyên thủ quốc gia" trình bày về chế định nguyên thủ quốc gia ở các chính thể nhà nước trên thế giới, vị trí pháp lí của nguyên thủ quốc gia, vai trò của nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Vị trí và vai trò của nguyên thủ quốc gia

  1. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài
  2. 2. Vị trí và vai trò của Nguyên thủ quốc gia Chế định Nguyên thủ quốc gia là một chế định đã có từ lâu đời. Nó xuất hiện  từ khi có sự xuất hiện của nhà nước (đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ).  Nguyên thủ  quốc  gia  là  người đứng  đầu  nhà nước,  thay  mặt cho nhà   nước về đối nội và đối ngoại. Trong lịch sử  lập hiến của nhà nước tư  sản thì nguyên thủ  quốc gia là một   chế định đặc biệt. Cách mạng tư sản nổ ra muốn lật đổ hoàn toàn sự thống trị của   chế độ phong kiến, thay nhà nước phong kiến bằng một quyền lực được tổ  chức   thành nhà nước của giai cấp tư  sản. Tuy nhiên sự  thống trị  lâu dài của tầng lớp   phong kiến đã được nhiều tầng lớp nhân dân (nông dân, công nhân, thương nhân   thành thị) chấp nhân một cách tự  nhiên và đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ,  đồng thời thế lực của giai cấp tư sản lúc đó chưa đủ mạnh để có thể đè bẹp hoàn  toàn thế  lực phong kiến đã thông trị  lâu dài, từ  đó giai cấp tư  sản trở  nên mong   muốn chia sẻ quyền lực thống trị với nhà vua. Sự  hiện diện của nhà vua trong bộ  máy nhà nước đã hình thành chế  định nguyên thủ  quốc gia trong pháp luật (hiến  pháp) tư  sản. Và dần dần theo sự biến động trong lịch sử  mà  ở  từng quốc gia có   thể tồn tại các vị vua hay nữ hoàng ở các nước còn duy trì chính thể quân chủ, các   vị tổng thống của các nước theo chính thể công hòa.  Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính  trị. Nhưng  ở mỗi nước nguyên thủ  quốc gia có tên gọi, vị trí, chức năng khác nhau  tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước, hay nói cách khác là   phụ thuộc vào hình thức chính thể của những nhà nước đó. 2.1. Vị trí pháp lí của nguyên thủ quốc gia Địa vị  pháp lí của nguyên thủ  quốc gia là sự  khái quát hóa vị  trí, mô hình, vai   trò và mối quan hệ  của nguyên thủ  quốc gia với các cơ  quan nhà nước thông qua   các quy định của pháp luật.  Trong xã hội chưa có hiến pháp thì  nguyên thủ  quốc gia (nhà vua) có quyền   lực vô hạn và là cá nhân đại diện cho một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, một  xã hội có hiến pháp, tùy vào từng hiến pháp của từng quốc gia mà có các cách ghi   nhận khác nhau về  chế  định này. Một số  hiến pháp (chẳng hạn hiến pháp Công   hòa liên bang Đức) thì xác định nguyên thủ  quốc gia có một vị  trí độc lập trong tổ  chức quyền lực nhà nước và là biểu tượng quốc gia. Trong khi đó nhiều nước lại   xác định rõ ràng nguyên thủ quốc gia là cá nhân thuộc một nhánh quyền lực nào đó  (có thể hành pháp hay lập pháp) của nhà nước.
