intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023-2024 NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: SINH 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ****** Mức độ Tổng nhận thức Đơn Thời Nhậ Thôn Vận vị Vận Số gian % tổng TT n g dụng kiến dụng CH (phút điểm biết hiểu cao thức ) Thời Thời Thời Thời Số gian Số gian Số gian Số gian TN TL CH (phút CH (phút CH (phút CH (phút ) ) ) ) Khái quát về trao đổi chất 1 và 2 1,5 - - - - - - 2 - 1,50 6,7 chuy ển hoá năng lượn g Trao đổi nước và 2 5 3,75 3 3 4 12,25 - - 11 1 19,00 46,6 khoá ng ở thực vật. 3 Quan g hợp ở 2,5 5,5 0,5 10 - - 1 9 2 2 24,50 46,7 thực vật. Tổng 9,5 10,75 3,5 13 4 12,25 1 9 15 3 45 100
  2. Tỉ lệ 40 30 20 10 (%) Tỉ lệ 70 30 chun g (%)
  3. 1. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút Mức kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị kiến kĩ năng thức cần kiểm tra, Nhận Thông Vận Vận dụng đánh giá biết hiểu dụng cao 1. Khái quát về Nhận biết trao đổi chất và - Nêu được vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao chuyển hoá năng đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. 2 lượng - Nêu được kết quả của giai đoạn tổng hợp và giai đoạn phân giải của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. 2. Trao đổi nước Nhận biết và khoáng ở - Xác định được một số nguyên tố khoáng đa lượng thực vật. và vi lượng ở thực vật. - Nhận biết được vai trò cụ thể của các nguyên tố khoáng nitrogen, calcium, sulfur. 5 - Xác định được cơ quan hấp thụ nước và khoáng chủ yếu của thực vật trên cạn. - Xác định được chất được vận chuyển và các loại tế bào cấu tạo của dòng mạch rây, dòng mạch gỗ. Thông hiểu - Xác định được con đường vận chuyển nước và chất khoáng từ đất vào mặt gỗ của rễ. 3 - Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật. - Trình bày được quá trình thoát hơi nước qua bề mặt lá. Vận dụng - Giải thích được ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật. - Giải thích được cơ chế hấp thụ nước ở rễ. - Xác định được phương thức hấp thụ khoáng ở rễ. 4 - Giải thích được ảnh hưởng của một số tác nhân đến quá trình thoát hơi nước qua khí khổng. (Tự luận) 3. Quang hợp ở Nhận biết thực vật. - Nêu được khái niệm quang hợp ở thực vật. (Tự 3 luận) - Nhận biết được vị trí của các pha trong quang hợp ở thực vật. - Nhận biết được sản phẩm của các pha trong quang hợp ở thực vật. Thông hiểu - Phân biệt con đường cố định CO2 ở các nhóm thực 1 vật (đại diện, thời gian thực hiện, chất nhận CO2 đầu tiên, loại tế bào tham gia). (Tự luận) Vận dụng cao - Giải thích một số hiện tượng thực tế dựa trên những 1 hiểu biết về hệ sắc tố trong quang hợp. (Tự luận)
  4. D. (2) là con đường gian bào vận chuyển nước và khoáng từ mạch gỗ của rễ lên thân và lá. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật? A. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. B. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ khoáng tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ. C. Ở mọi nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ. D. Ở mọi nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoảng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Câu 12. Ở thực vật, khi nói về quá trình thoát hơi nước qua cutin, nhận định nào sau đây sai? A. Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào độ dày tầng cutin. B. Thoát hơi nước qua cutin ở lá non lớn hơn lá trưởng thành. C. Quá trình thoát hơi nước qua cutin luôn được điều chỉnh. D. Có tốc độ chậm hơn thoát hơi nước qua khí khổng. Câu 13. Quan sát biểu đồ về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước của lá cây xô thơm và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng cao. (2) Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng giảm. (3) Cường độ ánh sáng càng thấp, tốc độ thoát hơi nước càng giảm. (4) Cường độ ánh sáng càng thấp, tốc độ thoát hơi nước càng cao. A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3). 