intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Khác với thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước. (Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tác giả Phạm Thảo, đăng trên trang Tuổi trẻ Phú Yên: http/tuoitrehuyen.vn) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2. (0,5 điểm) Trong phần ngữ liệu trích dẫn trên có mấy đoạn văn? Câu 3. (0,5 điểm) Xác định luận đề của ngữ liệu trên. Câu 4. (0,5 điểm) Từ nào là từ Hán-Việt trong các từ sau: biên cương, tinh thần, đấu tranh, hun đúc. Câu 5. (0,5 điểm) Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Câu 6. (0,5 điểm) Đoạn văn được tổ chức theo cách nào (diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp)? Câu 7. (0,5 điểm) Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu 8. (1,0 điểm) Đặt câu với hai thành ngữ sau (mỗi thành ngữ đặt một câu): Yêu nước thương nòi; Quê cha đất tổ.
  2. Câu 9. (0,5 điểm) Theo tác giả bài viết, biểu hiện của lòng yêu nước trong thời bình ngày nay là gì? Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngăn (khoảng 5-7 dòng ) về tinh thần yêu nước của bản thân em. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). -------Hết------ Nam Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2023 KT. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Phó Hiệu trưởng Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng Bnướch Hà Coor Thái Thu
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Đáp án Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 (0,5 đ) Câu 2 - Ngữ liệu: có hai đoạn văn 0,5 (0,5 đ) Câu 3 - Luận đề: Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc 0,5 (0,5 đ) Câu 4 - Từ Hán-Việt: biên cương, đấu tranh 0,5 (0,5 đ) Câu 5 - Văn bản bàn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc 0,5 (0,5 đ) Câu 6 - Đoạn văn được trình bày theo cách: diễn dịch 0,5 (0,5 đ) Câu 7 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê. 0,5 I. Đọc (0,5 đ) hiểu (6 đ) Câu 8 - Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn truyền thống yêu nước 0,5 (1,0 đ) thương nòi. - Bố tôi bảo rằng ấy là quê cha đất tổ nên dù đi đâu cũng phải 0,5 tìm về. Câu 9 - Cống hiến về tri thức hoặc cống hiến trên lĩnh vực thể thao 0,5 (0,5 đ) Câu 10 - Nhận thức được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là 0,25 (1,0 đ) truyền thống vô cùng quý báu. - Hành động cụ thể: + Em cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. + Chăm lo học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động có ích để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. 0,75 + Cần sáng suốt tước âm mưu thế lực thù địch. + Tuyên truyền mọi người nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
  4. a. Viết bài văn tự sự theo đúng cấu trúc. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể một chuyến tham quan. 0,25 c. HS viết văn đảm bảo các nội dung sau: - Mở bài: 2,5 + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trục tiếp tham gia. - Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm tham quan, những hoạt II. Làm động chính trong chuyến đi, ....) văn + Thuyết minh, miêu tả, nêu ấn tượng về những nét nổi bật của (4 đ) di tích lịch sử, văn hóa đó ( thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, ...) - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm xúc, suy nghĩ của 0,5 em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. * Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung định hướng ở trên. Giáo viên cần 0,5 linh hoạt khi chấm sản phẩm của học sinh. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nhận Thông Vận Vận dụng TT Nội dung năng biết hiểu dụng cao TL TL TL TL - Đoạn văn: Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc - Phương thức biểu đạt chính - Xác định đoạn văn 4 Đọc 4 2 01 - Luận đề Câu 10 câu hiểu Câu 5,6,7,8 Câu 9,10 - Từ Hán -Việt 1,2,3,4 - Vấn đề được bàn. - Cách trình bày - Biện pháp tu từ - Đặt câu - Lòng yêu nước - Viết đoạn văn Tỉ lệ % điểm 20 25 15 60% Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi Làm (tham quan một di 02 văn 1* 1* 1* 1* 1 câu tích lịch sử, văn hóa). Tỷ lệ % điểm 10 10 10 10 40% Tổng 30 35 25 10 100%
  6. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN : 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung/ thức Chương/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu - Đoạn văn: Nhận biết: Suy nghĩ về - Nhận biết được phương tinh thần yêu thức biểu đạt nước, lòng tự 4 hào dân tộc - Xác định được đoạn văn - Phương thức - Xác định được luận đề biểu đạt chính - Xác định - Nhận biết từ Hán -Việt đoạn văn Thông hiểu: - Luận đề - Hiểu vấn đề được bàn - Từ Hán -Việt - Hiểu cách trình bày văn 4 - Vấn đề được bản bàn - Tìm được biện pháp tu từ. - Cách trình - Hiểu và biết cách đặt câu bày - Hiểu lòng yêu nước hiện - Biện pháp tu nay từ Vận dụng: - Đặt câu - Rút ra được tinh thần yêu - Lòng yêu nước hiện nay nước - Vận dụng viết đoạn văn - Viết đoạn văn lòng yêu nước của bản thân 2 2 Viết Em hãy viết Nhận biết: bài văn kể lại - Nhận biết được yêu cầu một chuyến đi của đề về kiểu văn bản: văn 1* 1* 1* 1* tự sự. (tham quan - Xác định rõ kể về một một di tích chuyến tham quan lịch sử, văn - Xác định rõ ngôi kể hóa). Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của từng phần trong bài viết - Mở bài: + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
  7. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia. - Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi, ....) + Thuyết minh, miêu tả, nêu ấn tượng về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó ( thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, ...) - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Vận dụng: Viết được bài văn tự sự kể lại một chuyến tham quan. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo, linh hoạt, mới mẻ về dùng từ, diễn đạt để trình bày quan điểm một cách rõ ràng, lôi cuốn. Tổng 4 4 2 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1