  3. Dù với tên gọi hết sức khác nhau, nhưng các nguyên thủ  quốc gia đều được  Hiến pháp quy định là người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước về  mặt đối nội và đối ngoại: về nguyên tắc đều là đại diện tượng trưng cho sự bền  vững và tập trung của nhà nước.  2.2. Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể 2.2.1. Trong chính thể quân chủ Các nhà nước tổ  chức theo chính thể  quân chủ  (phổ  biến là quân chủ  đại   nghị) thì  nguyên thủ quốc gia được gọi là các hoàng đế. Trong mô hình quân chủ,  Nhà vua là biểu tượng của quốc gia, giữ cương vị suốt đời và được lựa chọn theo   nguyên tắc thế tập, cha truyền con nối (Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Hà  Lan, một số  nước Trung đông….) hoặc cũng có thể  truyền lại cho những người  trong hoàng tộc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước đó.  Chức năng của các hoàng đế chỉ năng về  vai trò tượng trưng. Mọi hoạt đông  của hoàng đế  chỉ  để  chính thức hóa về  mặt nhà nước các hoạt động đã rồi của  Nghị viện và Chính phủ. Hoàng đế không phải chịu trách nhiệm trước bất cứ  vấn  đề  gì trừ  trường hợp phạm tội phản bội tổ quốc.  Ở những nước này, hoạt động  của nguyên thủ quốc gia thể hiện “Nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”. Hoạt động   của nhà vua chỉ mang tính hình thức như một ông vua bị tước hết mọi quyền năng.  Càng về sau, theo tiến trình lịch sử cùng với sự khẳng định chỗ đứng của giai cấp  tư sản thì vai trò của Nhà vua cũng ngày càng hình thức.  Ví dụ  điển hình là Nữ  hoàng Anh Elizabeth II – nguyên thủ  quốc gia của Anh cùng   với Canada và Australia. Về  mặt danh nghĩa thì Nữ  hoàng cũng chính thức là Nữ  hoàng  của Australia và Canada. Mặc dù chỉ mang tính hình thức nhưng người Anh nhận thấy Nữ  hoàng vẫn còn có nhưng vai trò quyết định trong xã hội. Đây là biểu tượng của nước Anh   thống nhất. Trong lúc Nội các tượng trưng cho uy quyền thì Nữ hoàng tượng trưng cho sự   chính đáng. Vì chính là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc nên nguyên thủ quốc gia   còn có  một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an ninh, chủ quyền  độc lập của quốc gia bị xâm phạm. Khi đó, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần  yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước. Tổ quốc thời yên ả, Nhà vua  sẵn lòng lui về hậu trường chính trị. Việc quản lí đất nước lại được giao cho các  vị bộ trưởng mà đứng đầu là Thủ tướng.  2.2.2. Trong chính thể công hòa đại nghị Ở các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị (điển hình là Cộng hòa Italia và   CHLB Đức), nguyên thủ  quốc gia là tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu 
  4. nhà nước, vị trí  giống như các vị hoàng đế trong chính thể quân chủ đại nghị. Tuy   nhiên ở chính thể này , nguyên thủ quốc gia do bầu cử có nhiệm kì 5­7 năm hoặc ít   hơn. Nguyên thủ quốc gia thường không do nhân dân trực tiếp bầu ra mà được bầu  dựa trên cơ sở của Nghị viện hoặc do Nghị viện trực tiếp bầu. Vì vậy tổng thống   thường không có thực quyền.  Có nhiều hiến pháp thì không  xác định rõ ràng nguyên thủ quốc gia thuộc một   nhánh quyền lực nào cả mà đúng  ở vị  trí trung lập và là biểu tượng của quốc gia.   Còn một số nước theo chính thể đại nghị thì lại xác định rằng nguyên thủ quốc gia   thuộc về quyền lập pháp và là người nằm trong quốc hội. Trong khi đó, các nước   cộng hòa tổng thống hoặc nửa tổng thống thì lại quy định nguyên thủ  quốc gia  nắm quyền hành pháp.  Ở  chính thể  tổng thống thì tổng thống là người nắm toàn  quyền hành pháp với tư  cách cá nhân nhưng trong chính thể  cộng hòa nửa tổng   thống (hỗn hợp) thì quyền hành pháp của tổng thống được chia sẻ  với nội các  (Thủ tướng).  Về  nguyên tắc trong chế  độ  tư  sản, nguyên thủ  quốc gia là một phần nằm   trong bộ  máy hành pháp.  Ở  chế  độ  đại nghị  Nguyên thủ  quốc gia là hành pháp   tượng trưng, ở chính thể Cộng hòa tổng thống là hành pháp thực quyền. 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Nguyên thủ quốc gia Quyền hạn, trách nhiệm  của nguyên thủ quốc gia là một trong nhưng yếu tố  quan trọng  tạo nên vị trí pháp lí của nguyên thủ quốc gia. Điều này còn tùy thuộc  vào từng chính thể và quy định ở từng quốc gia. Tuy nhiên về mặt pháp lí quyền  hạn của Nguyên thủ quốc gia có những điểm chung không phụ thuộc vào chính  thể. Các Hiến  pháp đều quy định: Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà  nước, thay mặt nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại. Ở đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay, chỉ ở chính thể Tổng thống  quyền hạn của quốc trưởng (nguyên thủ quốc gia) mới được thực hiện một cách  thực chất. Ở chính thể đại nghị, những quyền  hạn  của nguyên thủ quốc gia chỉ  được thể hiện hình thức dưới sự bảo trợ, gò ép của các cơ quan nhà nước khác,  đặc biệt là bộ máy hành pháp. Quyền hạn và trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia có liên quan đến mọi lĩnh  vực hoạt động của bộ máy nhà nước, ta có thể chia thành nhóm: Trong lĩnh vực  hành pháp, lập pháp và tư pháp.
