intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà

  1. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TUẦN: Môn: Địa lí lớp 10C,D (Bộ Cánh Diều) Ngày kiểm tra: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. MÃ ĐỀ 101 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Phong hóa lí học diễn ra mạnh nhất ở miền nào? A. Miền địa cực và sa mạc. B. Miền cận xích đạo. C. Miền nhiệt đới ẩm. D. Miền ôn đới. Câu 2: Vì sao Việt Nam không có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ? A. Do Việt Nam nằm ở vòng cực Nam. B. Do Việt Nam nằm ở vòng cực Bắc. C. Do Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến Nam bán cầu. D. Do Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. Câu 3: Khí quyển là lớp .........bao quanh Trái Đất. A. nước. B. không khí. C. đất. D. đá. Câu 4: Hiện tượng uốn nếp thường xảy ra ở A. vùng có đá granit. B. vùng có đá trầm tích. C. vùng có đá biến tính. D. vùng có đá mắc ma. Câu 5: Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào? A. Mảng Á - Âu. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Bắc Mĩ. D. Mảng Phi. Câu 6: Ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo. Thì quá trình phong hóa nào diễn ra mạnh nhất? A. Phong hóa hóa học. B. Phong hóa lí học. C. Phong hóa cơ học. D. Phong hóa sinh học. Câu 7: Để thể hiện sự phân bố dân cư lên bản đồ, người ta thường sử dụng phương pháp A. đường chuyển động. B. khoanh vùng. C. kí hiệu. D. chấm điểm. Câu 8: Nguồn năng lượng nào sau đây không tạo ra nội lực? A. Qúa trình phân hủy các chất phóng xạ. B. Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực. C. Năng lượng từ bức xạ Mặt Trời. D. Các phản ứng hóa học bên trong lòng đất. Câu 9: Thung lũng sông Hồng ở nước ta là kết quả của A. hiện tượng uốn nếp. B. hiện tượng tạo lục. C. hiện tượng đứt gãy. D. hiện tượng nâng lên, hạ xuống. Câu 10: 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 200 000 000 tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? A. 200 000 km. B. 20 000 km. C. 2 000 km. D. 2 000 000 km. Câu 11: Vỏ lục địa có độ dày A. 50 km. B. 5 km. C. 7 km. D. 70 km. Câu 12: Bước đầu tiên của quá trình tác động ngoại lực là A. quá trình phong hóa. B. quá trình bóc mòn. C. quá trình vận chuyển. D. quá trình bồi tụ. Câu 13: Qúa trình bóc mòn do dòng nước gọi là A. xâm thực. B. thổi mòn. C. mài mòn. D. nạo mòn. Câu 14: Bước cuối cùng của quá trình tác động ngoại lực là A. quá trình bồi tụ. B. quá trình vận chuyển. C. quá trình bóc mòn. D. quá trình phong hóa. Câu 15: Tầng nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật? A. Tầng bình lưu. B. Tầng giữa. Trang 1/2 - Mã đề thi 101
  2. C. Tầng ngoài cùng. D. Tầng đối lưu. Câu 16: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng A. từ nam lên bắc. B. từ bắc xuống nam. C. từ đông sang tây. D. từ tây sang đông. Câu 17: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. quá trình bóc mòn. B. quá trình vận chuyển. C. các vận động kiến tạo. D. quá trình phong hóa. Câu 18: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm A. vỏ Trái Đất. B. phần trên của lớp man-ti. C. nhân Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. D. vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. Câu 19: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí A. xã hội. B. kinh tế. C. tự nhiên và kinh tế - xã hội. D. tự nhiên. Câu 20: Trên cùng một vĩ độ, nhiệt độ giữa bờ đông và bờ tây của các lục địa cũng khác nhau là do: A. đặc điểm về sinh vật khác nhau. B. độ dày của lớp đốt nóng khác nhau. C. nằm dưới 2 khối khí khác nhau. D. chịu tác động của các dòng biển khác nhau. Câu 21: Giờ quốc tế hay còn gọi là giờ GMT đi qua thủ đô Luân-đôn nước A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức. Câu 22: Có mấy dạng kí hiệu bản đồ chủ yêu? A. 3 dạng. B. 4 dạng. C. 5 dạng. D. 2 dạng. Câu 23: Tác động của ngoại lực không làm thay đổi thành phần và tính chất của đá là quá trình A. Phong hóa cơ học. B. Phong hóa lí học. C. Phong hóa hóa học. D. Phong hóa sinh học. Câu 24: Ở Xích đạo có A. ngày ngắn hơn đêm. B. ngày dài 24 giờ. C. ngày dài bằng đêm. D. ngày dài hơn đêm. o Câu 25: Lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6 C. Vậy lên cao 200m nhiệt độ giảm bao nhiêu? A. 0,2oC. B. 2oC. C. 1,2oC. D. 0,12oC. Câu 26: Vì sao có sự luân phiên ngày đêm? A. Do Trái Đất hình cầu và chuyển động xung quanh Mặt trời. B. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. C. Do Trái Đất tự quay quanh trục. D. Do Trái Đất hình cầu. Câu 27: Có mấy bước sử dụng bản đồ trong học tập? A. 5 bước. B. 4 bước. C. 6 bước. D. 3 bước. Câu 28: Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện A. trên lục địa. B. trên biển, đại dương. C. trên biển. D. trên lục địa và trên biển, đại dương. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Vào ngày 22-6, ở nước ta độ dài ngày đêm như thế nào? Vì sao? Câu 2.(1,0 điểm) Khi ở Luân-đôn là 20 giờ ngày 15-10-2021 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào? ............. HẾT ............. Trang 2/2 - Mã đề thi 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2