intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nghiệt đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

116
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn và đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm nâng cao vị trí, vai trò của TAND đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> TRẦN PHỤNG VƢƠNG<br /> <br /> NÂNG CAO VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÙA TÒA ÁN NHÂN DÂN<br /> ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN<br /> VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật<br /> Mã số<br /> <br /> : 60 38 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2012<br /> 1<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành<br /> tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS, TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa<br /> Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại<br /> Trung tâm tƣ liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Trung tâm tƣ liệu - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> 2<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ<br /> CỦA TOÀ ÁN TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN<br /> <br /> 6<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Nhà nước pháp quyền<br /> <br /> 6<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Vị trí, vai trò của toà án trong nhà nước pháp quyền<br /> <br /> 7<br /> <br /> Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA<br /> TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM<br /> 2.1.<br /> <br /> 7<br /> <br /> Quá trình hình thành và phát triển ngành toà án và vị trí vai<br /> trò của toà án nhân dân ở Việt Nam<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Vị trí, vai trò của toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay<br /> <br /> 12<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Những bất cập ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của tòa án<br /> nhân dân<br /> <br /> 15<br /> <br /> Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ<br /> TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐÁP ỨNG<br /> YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở<br /> VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> <br /> 18<br /> <br /> 3.1.<br /> <br /> Quan điểm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân<br /> <br /> 18<br /> <br /> 3.2.<br /> <br /> Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng<br /> yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay<br /> <br /> 19<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 22<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ở Việt Nam, ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, thành<br /> lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức<br /> rõ tầm quan trọng của ngành tòa án. Trải qua các giai đoạn cách mạng, các<br /> quy định về ngành Tòa án nhân dân (TAND) đã nhiều lần được cải cách,<br /> sửa đổi, đã dần hoàn thiện và nâng cao vị trí, vai trò của ngành Tòa án, góp<br /> phần củng cố, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội<br /> chủ nghĩa.<br /> Tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (Được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết<br /> số 51/2001/QH10 của Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày<br /> 25/12/2001) quy định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là<br /> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì<br /> nhân dân...Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối<br /> hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,<br /> hành pháp, tư pháp”[36, tr.13]<br /> Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong<br /> những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho<br /> TAND. Do vậy, TAND có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước.<br /> Tòa án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số<br /> 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư<br /> pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các<br /> chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và<br /> điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung<br /> tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [5, tr.3]<br /> Vị trí và vai trò của Tòa án biểu hiện qua chức năng, nhiệm vụ và<br /> thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Hiến pháp 1992, Luật tổ chức<br /> TAND, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật tố tụng hành<br /> chính và các văn bản pháp luật khác.<br /> Theo quy định của những văn bản pháp luật nêu trên thì Tòa án là cơ<br /> quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chức<br /> năng xét xử của Tòa án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao<br /> trùm và xuyên suốt quá trình hoạt động của Tòa án; Tòa án xét xử những<br /> 4<br /> <br /> vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính<br /> và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.<br /> Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội<br /> chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố một người có tội hay vô tội;<br /> Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp<br /> chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ<br /> của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng,<br /> tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân;<br /> Tòa án là nơi thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục<br /> pháp luật có hiệu quả nhất. Bằng việc xét xử công khai, ngoài tác dụng răn<br /> đe, giáo dục, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, còn có tác dụng<br /> tuyên truyền, giới thiệu, giải thích cho quần chúng nhân dân về pháp luật,<br /> góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm<br /> chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu<br /> tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác; TAND<br /> có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn<br /> xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,<br /> xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br /> Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử của ngành TAND vẫn còn những<br /> mặt tồn tại không mang tính pháp quyền, làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò<br /> của ngành Tòa án như: chất lượng xét xử chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng<br /> các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị hủy tuy ít nhưng không<br /> giảm mà có xu hướng tăng, vẫn còn án tồn đọng, đặc biệt ở khâu xem xét<br /> đơn yêu cầu theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Mặt khác, vị thế của<br /> ngành Tòa án trong bộ máy nhà nước chưa được xứng tầm. Tình trạng<br /> lãnh đạo địa phương coi Tòa án như một sở, một phòng vẫn còn khá phổ<br /> biến, dù mức độ biểu hiện khác nhau. Nhiều bản án có hiệu lực pháp luật<br /> không được thực thi, trong đó không ít nguyên nhân là việc cản trở đến từ<br /> các cơ quan nhà nước khác; Quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhiệm kỳ<br /> bỏ nhiệm, quy trình bổ nhiệm thẩm phán cùng với việc hệ thống Tòa án<br /> hoạt động theo địa bàn, không độc lập hoàn Tòan theo hệ thống ngành dọc<br /> ảnh hưởng không ít đến nguyên tắc “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp<br /> luật” của Tòa án; Tình trạng cán bộ tòa án, có cả các thẩm phán có những<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2