  5. 3.1. Trong lĩnh vực hành pháp 3.1.1. Về đối nội Ở các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị hay quân chủ đại nghị thì quyền   hạn của nguyên thủ  quốc gia trong lĩnh vực này là hình thức. Về  mặt nguyên tắc,   nguyên thủ  quốc gia (có thể  là Tổng thống hoặc Hoàng đế) có quyền bổ  nhiệm   hoặc đề nghị Nghị viên bầu Thủ tướng. Nhưng thực tế thì nguyên thủ quốc gia chỉ  có thể chọn người thủ  lĩnh của đảng chiếm đa số  ghế trong Nghị  viên hoặc đảng   có uy tín trong Nghị  viện làm Thủ  tướng. Quyền này chỉ  được nâng cao khi Hạ  nghị viện không có đảng chiếm đa số ghế.  Trong hoạt  động hành pháp, Quốc trưởng gần như  chỉ   để  làm hợp lí hóa   những quyết định của Chính phủ. Vì Chính phủ  phải chịu trác nhiệm trước Quốc   hội nên nguyên thủ  quốc gia phải bổ nhiệm người được Quốc hội tín nhiệm làm  người đứng đầu Chính phủ. Mọi hoạt động của hoàng đế  được bảo đảm từ  phía   cơ  quan hành pháp bằng những chữ  ký “phó thự” kèm theo của bộ  trưởng hoặc  Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói mọi quyết định của nguyên thủ quốc gia –hoàng  đế   – chỉ  có hiệu lực thực thi khi có chữ  ký kèm theo của  các vị  hàm bộ  trưởng   hoặc Thủ tướng. Chế  định “phó thự” là chế  định nhằm mục đích hạn chế  quyền hạn thực tế  của Nguyên thủ  quốc gia. Hiến pháp có tuyên bố  về  quyền hạn rộng lớn của   nguyên thủ quốc gia nhưng thực tế nguyên thủ quốc gia không thực hiện đích thực   các quyền hạn này.   Đối với mô hình cộng hòa đại nghị, nguyên thủ  quốc gia chỉ  là nhân vật  tượng trưng cho Nhà nước, giữ vai trò đại diện cho nhà nước. Theo chính thể này,  trong lĩnh vực hành pháp nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp, mà chỉ có  quyền hành pháp hình thức giống như mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị. Về  nguyên tắc, nguyên thủ  quốc gia có quyền thống lĩnh   các lực lượng vũ  trang, phong hàm cao cấp trong lực lượng vũ trang. Nhưng trừ  chính thể  Tổng   thống ra thì nguyên thủ quốc gia thực chất chỉ thực hiện theo sự áp đặt của Chính  phủ. Ngoài ra theo quy định thì Nguyên thủ quốc gia còn có một số quyền về việc   tổ chức nhân sự cao cấp của nhà nước, khen thưởng cấp nhà nước, phối hợp hoạt   động của các nhánh quyền lực, về những tình trạng đặc biệt của đất nước phải áp   dụng tình trạng thiết quân luật, dùng mọi biện pháp thậm chí có thể vi phạm Hiến  pháp trong thời gian ngắn để đưa đất nước về trạng thái bình thường.
