intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 423

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 423 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 423

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH  Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 423 Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố)  giáp với Cam­pu­chia? A. 10. B. 11. C. 9. D. 8. Câu 42: Cho biểu đồ: Căn cứ  vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  sản lượng một số  sản phẩm công, nông   nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2005 ­ 2013? A. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô. B. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất. C. Sản lượng thép luôn lớn hơn sản lượng lương thực. D. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn sản lượng thép. Câu 43: Nguyên nhân chủ yếu làm cho Hoa Kì trở thành nước nhập siêu đứng đầu thế giới là A. phải nhập khẩu nhiều nông sản. B. nhu cầu sản xuất, sức mua trong dân cư rất lớn. C. xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh. D. tài nguyên thiên nhiên trong nước hạn chế. Câu 44: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản? A. Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.            B. Than đá có trữ lượng rất lớn, chất lượng tốt. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.                        D. Sông ngòi ngắn và dốc. Câu 45: Đặc điểm nào sau đây của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta? A. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.                  B. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Biển tương đối kín.                                           D. Có thềm lục địa mở rộng ở hai đầu và thu hẹp ở giữa. Câu 46: Nhiệt độ nước biển Đông có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt độ nước biển cao và giảm dần từ bắc vào Nam. B. Nhiệt độ nước biển cao và tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ nước biển thấp và tăng dần từ Bắc vào Nam.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 423
  2. D. Nhiệt độ nước biển thấp và giảm dần từ Bắc vào Nam. Câu 47: Dân cư của Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang A. vùng Tây Bắc và ven Thái Bình Dương. B. phía Nam và ven Thái Bình Dương. C. Trung tâm và ven Đại Tây Dương. D. phía Nam và ven Đại Tây Dương. Câu 48: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta được quy định bởi A. hướng của các dãy núi. B. vai trò của biển Đông. C. sự hiện diện của các khối khí. D. vị trí địa lí. Câu 49: Vùng kinh tế nào lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga? A. Vùng Trung tâm đất đen. B. Vùng Trung ương. C. Vùng Viễn Đông. D. Vùng U­ran. Câu 50: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía   Bắc? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Bộ. C. Vùng khí hậu Tây Nguyên. D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. Câu 51: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Hoàng Liên nằm trong phân  khu địa lí động vật nào? A. Khu Bắc Trung Bộ.             B. Khu Nam Bộ. C. Khu Tây Bắc.             D. Khu Đông Bắc. Câu 52: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc? A. Chiếm khoảng 50% diện tích, khoảng 50% dân số. B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ. C. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. D. Khí hậu phía Bắc là ôn đới gió mùa, phía Nam là cận nhiệt đới gió mùa. Câu 53: Trong nông nghiệp, cây trồng chính hiện nay của Nhật Bản là A. lúa gạo. B. dâu tằm. C. chè. D. thuốc lá. Câu 54: Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc ­ đông nam. B. Cao nhất nước, hướng tây bắc ­ đông nam. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông ­ Tây, hướng vòng cung. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng tây bắc ­ đông nam. Câu 55: Ở đồng bằng sông Hồng nước ta, khu vực được bồi tụ phù sa vào mùa lũ là A. vùng ngoài đê. B. các ô trũng ngập nước. C. vùng trong đê. D. rìa phía tây và tây bắc. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết vùng biển của nước ta  không tiếp  giáp với vùng biển của quốc gia nào? A. Phi­lip­pin. B. Cam­pu­chia. C. In­đô­nê­xia. D. Mi­an­ma. Câu 57: Trên đất liền, điểm cực Đông của nước ta thuộc A. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. B. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. C. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Câu 58: Liên kết vùng Ma­xơ Rai­nơ được hình thành tại khu vực biên giới của những nước nào? A. Đức, Pháp và Bỉ. B. Hà Lan, Đức và Bỉ. C. Hà Lan, Bỉ và Pháp. D. Đức, Hà Lan và Pháp.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 423
  3. Câu 59: Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi của nước ta? A. Tập trung nhiều khoáng sản. B. Phát triển cây công nghiệp dài ngày. C. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn. D. Thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường bộ. Câu 60: Hơn 80% lãnh thổ Liên Bang Nga nằm ở vành đai khí hậu A. nhiệt đới gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới. D. cận cực lạnh giá. Câu 61: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á? A. In­đô­nê­xi­a, Bru­nây, Việt Nam, Mi­an­ma và Cam­pu­chia. B. Thái Lan, Việt Nam, Bru­nây, Mi­an­ma và Cam­pu­chia. C. Thái Lan, Việt Nam, Cam­pu­chia Mi­an­ma và Bru­nây. D. Việt Nam, Thái Lan, Bru­nây, Mi­an­ma và Cam­pu­chia. Câu 62: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI                                                                                                                                         (Đơn vị: triệu ha) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0 Thế giới 4,2 6,3 12,0 (Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực   Đông Nam Á? A. Chiếm tỉ trọng ngày càng tăng so với thế giới. B. Tốc độ tăng sản lượng chậm hơn so với thế giới. C. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới. D. Sản lượng lúc tăng, lúc giảm không ổn định. Câu 63: Đâu là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta? A. Dãy núi Bạch Mã. B. Sông Hồng. C. Dãy núi Hoành Sơn. D. Sông Cả. Câu 64: Các xí nghiệp, nhà máy ở  Trung Quốc được chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ  sản phẩm  do A. việc cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc. B. việc thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. C. quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế. D. chính sách chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Câu 65: Nhận định nào sau đây không đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? A. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn.   B. Chất lượng rừng chưa được phục  hồi. C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.                                          D. tổng diện tích rừng đang tăng dần  lên. Câu 66: Loại gió nào sau đây có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc.                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 423
  4. C. Gió mùa Đông Nam. D. Gió mùa Tây Nam. Câu 67: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cùng với đất feralit có mùn của đai cận nhiệt  đới gió mùa trên núi ở  nước ta đã tạo thuận lợi cho A. quá trình feralit diễn ra mạnh. B. rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim phát triển. C. các loài sinh vật từ phương Nam di cư lên. D. rừng cận xích đạo lá rộng phát triển. Câu 68: Ở nước ta, bão thường hoạt động nhiều nhất vào A. tháng VIII. B. tháng VI. C. tháng VII. D. tháng IX. Câu 69: Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản ven bờ của nước ta bị giảm sút rõ rệt   chủ yếu do A. diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. B. biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn. C. mở rộng phạm vi, ngư trường đánh bắt xa bờ. D. khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Câu 70: Cho bảng số liệu: TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG  Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 ­ 2014                                                                                                                           (Đơn vị: triệu ha) Năm 1983 2005 2010 2014 Tổng diện tích rừng 7,2 12,7 13,4 13,8 Diện tích rừng tự nhiên 6,8 10,2 10,3 10,1 Diện tích rừng trồng 0,4 2,5 3,1 3,7  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta giai đoạn 1983 –   2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Cột. Câu 71: Nước ta có lượng mưa lớn, nguyên nhân chính là do A. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn. B. vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. C. địa hình nhiều nơi đón gió từ biển thổi vào. D. các khối khí đi qua biển mang theo mưa, ẩm vào đất liền. Câu 72: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm. B. địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông theo hướng tây bắc ­ đông nam. C. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc ­ đông nam. D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta. Câu 73: Cho biểu đồ:                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 423
  5. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây  không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp.  Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn Tp. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 200C. C. Biên độ nhiệt độ của Hà Nội lớn hơn Tp. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có biên độ nhiệt cao hơn 50C. Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có mùa mưa vào thu đông? A. Tp. Hồ Chí Minh. B. Sa Pa. C. Hà Nội. D. Đồng Hới. Câu 75: Đâu không phải là nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc ­ Nam? A. Lãnh thổ rộng hơn 70 kinh tuyến. B. Lãnh thổ trải dài khoảng 150 vĩ tuyến. C. Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần từ Bắc vào Nam. D. Các dãy núi hướng tây ­ đông chắn gió Đông Bắc. Câu 76: Cho bảng số liệu:  LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH                                                                                                                                          (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,3 23,4 Tp. Hồ Chí Minh 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 48,3 Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của hai địa điểm trên? A. Hà Nội có lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. B. Tp. Hồ Chí Minh mùa mưa có 2 đỉnh cực đại. C. Tp. Hồ Chí Minh có sự phân hóa 2 mùa mưa – khô sâu sắc hơn Hà Nội. D. Hà Nội có tổng lượng mưa lớn hơn Tp. Hồ Chí Minh. Câu 77: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Trung Bộ nước ta là A. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển. B. sông ngắn dốc, tập trung nước nhanh. C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. D. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước ra biển.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 423
  6. Câu 78: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là A. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh. B. rừng thưa nhiệt đới khô. C. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. D. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Câu 79: Khác nhau chủ yếu về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên nước ta là A. thời gian hai mùa nóng ­ lạnh ngược nhau. B. thời gian mùa mưa ­ khô ngược nhau. C. nhiệt độ trung bình năm chênh lệch nhau. D. biên độ nhiệt độ chênh lệch. Câu 80: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát A. chế độ nhiệt. B. chế độ mưa. C. huớng các dãy núi. D. hướng các dòng sông. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử  dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ  năm   2009 đến nay.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 423
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0