intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để thành nhà quản lý tốt

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

204
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù mới thăng chức quản lý hay làm sếp nhiều năm, bạn đều biết rằng mối quan hệ với cấp dưới đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào để mối quan hệ đó tiến triển thật tốt đẹp. Dưới đây là một số "mẹo" nhỏ dành cho bạn: Xác định rõ nhiệm vụ của nhân viên: Hiểu sai nhiệm vụ sẽ dẫn đến lãng phí công sức và thời gian của cả hai bên. Vì vậy, hãy xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong bản mô tả công việc ngay khi họ mới nhận việc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để thành nhà quản lý tốt

  1. Để thành nhà quản lý tốt Dù mới thăng chức quản lý hay làm sếp nhiều năm, bạn đều biết rằng mối quan hệ với cấp dưới đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào để mối quan hệ đó tiến triển thật tốt đẹp. Dưới đây là một số "mẹo" nhỏ dành cho bạn: Xác định rõ nhiệm vụ của nhân viên: Hiểu sai nhiệm vụ sẽ dẫn đến lãng phí công sức và thời gian của cả hai bên. Vì vậy, hãy xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong bản mô tả công việc ngay khi họ mới nhận việc. Lập một danh sách những mong muốn của bạn đối với nhân viên: Đó chính là cách nhân viên phát huy được khả năng của mình nếu họ biết thiết lập những mục tiêu để hoàn thành. Danh sách đó bao gồm: nhiệm vụ, những
  2. dự án, khả năng, những kỹ năng trong tương lai. Bạn chỉ cần đảm bảo những mong muốn đó không quá xa so với khả năng của nhân viên. Trao đổi với nhân viên về những mong muốn của bạn: Hãy chia sẻ những mong muốn của bạn với cấp dưới, rất có thể đó cũng là mong muốn của họ. Đôi khi nói chuyện mặt đối mặt không đem lại hiệu quả, bạn nên ghi rõ ra giấy để nhân viên dễ hiểu hơn. Khen ngợi trước tập thể, phê bình chỉ riêng cá nhân: Nếu bạn khen ngợi nhân viên trước mặt tập thể, nhân viên đó sẽ rất vui mừng và tự hào. Tuy nhiên, khi phê bình ai đó, bạn đừng khiến họ phải xấu hổ trước cả tập thể. Phê bình bao giờ cũng cần sự tế nhị nếu không sẽ dẫn đến nhiều kết quả không như ý muốn. Tôn trọng ý kiến và những đóng góp của cấp dưới: Đề cao ý kiến nhân viên về một dự án mới, cảm ơn những đóng góp của họ... cho thấy bạn luôn theo sát nhân viên và ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của công ty. Hành động thiết thực hơn lời nói: Không gì ghi điểm trong mắt nhân viên bằng những hành động thiết thực của bạn: đưa ra chiến lược hợp lý, có những quyết định sáng suốt, làm việc nghiêm túc và chăm chỉ...
  3. Đảm bảo nhân viên hiểu bạn nói gì: Bạn có thể yêu cần nhân viên trình bày lại hoặc đưa ra ý kiến về những điều bạn vừa nói để đảm bảo họ hiểu ý bạn. Điều này hiệu quả hơn câu hỏi "Các anh/chị có hiểu không?", bởi có thể chín trong số mười người sẽ gật đầu trả lời có dù thực tế họ chẳng hiểu gì. Nói rõ những ưu tiên: Khi có việc quan trọng hay có sự thay đổi trong dự án đang tiến hành, bạn cần cho nhân viên biết để họ hiểu rõ những việc cần phải làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2