  6. 3.1.2. Về đối ngoại Các Hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia có quyền thay mặt cho nhà nước  về  đối ngoại. Thực tế, phụ thuộc vào chính thể của mỗi nước mà việc thực hiện   quyền hạn của Quốc trưởng trong lĩnh vực này cũng rất khác nhau. Nhìn chung  nguyên thủ  quốc gia đều là đại diện cho nhà nước trong các hoạt động mang tính  nghi lễ. Các chuyến công du viếng thăm chính thức ra nước ngoài, các hoàng đế  hay tổng thống đều được đón tiếp trọng thể  theo nghi lễ dối với nguyên thủ quốc  gia như  cử  quốc ca, duyệt đội quân danh dự, hưởng các đặc quyền ngoại giao…   Nhưng nếu không phải là người đứng đầu về  hành pháp thì nguyên thủ  quốc gia   không được kí kết các hiệp  ước quan trọng với các nước khác mà thay vào đó  người trực tiếp kí kết là các Bộ trưởng tháp tùng đi theo. Sự hiện diện của Nguyên  thủ quốc gia chỉ là sự chứng giám. Ngoài ra, quốc trưởng   còn có quyền bổ  nhiệm các đại sứ, đại diện ngoại   giao, triệu hồi các đại sứ, tiếp nhận  ủy nhiệm thư  của đại diện ngoại giao nước   ngoài, quyết định phong hàm cấp ngoại giao, tiếp nhận đại sứ, đặc mệnh toàn  quyền của nước ngoài, tiến hành đàm phán, kí kết các hiệp ước, hiệp định quốc tế. Ở  một số  nước còn quy định, nguyên thủ  quốc gia còn có quyền tuyên bố  chiến tranh và hòa bình khi có sự phê chuẩn của Nghị viện. Tóm lại, trong lĩnh vực đối ngoại, quyền hạn của nguyên thủ  quốc gia phụ  thuộc rất nhiều vào chính thể.  Ở  chính thể  cộng hòa đại nghị  hay quân chủ  đại  nghị,nguyên thủ  quốc gia thực hiện rất hình thức, chỉ  khi có sự  đồng ý của Chính  phủ, “đó là những ông vua bị tước hết quyền trong lĩnh vực đối ngoại” 3.2. Trong lĩnh vực lập pháp Quốc trưởng có trách nhiệm công bố  những văn bản luật đã được Nghị  viên   thông qua. Theo thông lệ  quốc tế, việc này nhằm chứng thực các văn bản luật   được cơ  quan lập pháp thông qua một cách đúng luật và phù hợp với Hiến pháp.  Quốc trưởng còn có quyền “phủ quyết” các đạo luật đã dược Nghị viện thông qua. Đối với mô hình quân chủ  đại nghị  và quân chủ  nhị  nguyên, Nghị  viện là cơ  quan lập pháp nhưng nguyên thủ  cũng có một số  thẩm quyền nhất định trong lập   pháp. Đối với chính thể  quân chủ  nhị  nguyên, nhà vua có quyền ban hành các văn   bản (có giá trị như luật), có quyền phủ quyết các dự án luật được Nghị viện thông   qua. 
  7. Quyền “phủ quyết” của nguyên thủ quốc gia có thể được chia ra như sau: Quyền phủ quyết tuyệt đối Khi nguyên thủ  quốc gia không đồng ý công bố  dự  án luật đã được  Nghị  viện thông qua thì dự  án không cần phải xem xét lại.Đây là quyết  định cuối cùng và dự  án đó không thể  trở  thành đạo luật. Quyền này chỉ  còn hiện hành ở  Bỉ và Anh về mặt pháp lí hình thức, đã từ  rất lâu không   còn được các hoàng đế sử dụng. Quyền phủ quyết tương đối Khi một dự  án luật đã được Quốc hội thì dự  án này phải được Quốc   trưởng ký và công bố. Quốc trưởng có quyền phủ  quyết buộc Quốc hội  phải xem xét lại. Khi đó, Quốc hội buộc phải xem xét lại hoặc có thể giữ  nguyên dự án đó với mức biểu quyết cao hơn (có thể là ½ hoặc ¾ nghị sĩ  đồng ý) Quyền phủ quyết lựa chọn Quyền này được sử  dụng khi nguyên thủ  quốc gia không đồng ý với   một số  điều khoản của dự  án. Quyền này có những quy định khác nhau  tùy mỗi quốc gia.   Ở Mĩ, đặc biệt Tổng thống chỉ có 2 loại phủ quyết là phủ  quyết tương   đối và phủ quyết “bỏ túi”. Quyền phủ quyết “bỏ túi” là một quyền khá đặc biệt của Tổng thống   Mĩ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi Tổng thống nhận được dự luật, nếu  Nghị viện không nhận được dự luật trả lại thì coi như dự luật đó đã được   Tổng thống thông qua. Nhưng nếu trong 10 ngày này, Nghị  viện kết thúc   khóa họp của mình thì dự luật này sẽ không thể trở thành luật được. Ở  một số  nước quân chủ  đại nghị  như  nước Anh thì hầu như  Nữ  hoàng  không bao giờ  sử  dụng đến quyền này. Đây là một tục lệ  không thành văn của   Hiến pháp. Theo quan điểm của một số  nhà luật học, quyền phủ  quyết của nguyên thủ  quốc gia không mang tính dân chủ, làm hạ thấp vai trò của cơ qua dân cử, phá vỡ  nguyên tắc “phân chia quyền lực” và quyền lực tối cao của Nghị viện do giai cấp  tư sản đặt ra.
