intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’ sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 NĂM HỌC: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 45 Phút Họ tên: ……………………………….. Lớp: ………… Mã đề: 102 Câu 1: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì vấn đề gì? A. chính sách đối ngoại B. vấn đề sở hữu vũ khí mới. C. vấn đề thuộc địa. D. chiến lược phát triển kinh tế. Câu 2: Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là: A. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc. B. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán. C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản. D. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp, để họ kiềm chế lẫn nhau. Câu 3: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào? A. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời C. Đông đảo nhân dân D. Giai cấp địa chủ phong kiến Câu 4: Sự kiện đánh dấu cao trào cách mạng 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao là A. phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905. B. cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908. C. cuộc biểu tình của 10 vạn người Ấn Độ tại bờ sông Hằng năm 1905. D. cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1905. Câu 5: Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất? A. Cuộc kháng chiến của nhân dân Ê-ti-ô-pia. B. Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri. C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mô-dăm-bích. D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập. Câu 6: Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: A. khởi nghĩa của Pu-côm-pô. B. khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. C. khởi nghĩa của A-cha Xoa D. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha. Câu 7: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Thiên hoàng Minh Trị đã có chính sách gì? Trang 1/4 - Mã đề 102
  2. A. Tiến hành những cải cách tiến bộ. B. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. C. Duy trì chế độ phong kiến D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây Câu 8: Sự kiện tác động lớn đến cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài mong đợi của các nước đế quốc là gi? A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Đức thành công (9/11/1918). B. nước Nhật nâng cao địa vị của mình ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương. C. số tiền chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. D. cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Câu 9: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Đức. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. D. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Câu 10: Điểm khác biệt giữa cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là A. có quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “Ấn Độ của người Ấn Độ” B. có sự tham gia đông đảo của công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước C. diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công, lan rộng ra nhiều thành phố D. mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ Câu 11: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao. B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. C. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục Câu 12: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ? A. Địa chủ phong kiến B. Vô sản. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản. Câu 13: : Lãnh tụ phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai? A. Khang Hữu Vi, Vua Quang Tự B. Tôn Trung Sơn, Viên Thế Khải C. Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi D. Hồng Tú Toàn, Bùi xương Chiêu Câu 14: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là A. tình trạng nghèo đói. B. các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. chính sách bành trướng của Mĩ. D. kinh tế, xã hội lạc hậu. Câu 15: Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng? A. Địa chủ B. Tư sản C. Quý tộc tư sản hóa D. Quý tộc phong kiến Trang 2/4 - Mã đề 102
  3. Câu 16: Điểm tương đồng trong tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX là gì? A. Là các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền. B. Hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây. C. Tất cả đều là thuộc địa của các nước phương Tây. D. Phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây. Câu 17: Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911? A. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911) B. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911) C. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912) D. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911) Câu 18: Hình thức thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? A. thực dân đồng hoá B. thực dân nô dịch. C. Cai trị trực tiếp. D. chủ nghĩa thực dân mới. Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia? A. Khởi nghĩa Si vô tha B. Khởi nghĩa Pu côm bô C. Khởi nghĩa Achaxoa D. Khởi nghĩa Caomma đam Câu 20: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) của nhân dân Trung Quốc là? A. cách mạng tư sản kiểu mới. B. đấu tranh giải phóng dân tộc. C. cách mạng dân chủ tư sản. D. cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 21: Đầu thế kỉ XX, Châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu là: A. khối Liên Xô, Anh, Pháp với khối Đức, Áo-Hung, Italia. B. khối Nga, Pháp, Mĩ với khối Đức, Italia, Nhật. C. khối Áo-Hung, Đức, Italia với khối Nga, Anh, Pháp. D. khối Anh, Nga, Pháp với khối Đức, Italia, Hunggari Câu 22: Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là gì? A. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”. B. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”. C. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”. D. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Câu 23: Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây? A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm. Trang 3/4 - Mã đề 102
  4. B. Đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập. C. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh. D. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm. Câu 24: Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX? A. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau các cuộc cách mạng tư sản. B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành phát triển nhanh. C. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng. D. Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây. Câu 25: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật? A. Cách mạng tư sản không triệt để B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. D. Cách mạng tư sản Câu 26: Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì? A. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. B. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ. D. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 27: Nguyên nhân dẫn tới sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Quốc Đại đầu thế kỉ XX? A. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh B. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh C. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh D. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh Câu 28: Chế độ Mạc Phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Giữa thế kỉ XIX. II.TỰ LUẬN: Câu 1(1,5 điểm): Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? Hãy nêu ý kiến của em về hậu quả của chiến tranh với nhân loại? Câu 2(1,5 điểm): Những sự kiện nào chứng tỏ cuối TK XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2