intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 2) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra, các em học sinh khối lớp 12 có thể tải về tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 2) - Sở GD&ĐT Quảng Bình" được chia sẻ dưới đây để ôn tập, hệ thống kiến thức môn học, nâng cao tư duy giải đề thi để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 2) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC  THAM DỰ KỲ THI CHỌN HSG QUỐC GIA  NĂM HỌC 2022 ­ 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 20 tháng 9 năm 2022 Môn thi: LỊCH SỬ VÒNG 2 SỐ BÁO DANH:……………..…… Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang va 07 câu  ̀                    Câu 1: (2.5 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ  hội, vừa là  thách thức đối với các nước đang phát triển? Câu 2: (3.5 điểm) Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định: “Chỉ trong nửa sau thế kỉ XX,  tình hình thế giới biến chuyển thật sôi động với bao diễn biến dồn dập, đem  lại những thay đổi to lớn và cả những đảo lộn bất ngờ” (Sách giáo khoa Lịch   sử lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục 2008, trang 71). Câu 3: (2.5 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tình đoàn kết chiến đấu  của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể  hiện rõ nét nhất  trong giai đoạn nào? Nêu những thắng lợi chung tiêu biểu của nhân dân 3   nước trong giai đoạn đó. Câu 4: (3.0 điểm) Vì sao Bộ  Chính trị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng quyết định mở  chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)? Quyết định đó dựa trên cơ sở nào?  Câu 5: (3.5 điểm) Căn cứ vào đâu để nói rằng: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp   hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 ­ 1941) đã khắc phục triệt   để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 ­ 1930?  Câu 6: (2.5 điểm) Điểm khác nhau giữa trào lưu Duy tân cuối thế  kỉ  XIX với phong trào  Duy tân đầu thế kỉ XX là gì?           Câu 7: (2.5 điểm) Thực tế cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho   Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì? ……………………………….…… HẾT……………………………….……
  2. 2
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC  THAM DỰ KỲ THI CHỌN HSG QUỐC GIA  NĂM HỌC 2022­2023 HƯỚNG DẪN CHẤM Khóa ngày 20 tháng 9 năm 2022 Môn thi: LỊCH SỬ VÒNG 2 Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang YÊU CẦU CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có   thể  trình bày chi tiết nhưng phải chính xác, logic. Giám khảo căn cứ  vào mức độ  đáp  ứng các yêu cầu kiến thức và kỹ năng để  cho điểm. Phần trong ngoặc đơn thí  sinh không nhất thiết phải trình bày. 2. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25. Câu Nôi dung ̣ Điêm ̉ * Toàn cầu hóa:  ­  Toàn  cầu  hóa   là   quá   trình   tăng  lên  mạnh  mẽ   những   mối  liên  hệ,  những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, các  quốc gia, dân tộc trên thế giới. 0,5 * Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức:   ­ Toàn cầu hóa là xu thế  khách quan, là một thực tế  không thể  đảo  ngược. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang   0,5 phát triển. + Về mặt tích cực: đó là sự thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát  1 triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp   (2,5) phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng  0,5 để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. + Về  mặt tiêu cực: toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự  bất công xã   hội, đào sâu hố  ngăn cách giàu ­ nghèo trong từng nước và giữa các  nước. Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người  kém an toàn hơn, hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và sự  0,5 xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.  ­ Như vậy toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử. Đó là cơ hội rất lo lớn cho sự  phát triển mạnh mẽ  của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là   0,5 nếu bỏ lỡ cơ hội thì sẽ bị tụt hậu rất xa. * Phát biểu suy nghĩ: Đây là nhận định đúng. Vì: 0,25 ­ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác  lập với đặc trưng nổi bật là thế  giới chia làm hai phe ­ tư  bản chủ  nghĩa và xã hội chủ nghĩa. 0,25 ­ Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành  một hệ  thống, trong nhiều thập niên là một lực lượng hùng hậu về  chính trị,   3
  4. kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học ­ kĩ thuật thế giới. 0,5 ­ Cao trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của  hơn 100 quốc gia độc lập. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi  to lớn và sâu sắc.  0,5 ­ Hệ thống tư bản chủ nghĩa có những bước chuyển biến quan trọng: + Mĩ vươn lên thành đế  quốc giàu mạnh nhất, ráo riết thực hiện các   chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới. 0,25 + Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng   khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. 0,25 + Xuất hiện xu hướng liên kết kinh tế khu vực giữa các nước tư bản. 0,25 ­ Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng:  + Tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường (Mĩ ­ Liên Xô), hai phe kéo   dài (đỉnh cao là Chiến tranh lạnh). 0,25 2 + Phần lớn các quốc gia trên thế  giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa   (3,5) đấu tranh vừa hợp tác… 0,25 + Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu,   đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên nhiều cuộc xung đột vẫn diễn ra  ở nhiều nơi trên thế giới... 0,25 ­ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra trên quy mô lớn…, đạt  được những thành tựu nổi bật. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc   cách mạng khoa học công nghệ. 0,5 * Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tình đoàn kết chiến đấu   của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể  hiện rõ nét   nhất trong giai đoạn 1969 ­ 1973 khi Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam   hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn   0,5 Đông Dương. * Thắng lợi chung tiêu biểu: ­ Hội nghị  cấp cao 3 nước   Việt Nam ­ Lào ­ Campuchia  họp (24 và  25/4/1970) nhằm đối phó lại việc Mĩ chỉ đạo bọn tay sai đảo chính lật   0,25 đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia. 0,25   3   Biểu thị  quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông  (2,5) Dương. ­ Quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đập tan  0,5 cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội   0,25 Sài Gòn (30/4 ­ 30/6/1970).  Giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn. ­ Quân đội Việt Nam có sự  phối hợp của quân dân Lào đập tan cuộc  0,5 hành quân mang tên “Lam Sơn ­ 719” chiếm giữ Đường 9 ­ Nam Lào của  4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (12/2 ­ 23/3/1971). 0,25   Buộc Mĩ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Đường 9 ­ Nam Lào, giữ vững   hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. * Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) vì:  ­ Với thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược Đông ­ Xuân 1953 ­ 1954   4 ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava, buộc Nava phải điều chỉnh  (3,0) kế hoạch, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất  0,5 4
  5. Đông Dương.   Ta cần mở chiến dịch Điện Biên Phủ để đập tan nỗ lực cao nhất của   Pháp ­ Mĩ, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc Pháp phải đàm  0,5 phán kết thúc chiến tranh. ­  Tháng 1/1954,   ngoại  trưởng  các   nước   Mĩ,  Liên Xô,  Anh,   Pháp đã   thống nhất mở  Hội nghị  quốc tế  tại Giơnevơ  để  giải quyết vấn đề  0,5 Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.   Ta cần giành một thắng lợi quân sự quyết định để giành lợi thế trong  0,25 cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị này. * Cơ sở để Đảng đưa ra quyết định: ­ Về  phía Pháp, bên cạnh những điểm mạnh, Pháp còn có nhiều điểm  yếu như  đang  ở  thế  bị  động, chỉ  có con đường tiếp tế  duy nhất là   0,5 đường hàng không nên dễ bị cô lập. ­ Về  phía ta, lực  lượng vũ trang ngày càng phát triển, hậu phương   kháng chiến vững chắc, khắc phục được khó khăn về  hậu cần, có sự  0,5 giúp đỡ của quốc tế.  Trên cơ  sở  phân tích toàn diện tình hình, tháng 12/1953, Bộ  chính trị  Trung  ương Đảng đã thông qua kế  hoạch tác chiến của Bộ  tổng tư  0,25 lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. * Hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 ­ 1930: ­ Luận cương chính trị (10/1930) có một số hạn chế: + Chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân  0,5 chủ. + Đồng nhất hai khái niệm cách mạng tư  sản dân quyền và thổ  địa   0,5 cách mạng, thực hiện đồng thời cả hai cuộc cách mạng. + Chỉ xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân mà chưa  0,5 nhận thấy khả năng cách mạng của giai cấp, tầng lớp khác.  + Tham vọng giải quyết vấn đề chiến lược và sách lược trên phạm vi   0,25 5 toàn Đông Dương, chưa tôn trọng quyền dân tộc tự quyết.  (3,5) * Hội nghị 8 khắc phục triệt để hạn chế: ­ Giải quyết hài hòa mối quan hệ  giữa hai nhiệm vụ  dân tộc và dân   0,5 chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.  ­ Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí  0,5 thức,... cùng tham gia vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. ­ Chủ  trương giải quyết vấn đề  dân tộc trong khuôn khổ  từng nước  0,25 Đông Dương, tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. ­ Bổ sung thêm nhiều vấn đề cho đường lối chiến lược, sách lược của  cách mạng Việt Nam để phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược đánh đuổi  0,5 đế quốc, giải phóng dân tộc... * Điểm khác giữa trào lưu Duy tân cuối thế kỉ XIX với phong trào Duy   tân đầu thế kỉ XX. ­ Bối cảnh lịch sử:  + Cuối thế kỉ XIX, nhân dân Việt Nam đang thực hiện cuộc kháng chiến   chống Pháp nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.  0,25 + Đầu thế  kỉ  XX, nước ta đã mất độc lập, Pháp đang tiến hành cuộc  khai thác thuộc địa lần thứ  nhất, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống  5
  6. Pháp để giành độc lập dân tộc.  0,25 ­ Mục tiêu:  + Trào lưu Duy tân cuối thế kỉ XIX hướng tới mục tiêu xây dựng tiềm   lực, sức mạnh đất nước để bảo vệ độc lập dân tộc. 0,25 + Phong trào Duy tân đầu thế  kỉ  XX đấu tranh chống Pháp để  giành  độc lập dân tộc. 0,25 ­ Người khởi xướng và lãnh đạo: + Trào lưu Duy tân cuối thế  kỉ  XIX do các trí thức phong kiến khởi   0,25 6 xướng.  (2,5) + Phong trào Duy tân đầu thế  kỉ  XX đặt dưới sự  lãnh đạo của các sĩ  0,25 phu yêu nước tiến bộ.  ­ Tư tưởng:  0,25 + Trào lưu Duy tân cuối thế kỉ XIX chịu chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.   + Phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân   0,25 chủ tư sản. ­ Triển khai thực hiện: + Trào lưu Duy tân cuối thế  kỉ  XIX chỉ  dừng lại  ở  những bản  điều  0,25 trần, chưa được triển khai thực hiện. + Phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX được triển khai một cách sâu rộng,   0,25 trên nhiều lĩnh vực, trở thành một phong trào. Bài học kinh nghiệm: ­ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học  xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. 0,5 ­ Sự  nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.  Nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. 0,5 7 ­ Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng,  (2,5) đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. 0,5 ­ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong   nước với sức mạnh quốc tế. 0,5 ­ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng   lợi của cách mạng Việt Nam. 0,5 ……………………………….…… HẾT……………………………….…… 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2