  8. Đối với mô hình quân chủ  đại nghị  và quân chủ  nhị  nguyên, Nghị  viện là cơ  quan lập pháp nhưng nguyên thủ  cũng có một số  thẩm quyền nhất định trong lập   pháp. Đối với chính thể  quân chủ  nhị  nguyên, nhà vua có quyền ban hành các văn   bản (có giá trị như luật), có quyền phủ quyết các dự án luật được Nghị viện thông   qua.  Ở  chính thể  quân chủ  đại nghị, vua còn có quyền ban hành tu chính án Hiến  pháp, đạo luật, sắc lệnh (do nội các soạn thảo)  (Điều 6, Hiến pháp Nhật Bản quy   định: “Nhật hoàng cũng có quyền giải tán hạ viện, triệu tập Quốc hội”). Trong lĩnh vực này, nguyên thủ quốc gia một cố nước còn có quyền bổ nhiệm  một số  thượng, hạ  nghị  sĩ và triệu tập khóa họp của Nghị  viện. Ví dụ  như  Nữ  hoàng có quyền bổ nhiệm một số thượng nghị sĩ (phong tước).  Theo quy định của một số nước, nguyên thủ  quốc gia còn có quyền giải tán  Nghị  viện khi Nghị  viện hoạt động không còn được nhân dân tín nhiệm để  nhân   dân bầu ra một Nghị  viện mới. Quyền này có ý nghĩa trong chế  độ  đa đảng như  một vũ khí của Chính phủ và Đảng cầm quyền, nâng cao ý nghĩa cuộc trưng cầu ý  dân. 3.3. Trong lĩnh vực tư pháp Nguyên thủ  quốc gia có quyền bổ  nhiệm, miễn nhiệm các thẩm phán tòa án  tối cao và một số  thẩm phán tòa án địa phương,có quyền ân xá, quyền giảm hình  phạt, thay đổi lời buộc tội… Đối với mô hình quân chủ đại nghị và quân chủ nhị nguyên, công việc xét xử  chủ yếu do Tòa án đảm nhận. Tuy nhiên nhà vua vẫn có một số quyền hạn, chẳng   hạn như quyền ân xá, đặc xá…Trong điều 6 Hiến pháp Nhật Bản ghi nhận hoàng   đế được “sử dụng quyền ân xá, đặc xá, khôi phục công quyền”. Ngoài ra, nguyên thủ  quốc gia còn có quyền ban thưởng huân, huy chương,   danh hiệu, vinh dự nhà nước… Ở  số  ít các quốc gia còn duy trì theo quân chủ tuyệt đối thì nguyên thủ  quốc   gia (Nhà vua) là người đứng đầu cơ quan hành pháp, toàn quyền bổ nhiệm nội các  như   Ảrập Xêút, Ôman, Quata, cơ  quan lập pháp chỉ  có nhiệm vụ  tư  vấn cho nhà  vua. Trong lĩnh vực tư  pháp, mặc dù có hệ  thống tòa án nhưng vua là người có   quyền cao nhất, có quyền xét xử cuối cùng. Đối với mô hình cộng hòa xã hội chủ  nghĩa, nguyên thủ  quốc gia đứng đầu  Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, có một phần quyền lập pháp,   hành pháp và tư  pháp. Theo mô hình này, ngoại trừ  Cuba, (chủ tịch Hội đồng Nhà   nước kiêm chủ  tịch Hội đồng Bộ  trưởng), các nước còn lại Hiến pháp đều quy 
  9. định nguyên thủ  đề  cử  Thủ  tướng để  Quốc hội phê chuẩn. Quan hệ  giữa nguyên  thủ  và chính phủ  là quan hệ  phối hợp. Trong lĩnh vực lập pháp, nguyên thủ  quốc  gia ký lệnh công bố luật đã được Quốc hội thông qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2