intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 424

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 424 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 424

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH  Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 424 Câu 41: Ngành nào sau đây được coi là xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Du lịch. D. Nông nghiệp. Câu 42: Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại   do A. xu hướng thay đổi sự phân bố dân cư của Hoa Kì. B. khu vực  này có nhiều tài nguyên khoáng sản. C. đã thu hút vốn và lao động trên toàn Hoa Kì. D. không thể phát triển các ngành công nghiệp truyền thống. Câu 43: Vùng núi nào sau đây của nước ta nằm giữa sông Hồng và sông Cả? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 44: Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi của nước ta? A. Tập trung nhiều loại khoáng sản. B. Nhiều nơi thuận lợi phát triển du lịch. C. Tập trung các thành phố, khu công nghiệp. D. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong phân khu   địa lí động vật nào? A. Khu Bắc Trung Bộ. B. Khu Trung Trung Bộ. C. Khu Nam Bộ. D. Khu Nam Trung Bộ. Câu 46: Vùng nào sau đây có thủy triều lên cao nhất và lấn vào sâu nhất ở nước ta? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 47: ASEAN luôn nhấn mạnh và quan tâm đến hòa bình, ổn định chủ yếu do A. đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội. B. khu vực ASEAN có vị trí địa chính trị rất quan trọng. C. khu vực ASEAN thường xuyên có những bất ổn trong chính trị. D. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia. Câu 48: Đâu là điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. B. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời. D. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. D. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ. Câu 50: Trên đất liền, điểm cực Tây của nước ta thuộc A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.       B. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. C. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.   D. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh  Hòa. Câu 51: Với diện tích 9629 nghìn km2 và dân số 322,3 triệu người (năm 2015) thì mật độ dân số trung bình   của Hoa Kì sẽ khoảng A. dưới 30 người/km2.      B. trên 40 người/km2.        C. trên 30 người/km2 . D. trên 35 người/km2. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển? A. Hà Nam. B. Thái Bình. C. Ninh Bình. D. Nam Định. Câu 53: Các đồng bằng lớn của Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 424
  2. D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Câu 54: Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí A. nằm trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội. B. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. C. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. Câu 55: Cho bảng số liệu:  DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI                                                                                                                                        (Đơn vị: triệu ha) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0 Thế giới 4,2 6,3 12,0 (Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực   Đông Nam Á? A. Sản lượng lúc tăng, lúc giảm không ổn định. B. Chiếm tỉ trọng ngày càng giảm so với thế giới. C. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới. D. Chiếm tỉ trọng ngày càng tăng so với thế giới. Câu 56: Diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn là đặc điểm của vùng nào ở nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. Câu 57: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Cao nhất nước, hướng tây bắc ­ đông nam. B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông ­ Tây, hướng vòng cung. C. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc ­ đông nam. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc ­ đông nam. Câu 58: Tự do di chuyển trong EU bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú và A. tự do nhận hợp đồng vận tải tại nước khác trong khối.    B. tự do lựa chọn nơi làm việc. C. tự do lưu thông và bán hàng trong toàn bộ EU.        D. tự do mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. Câu 59: Cho biểu đồ:                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 424
  3. Căn cứ  vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây  không đúng về  sản lượng một số  sản phẩm công,  nông nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2005 ­ 2013? A. Sản lượng dầu thô tăng chậm nhất.      B. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn sản lượng thép. C. Sản lượng thép tăng nhanh nhất.          D. Sản lượng dầu thô thấp nhất. Câu 60: Nhận xét nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp Nhật Bản hiện nay? A. Đóng vai trò thứ yếu, chỉ chiếm khoảng 1%. B. Sản lượng dâu tằm đứng hàng đầu thế giới. C. Chè thuốc lá là những loại cây trồng phổ biến. D. Lúa gạo là cây trồng chính, diện tích ngày càng tăng. Câu 61: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số của Nhật Bản? A. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. B. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển. C. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng lên. D. