intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT

  1. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( 2023 – 2024) Tổ: Hóa – Tin Môn: Hóa 11 ( Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên thí sinh: ................................................................. Số báo danh: ...................................................................... Mã Đề: 104. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của sulfur? A. Màu vàng ở điều kiện thường. B. Không tan trong benzene. C. Thể rắn ở điều kiện thường. D. Không tan trong nước. Câu 2. Tính chất hóa học cơ bản của ammonia (NH3) là A. tính khử và tính oxi hóa. B. tính acid và tính oxi hóa. C. tính acid và tính khử. D. tính base và tính khử. Câu 3. Nhỏ 1-2 giọt phenolphthalein vào dung dịch chất nào sau đây dung dịch chuyển sang màu hồng? A. Ba(OH)2. B. NaCl. C. Na2SO4. D. H2SO4. Câu 4. Nitrogen trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị: A. 14N(99,63%), 16N(0,37%). B. 14N(0,37%), 15N(99,63%). C. 13N(0,37%), 15N(99,63%). D. 14N(99,63%), 15N(0,37%). Câu 5. Hòa tan hoàn toàn m gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng có dư, sau phản ứng thu được 5,9496 lít khí NO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Biết 1 mol khí ở đkc có thể tích là 24,79 lít. Giá trị m là A. 7,68. B. 23,04. C. 8,50. D. 15,36. Câu 6. Theo thuyết Brønsted – Lowry, chất nào sau đây là base? A. H2S. B. NH3. C. H2CO3. D. NaCl. Câu 7. Cho hai dung dịch riêng biệt: NH4NO3, NaNO3. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt hai dung dịch trên? A. BaCl2. B. HCl. C. AgNO3. D. NaOH. Câu 8. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaCl. B. HF. C. HNO3. D. KOH. Câu 9. Cân bằng hóa học liên quan đến loại phản ứng A. không thuận nghịch. B. một chiều. C. oxi hóa – khử. D. thuận nghịch. Câu 10. Cho phản ứng: COCl2(g) CO(g) + Cl2 (g) KC = 8,2x10-2 ở 900K. Tại trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,165 M thì nồng độ COCl2 là A. 0,402M. B. 0,332 M. C. 0,201 M. D. 0,040M. Câu 11. Trong phản ứng của nitrogen tác dụng với oxygen tạo thành khí nitrogen monoxide, nitrogen thể hiện tính chất nào sau đây? A. Không thể hiện tính khử, cũng không thể hiện tính oxi hóa. B. Tính khử và tính oxi hóa. C. Tính oxi hóa. D. Tính khử. Câu 12. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng? A. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều. B. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. C. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. D. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều. [Trang 1 – Mã đề 104]
  2. Câu 13. Số oxi hóa của sulfur là +4 trong chất nào sau đây? A. S. B. FeS. C. SO2. D. H2SO4. Câu 14. Những nguồn nào sau đây phát thải sulfur dioxide vào môi trường? (1) Núi lửa phun trào. (2) Nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch. (3) Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. (4) Quá trình quang hợp của cây xanh. A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (2), (3), (4). D. chỉ có (3). Câu 15. Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, ta sử dụng dung dịch chuẩn là HCl 0,12M với thể tích là 10 ml. Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 15 ml. Nồng độ dung dịch NaOH là A. 0,08M. B. 0,15M. C. 0,12M. D. 0,10M. Câu 16. Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm khi đun nóng cho khí X có mùi xốc đặc trưng. Khí X là A. N2. B. N2O. C. NH3. D. NO2. Câu 17. Sulfuric acid đặc thể hiện tính chất nào khi lấy nước của hợp chất Saccharose và làm cho hợp chất này hóa đen? A. Tính base. B. Tính háo nước. C. Tính acid. D. Tính dễ tan. Câu 18. Theo thuyết Bronsted – Lowry, base là chất A. nhận proton. B. cho electron. C. cho proton. D. nhận electron. Câu 19. Chất nào sau đây không phải là chất điện li trong nước? A. Acetic acid. B. Saccharose. C. Nitric acid. D. Sodium chloride. Câu 20. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Sodium, potassium. B. Nitrate, phosphate. C. Calcium, magnesium. D. Chloride, sulfate. Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Muối ammonium khó bị phân hủy khi đun nóng. B. Muối ammonium dễ bị phân hủy khi đun nóng. C. Hầu hết các muối ammonium không tan trong nước. D. Hầu hết các muối ammonium tan ít trong nước. Câu 22. Khi tác dụng với chất nào sau đây, HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh? A. Ba(OH)2. B. Cu. C. CuO. D. K2CO3. Câu 23. Ứng dụng nào sau đây là của đơn chất nitrogen ở trạng thái lỏng? A. Trong công nghệ đóng gói thực phẩm, dùng để bơm vào túi để loại bỏ khí oxygen và làm phồng bao bì. B. Trong lĩnh vực y tế, dùng để bảo quản mẫu vật sinh học (máu, mô, tế bào, bộ phận cơ thể...). C. Trong công nghiệp, dùng để sản xuất ammonia, từ đó sản xuất nitric acid, phân đạm... D. Trong sản xuất rượu bia, dùng để bơm vào bể chứa để loại bỏ khí oxygen. Câu 24. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận. B. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch. [Trang 2 – Mã đề 104]
  3. C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau. D. làm tăng tốc độ phản ứng thuận hoặc làm tăng tốc độ phản ứng nghịch. Câu 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học thường là: A. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. B. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. C. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. D. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. Câu 26. Sự phát thải khí nào sau đây vào bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa acid? A. N2O. B. NH3. C. SO2. D. N2. Câu 27. Khí nitrogen không có tính chất nào sau đây? A. Nặng hơn không khí. B. Không duy trì sự cháy và sự hô hấp. C. Tan rất ít trong nước. D. Chất khí không màu, không mùi, không vị. Câu 28. Nitric acid (HNO3) tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do A. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh. B. HNO3 tan nhiều trong nước. C. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường. D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: 2NO2(g) N2O4(g)  r H298 = -58 kJ 0 Cân bằng trên dịch chuyển theo chiều nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau? Giải thích. a) Tăng nhiệt độ của hệ. b) Giảm áp suất của hệ. Câu 2. (1 điểm) Tính pH của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp sau: a) Hòa tan 0,84g KOH vào nước để được 150mL dung dịch KOH. b) Trộn 40 mL dung dịch HCl 0,4 M với 60 mL dung dịch NaOH 0,1 M. Câu 3. (1 điểm) Thực hiện phản ứng tổng hợp ammonia từ khí nitrogen và khí hydrogen (tỉ lệ mol 1 : 4) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 12% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonia. (Cho nguyên tử khối: Na = 23; K = 39; Cu = 64; H = 1; O = 16) Lưu ý: HS không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. ----HẾT--- [Trang 3 – Mã đề 104]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2