intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN: KTPL 11 – NĂM HOC: 2024-2025 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) ------------------------- Họ tên thí sinh: ................................................................. Mã Đề: 003. I. Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong A. cơ cấu các ngành kinh tế. B. năng lực tiếp nhận. C. khoảng thời gian nhất định. D. chất lượng môi trường đầu tư. Câu 2. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá A. ổn định. B. giảm. C. tăng. D. giữ nguyên. Câu 3. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ gọi là A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp không tự nguyện. C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp tự nguyện. Câu 4. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ cung cầu có vai trò như thế nào đối với chủ thể tiêu dùng? A. Là căn cứ để lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp. B. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách bình ổn thị trường. C. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách cân đối cung cầu. D. Là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến động. Câu 5. Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau: Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc. A. Thất nghiệp tự nguyện. B. Thất nghiệp cơ cấu. C. Thất nghiệp chu kì. D. Thất nghiệp tạm thời. Câu 6. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm gọi là A. thất nghiệp tự nguyện. B. thất nghiệp không tự nguyện. C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp tạm thời. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội? A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. B. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội. C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn. D. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút. Câu 8. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là A. bỏ việc. B. thất nghiệp. C. giải nghệ. D. sa thải. Câu 9. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng A. siêu lạm phát. B. lạm phát nghiêm trọng. Mã đề 003 Trang 3/3
  2. C. lạm phát phi mã. D. lạm phát vừa phải. Câu 10. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi là người tiêu dùng, em nên mua hàng hóa, dịch vụ khi A. cung ít, giá tăng. B. cung < cầu, giá tăng. C. cung > cầu, giá giảm. D. cung = cầu, giá tăng. Câu 11. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. suy thoái. B. lạm phát. C. tăng trưởng. D. khủng hoảng. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? A. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc. C. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động. D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động. Câu 13. Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau: Trường hợp. Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang đình trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước. A. Thất nghiệp chu kì. B. Thất nghiệp tự nguyện. C. Thất nghiệp cơ cấu. D. Thất nghiệp tạm thời. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến lạm phát? A. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết. B. Chi phí sản xuất tăng cao. C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… đều giảm. D. Tổng cầu của nền kinh tế tăng. Câu 15. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%) được gọi là tình trạng A. lạm phát phi mã. B. lạm phát vừa phải. C. lạm phát nghiêm trọng. D. siêu lạm phát. Câu 16. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%) được gọi là tình trạng A. lạm phát vừa phải. B. siêu lạm phát. C. lạm phát phi mã. D. lạm phát nghiêm trọng. Câu 17. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Thông tin. Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lạm phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011. Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011. A. Siêu lạm phát. B. Lạm phát phi mã. C. Lạm phát vừa phải. D. Lạm phát nghiêm trọng. Câu 18. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi là A. sản xuất. B. độc quyền. C. cầu. D. cung. Mã đề 003 Trang 3/3
  3. Câu 19. Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở, … chưa tìm được việc làm mới được gọi là A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tự nguyện. C. thất nghiệp tạm thời. D. thất nghiệp chu kì. Câu 20. Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế. B. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. C. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa. D. Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa. Câu 21. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp A quyết định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong trường hợp nào dưới đây? A. Cung < cầu. B. Cung = cầu. C. Cung > cầu. D. Cung tăng. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm). ĐỀ 1 Câu 1 (2 điểm). Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: Thông tin: Nhu cầu về bánh trung thu của khách hàng ngày càng đa dạng. Bên cạnh những bánh nhân thập cẩm truyền thống, khách hàng còn thích những loại có nhân đậu xanh, khoai lang, khoai môn, hạt sen, sữa dừa,… Người tiêu dùng mua bánh không chỉ để bày cổ trông trăng mà còn dùng làm quà biếu, tặng nên rất chú trọng hình thức hộp bánh… Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập chưa ổn định trong khi giá bánh tăng nên ảnh hưởng đến lượng bánh tiêu thụ. Với hy vọng đến ngày rằm thắng Tám, các cửa hàng mong muốn bán hết sản phẩm có thể giảm giá nên một số người để sát đến ngày đó mới mua bánh. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về lượng bánh trung thu người tiêu dùng có nhu cầu mua trong năm nay? Em hãy chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu của người tiêu dùng. Câu 2 (1 điểm). Em hãy viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương. ----HẾT--- Mã đề 003 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2