www.Sachvui.Com<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện bản dịch này với mục đích phi lợi nhuận và<br />
cũng chưa có cơ hội xin phép các tác giả nguyên bản tiếng Anh. Nếu cơ<br />
quan, tổ chức nào có ý định sử dụng các bản dịch này với mục đích kinh<br />
doanh sinh lợi, xin liên hệ với người giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt<br />
theo thông tin dưới đây:<br />
Vũ Thái Hà<br />
Địa chỉ: 19/1A (15/4) Trần Bình Trọng, P.5, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ<br />
Chí Minh, Việt Nam<br />
Điện thoại: 08 5150763 − Mobile: 090 3023735<br />
Email: vuthaiha2001@gmail.com hay vu-thai.ha@imvn.biz<br />
<br />
Roger Fisher − William Ury − Bruce Patton<br />
Người dịch: Nhóm biên dịch INNMA<br />
Hiệu đính: Vũ Thái Hà, MBA<br />
<br />
www.Sachvui.Com<br />
<br />
Getting to Yes<br />
ĐỂ THÀNH CÔNG<br />
TRONG ĐÀM PHÁN<br />
Đ t đ n th a thu n mà không ph i<br />
đánh m t m i quan h hay nh ng b<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, 2007<br />
<br />
Giới thiệu của các tác giả<br />
<br />
GIỚI THIỆU CỦA CÁC TÁC GIẢ<br />
www.Sachvui.Com<br />
<br />
Cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng là một nhà đàm phán.<br />
Đàm phán là một việc hiển nhiên trong đời sống. Bạn đàm phán với sếp<br />
về việc tăng lương. Bạn tìm cách thỏa thuận với một ai đó để mua căn nhà<br />
của anh ta với giá mà bạn muốn. Hai luật sư cố gắng dàn xếp một vụ kiện<br />
tụng do tai nạn giao thông. Một nhóm các công ty khai thác dầu bàn về<br />
kế hoạch thành lập liên doanh khai thác dầu ngoài khơi. Chính quyền<br />
thành phố gặp gỡ đại diện công đoàn để tìm cách tránh một cuộc đình<br />
công lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô<br />
để tìm kiếm một thỏa thuận về hạn chế vũ khí hạt nhân. Tất cả những<br />
việc này đều là đàm phán.<br />
Mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày. Giống như<br />
ông Jourdain trong kịch của Moliere, người rất vui vẻ học cách nói năng<br />
cho có vần có điệu, chúng ta đàm phán mà không hề quan tâm đến<br />
chuyện là mình đang đàm phán. Một người đàm phán với vợ xem nên đi<br />
ăn tối ở đâu hay với con xem khi nào thì nên tắt đèn đi ngủ. Đàm phán là<br />
phương tiện cơ bản để có được cái mà bạn muốn từ người khác. Đó là<br />
quá trình trao đổi qua lại để đạt đến một thỏa thuận khi mà bạn và phía<br />
bên kia có một số quyền lợi có thể cùng chia sẻ và một số khác thì lại đối<br />
kháng nhau.<br />
<br />
5<br />
<br />
Giới thiệu của các tác giả<br />
Ngày càng có nhiều những tình huống cần phải đàm phán; có vẻ<br />
như đây là một ngành rất phát triển! Mọi người đều muốn tham gia vào<br />
việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình; ngày càng ít<br />
những người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác.<br />
Con người không ai giống ai, và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau<br />
đó. Cho dù là trong kinh doanh, chính trị hay gia đình, chúng ta đi đến<br />
hầu hết các quyết định thông qua đàm phán. Ngay cả khi ra tòa, người ta<br />
cũng đàm phán về giải pháp cho vấn đề trước khi phiên xét xử diễn ra.<br />
Mặc dù đàm phán diễn ra hàng ngày, đàm phán sao cho hiệu quả<br />
là một việc không dễ dàng. Những chiến lược đàm phán vẫn thường được<br />
áp dụng sẽ làm cho người ta không thỏa mãn, mệt mỏi hoặc điên đầu –<br />
có khi là cả ba.<br />
Con người bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có hai chọn<br />
lựa khi đàm phán: mềm mỏng hay cứng rắn. Những nhà đàm phán mềm<br />
mỏng muốn tránh các xung đột liên quan đến con người và vì thế sẵn<br />
sàng nhượng bộ để có thể đạt được thỏa thuận. Anh ta muốn có một giải<br />
pháp hữu nghị; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại cảm thấy bực bội và cay<br />
đắng. Nhà đàm phán cứng rắn coi tất cả mọi tình huống như một cuộc thi<br />
trong đó phía nào theo đuổi và giữ vững quan điểm cực đoan lâu nhất sẽ<br />
thắng. Anh ta muốn thắng; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại đưa ra những<br />
phản ứng rất khó chịu làm suy kiệt chính mình và nguồn tài nguyên mà<br />
mình có, đồng thời làm hỏng đi mối quan hệ với phía bên kia. Các chiến<br />
lược đàm phán thông thường vẫn rơi vào khoảng giữa mềm mỏng và<br />
cứng rắn, nhưng tất cả chúng đều là những nỗ lực trao đổi giữa việc có<br />
được những gì bạn muốn và việc gìn giữ mối quan hệ với người khác.<br />
Có một phương pháp đàm phán thứ ba, không mềm mỏng cũng<br />
không cứng rắn, mà cũng vừa mềm mỏng vừa cứng rắn. Phương pháp<br />
đàm phán theo nguyên tắc được Dự án Nghiên cứu về Đàm phán của<br />
Đại học Harvard phát triển trên nguyên tắc là ra quyết định về một vấn đề<br />
<br />
6<br />
<br />