intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để thành công trong buổi phỏng vấn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

208
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'để thành công trong buổi phỏng vấn', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để thành công trong buổi phỏng vấn

  1. Để thành công trong buổi phỏng vấn Lý lịch và thư xin việc của bạn đã cho các công ty tuyển dụng một hình ảnh chung về khả năng của bạn và phỏng vấn chính là cơ hội để các công ty tuyển dụng lao động tìm hiểu tính cách, nhận xét các điểm mạnh và yếu của bạn, xác định xem bạn có phù hợp với “văn hoá công ty”, có thể đáp ứng yêu cầu đầy thách thức của công việc hay không. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
  2. Để tránh bị thất thố trong một cuộc phỏng vấn, bạn bên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó. Hãy làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty qua trang web của công ty, trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị, qua các bài báo hoặc tạp chí về công ty hoặc qua các mối quan hệ khác. Tối thiểu bạn cũng nên biết sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động, các công ty, trụ sở và hoạt động trên thế giới. Hall Shalee, đại diện trưởng Microsoft tại Đức cho biết: “Bạn chuẩn bị cho kỳ thi đại học của mình như thế nào thì bạn cũng nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc như thế. Tôi hỏi tất cả các kiểu câu hỏi khi phỏng vấn đối với một ứng cử viên để xác định kiến thức kinh doanh và khả năng phân tích chung của họ. Việc này sẽ cho thấy ngay ai là người đã chuẩn bị kỹ lưỡng để nói về kỹ năng của họ và về vị trí việc làm”. Bạn nên chuẩn bị trước cho mình một số câu phỏng vấn điển hình: Hãy kể về bản thân mình? Vì sao anh/chị lại xin làm công việc này? Anh/chị muốn biết gì về công ty này? Vì sao anh/chị nghĩ rằng chúng tôi nên tuyển anh/chị vào vị trí này? Những ưu, nhược điểm của anh/chị là gì? Anh/chị thích loại công việc nào nhất? Anh/chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc không? Thiếu sót lớn nhất của anh/chị trong công việc trước đây là gì? Vì sao anh/chị lại thôi việc ở công ty cũ? Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là
  3. như thế nào trong 5 năm tới? Anh/chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ?,… Bạn hãy trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, súc tích và chân thành. Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành. Biểu hiện bên ngoài cũng rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận, tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn. Một ý tưởng hay mà rất nhiều chuyên gia nhân sự cấp cao trên thế giới khuyên bạn là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn. Các câu hỏi thích hợp có thể là: Điều gì làm cho một người thành công ở công ty này? Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ? Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên? Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty? Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?,…Bạn hãy mang danh sách câu hỏi đến buổi phỏng vấn, tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu. Nhà tuyển dụng muốn gì ở bạn trong cuộc phỏng vấn?
  4. Công ty tư vấn quốc tế Watson Wyatt đã liệt kê những phẩm chất mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở một ứng cử viên trong cuộc phỏng vấn xin việc làm: - Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng - Gắn bó với nhóm làm việc - Thích ứng với thay đổi - Có khả năng làm việc dưới áp lực - Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng - Sẵn sàng cấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả - Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng ngoại ngữ tốt. - Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, với ban lãnh đạo và khách hàng. - Hiểu biết các chiến lược kinh doanh. - Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng. Thư cảm ơn
  5. Sau bất kỳ cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử cho người đã phỏng vấn. Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình, biết ơn người phỏng vấn và nếu có thể, nên nhắc lại quan tâm của bạn về vị trí công việc ứng tuyển. Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp nhà tuyển dụng ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2