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần. Câu 62: Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông là A. ven biển đồng bằng Bắc Bộ. B. ven biển miền Trung. C. ven biển Trung du miền núi Bắc Bộ. D. ven biển đồng bằng Nam Bộ. Câu 63: Ranh giới tự nhiên của phần lãnh thổ phía Tây và phần lãnh thổ phía Đông của Liên Bang Nga là A. dòng sông Lê­na. B. dòng sông Ê­nít­xây. C. dãy núi U­ran. D. dòng sông Von­ga. Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta tiếp giáp với quốc gia nào cả  trên biển và trên đất liền? A. Trung Quốc và Cam­pu­chia. B. Cam­pu­chia và Thái Lan. C. Trung Quốc và Lào. D. Lào và Cam­pu­chia. Câu 65: Bão ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng IX. B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. C. Mùa bão thường từ tháng VI đến tháng XI. D. Tất cả các cơn bão đều hình thành trên Biển Đông. Câu 66: So với Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh có A. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.                     B. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.      D. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. Câu 67: Cho bảng số liệu:  LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,3 23,4 Tp. Hồ Chí Minh 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 48,3 Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ mưa của hai địa điểm trên? A. Mùa mưa của Hà Nội khéo dài từ tháng V đến tháng X. B. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh mùa mưa đều có một cực đại. C. Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X. D. Hà Nội có lượng mưa lớn hơn Tp. Hồ Chí Minh. Câu 68: Tích chất của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào A. kỹ thuật canh tác của con người. B. quá trình xâm thực ­ bồi tụ. C. điều kiện khí hậu ở miền núi. D. nguồn gốc của đá mẹ. Câu 69: Ở vùng đồi núi nước ta, để hạn chế xói mòn trên đất dốc biện pháp canh tác quan trọng là A. làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. B. thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 424
  4. C. bón phân, cải tạo đất nông nghiệp. D. chống bạc màu, nhiễm mặn. Câu 70: Cho bảng số liệu: TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG  Ở NƯỚC TA, NĂM 1983 VÀ NĂM 2014                                                                                                                                (Đơn vị: triệu ha) Năm 1983 2014 Tổng diện tích rừng 7,2 13,8 Diện tích rừng tự nhiên 6,8 10,1 Diện tích rừng trồng 0,4 3,7  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện cơ c ấu di ện tích rừng của nướ c ta năm 1983 và năm 2014, biểu đồ  nào sau đây là thích   hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột. Câu 71: Nhận định đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. B. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi nhanh cả về số lượng và chất lượng. D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. Câu 72: Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh? A. Hà Nội có hai tháng lạnh, nhiệt độ dưới 180C; Tp. Hồ Chí Minh không có mùa đông lạnh. B. Cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài hai tháng. C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều là tháng VII. D. Nhiệt độ trung bình các tháng của Tp. Hồ Chí Minh luôn lớn hơn Hà Nội. Câu 73: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ  nước ta tăng dần chủ yếu do A. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam. C. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút. D. địa hình có nhiều núi cao nhất cả nước. Câu 74: Đai cao có diện tích đất lớn nhất nước ta là A. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. B. các đai có diện tích tương đối bằng nhau. C. đai ôn đới gió mùa trên núi. D. đai nhiệt đới gió mùa. Câu 75: Mạng lưới sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Chế độ nước sông theo mùa. B. Chủ yếu là các sông lớn. C. Sông ngòi giàu phù sa. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 76: Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 424
  5. A. khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương. B. áp cao Xibia. C. áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. D. áp cao cận chí tuyến Bắc bán cầu. Câu 77: Nguyên nhân gây ra mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta   vào nửa cuối mùa đông là A. gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào.              B. gió Mậu dịch nửa cầu Nam hoạt động mạnh. C. gió Mậu dịch nửa cầu Bắc hoạt động mạnh.      D. gió mùa Đông Bắc qua biển thổi vào. Câu 78: Ở nước ta, để phòng chống khô hạn lâu dài cần A. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí. B. xây dựng hệ thống đê sông, đê biển. C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. D. tăng cường trồng và bảo vệ rừng. Câu 79: Tiêu chí chủ yếu để phân chia khí hậu nước ta thành khí hậu phía Bắc và phía Nam là A. đặc điểm sinh vật. B. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. đặc điểm địa hình. D. nền nhiệt độ, biên độ nhiệt. Câu 80: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận định nào là không đúng về đặc điểm của  bão ở nước ta A. Mùa bão trùng với mùa mưa.                  B. Bão ảnh hưởng mạnh nhất là khu vực Bắc Trung Bộ. C. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.      D. Vùng Nam Bộ không bao giờ có bão. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009   đến nay.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 424
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1