intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi cuối kì II - Khóa 2012A - Môn học: Cơ học lượng tử - Năm học: 2013-2014

Chia sẻ: Bùi Ngọc Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

117
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề thi cuối kì II - Khóa 2012A - Môn học: Cơ học lượng tử - Năm học: 2013-2014 sau đây. Đề thi gồm 3 câu hỏi tự luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên đang học môn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi cuối kì II - Khóa 2012A - Môn học: Cơ học lượng tử - Năm học: 2013-2014

  1. ĐỀ THI CUỐI KÌ II – KHÓA 2012A Môn học: CƠ HỌC LƯỢNG TỬ – Năm học: 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 90 phút (Không sử dụng tài liệu khi thi) Câu 1: Thí sinh được quyền chọn câu 1a hoặc 1b: 1a: Lập luận để rút ra phương trình Schrodinger phụ thuộc vào thời gian (phương trình cơ bản của cơ học lượng tử). Từ phương trình này hãy trình bày về các trạng thái của một hạt. 1b: Trình bày nguyên lý bất định và lập luận rút ra hệ thức bất định Heisenberg cho tọa độ x và hình chiếu động lượng p của một hạt. Câu 2: Một hạt khối lượng m chuyển động một chiều theo phương x bên trong giếng thế năng một chiều thành cao vô hạn bề rộng bằng a. Hạt ở trạng thái riêng với số lượng tử n = 3. Hãy xác định các vị trí bên trong giếng mà tại đó mật độ xác suất tìm thấy hạt cực đại và các vị trí với mật độ xác suất tìm thấy hạt bằng không. Tính giá trị trung bình của động lượng p và động năng của hạt. Câu 3: Một hạt chuyển động trong trường xuyên tâm. Hạt đang ở trạng thái với phần phụ thuộc vào góc φ (tọa độ cầu 0 ≤ φ ≤ 2π) của hàm sóng của hạt bằng: Ψ(φ) = A(1 + 2cosφ + 3sinφ) (A là hệ số dương) Hỏi ở trạng thái này hình chiếu mômen động lượng lz của hạt có thể nhận các giá trị nào? Với xác suất tương ứng bằng bao nhiêu? Tính giá trị trung bình của lz của hạt. - - - HẾT - - - More Documents: http://physics.forumvi.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2