2+ Câu 14. Khi nồng độ ion Na trong dung dich đất bằng 0,3 mol/lít, nồng độ ion này trong dịch bào của tế bào lông hút 0,12 mol/lít thì rễ cây hấp thụ ion Na2+ theo cơ chế nào sau đây? A. Thẩm thấu. B. Thụ động. C. Chủ động. D. Thẩm tách. Câu 15. Vì sao rễ cây trên cạn (cụ thể là tế bào lông hút của rễ) có thể hấp thụ nước từ môi trường đất? A. Do dịch bào của lông hút ở rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dung dịch đất. B. Do dịch bào của lông hút ở rễ có nồng độ chất tan thấp hơn so với dung dịch đất. C. Do dịch bào của lông hút ở rễ nhược trương so với dung dịch đất. D. Do dịch bào của lông hút ở rễ đẳng trương so với dung dịch đất. < II > PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (3 điểm) - Nêu khái niệm quang hợp ở thực vật. - Phân biệt con đường cố định CO2 ở nhóm thực vật C3 và thực vật CAM (đại diện, thời gian thực hiện, chất nhận CO2 đầu tiên, loại tế bào tham gia). Câu 2. (1 điểm) - Vì sao khi thực vật bị stress thì tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng giảm? Câu 3. (1 điểm) - Khi học về quang hợp ở thực vật, bạn Lan nói rằng: “Một số loài thực vật lá không có màu xanh (ví dụ: cây phong lá có màu đỏ tía…) là do lá không có diệp lục nên sẽ không quang hợp được.”. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến của em về phát biểu của bạn Lan? Giải thích? ------ HẾT ------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN Câu 1: - Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2. (1,0đ) - Phân biệt con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật Nội dung Thực vật C3 Thực vật CAM Điểm Đại diện - Phần lớn các loài thực vật: lúa, - Thực vật có điều kiện khô hạn: 0,5đ khoai tây, đậu… xương rồng, dứa, thanh long… Thời gian cố định CO2 - Ban ngày - Cả ban ngày và ban đêm 0,5đ Chất nhận CO2 đầu tiên RuBP PEP 0,5đ Loại tế bào quang hợp - Tế bào mô giậu - Tế bào mô giậu 0,5đ Câu 2: (1,0đ) - Khi thực vật bị stress (ví dụ: hạn hán) cây tăng tổng hợp abscisic acid, hàm lượng acid này tăng thúc đẩy bơm ion bơm K+ ra khỏi tế bào khí khổng → áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng giảm, tế bào mất nước nên khí khổng đóng lại => thoát hơi nước giảm. Câu 3: - Nhận định của bạn Lan là sai. (0,25đ) - Bởi vì: + Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục và các loại carotenoid, tuy nhiên loại sắc tốc nào chiếm ưu thế hơn thì cây sẽ biểu hiện màu sắc theo loại sắc tố đó. (0,25đ) + Cây có lá đỏ do có hàm lượng carotenoid nhiều hơn nhưng vẫn có nhóm sắc tố diệp lục .Vì vậy, những cây có màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp không cao. (0,5đ) SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Sinh học 11
  6. -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ ĐỀ GỐC 2 danh: ............. < I > PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật? A. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất. B. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hoá năng lượng. C. Thải các chất độc hại và dư thừa ra ngoài môi trường. D. Phân hoá tế bào thành nhiều loại có chức năng khác nhau. Câu 2. Dạng năng lượng được tích luỹ trong giai đoạn tổng hợp của quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới là gì? A. Hoá năng tích luỹ trong các chất hữu cơ. B. Quang năng tích luỹ trong phân tử ATP. C. Hoá năng tích luỹ trong phân tử ATP. D. Quang năng tích luỹ trong các chất hữu cơ. Câu 3. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố nào sau đây là nguyên tố khoáng vi lượng? A. Ca (Calcium). B. Mn ( Mangnese). C. P (Phosphorus). D. S (Sulfur). Câu 4. “ Thành phần cấu tạo của nhiều hợp chất hữu cơ” là vai trò của nguyên tố khoáng nào sau đây? A. Ca (Calcium). B. Mg( Magnesium). C. N (Nitrogen). D. S (Sulfur). Câu 5. Ở thực vật sống trên cạn, hấp thụ nước chủ yếu được thực hiện ở bộ phận nào sau đây? A. Lá. B. Quả. C. Rễ. D. Thân. Câu 6. Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của dòng mạch rây? A. Ion khoáng. B. Sucrose. C. Nước. D. Amino acid. Câu 7. Loại tế bào nào sau đây tham gia cấu tạo nên mạch gỗ ( xylem) của cây? A. Ống rây và tế bào kèm. B. Quản bào và mạch ống. C. Quản bào và ống rây. D. Tế bào kèm và mạch ống. Câu 8. Trong quang hợp ở thực vật, pha tối diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Chất nền. B. Màng trong. C. Màng ngoài. D. Thylakoid. Câu 9. Chất nào sau đây là sản phẩm của pha sáng trong quang hợp ở thực vật? A. Sucrose. B. Các chất khoáng C. ATP, NADPH. D. ADP, NADP+. Câu 10. Hãy quan sát hình bên và cho biết nhận định nào sau đây đúng? A. (1) là con đường gian bào vận chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ. B. (2) là con đường gian bào vận chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ. C. (1) con đường tế bào chất vận chuyển nước và khoáng từ mạch gỗ của rễ lên thân và lá. D. (2) là con đường tế bào chất vận chuyển nước và khoáng từ mạch gỗ của rễ lên thân và lá.
  7. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật? A. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ. B. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. C. Ở mọi nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ. D. Ở mọi nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Câu 12. Ở thực vật, khi nói về quá trình thoát hơi nước qua cutin, nhận định nào sau đây đúng? A. Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào độ dày tầng cutin. B. Thoát hơi nước qua cutin ở lá non ít hơn lá trưởng thành. C. Quá trình thoát hơi nước qua cutin được điều chỉnh. D. Có tốc độ nhanh hơn thoát hơi nước qua khí khổng. Câu 13. Quan sát biểu đồ về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước của lá cây xô thơm và cho biết phát biểu nào sau đây là sai? (1) Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng cao. (2) Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng giảm. (3) Cường độ ánh sáng càng thấp, tốc độ thoát hơi nước càng giảm. (4) Cường độ ánh sáng càng thấp, tốc độ thoát hơi nước càng cao. A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3). 2+ Câu 14. Khi nồng độ ion Ca trong dung dịch đất bằng 0,2 mol/lít, nồng độ ion này trong dịch bào của tế bào lông hút 0,32 mol/lít thì rễ cây hấp thụ ion Ca2+ theo cơ chế nào sau đây? A. Thẩm thấu. B. Thụ động. C. Chủ động. D. Thẩm tách. Câu 15. Vì sao rễ cây trên cạn (cụ thể là tế bào lông hút của rễ) có thể hấp thụ nước từ môi trường đất? A. Do dịch bào của lông hút ở rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dung dịch đất. B. Do dịch bào của lông hút ở rễ có nồng độ chất tan thấp hơn so với dung dịch đất. C. Do dịch bào của lông hút ở rễ nhược trương so với dung dịch đất. D. Do dịch bào của lông hút ở rễ đẳng trương so với dung dịch đất. < II > PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (3 điểm) - Nêu khái niệm quang hợp ở thực vật. - Phân biệt con đường cố định CO2 ở nhóm thực vật C3 và thực vật C4 (đại diện, thời gian thực hiện, chất nhận CO2 đầu tiên, loại tế bào tham gia). Câu 2. (1 điểm) - Vì sao khi ánh sáng tăng trong giới hạn cho phép thì tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng lớn? Câu 3. (1 điểm) - Khi học về quang hợp ở thực vật, bạn Lan nói rằng: “Một số loài thực vật lá không có màu xanh (ví dụ: cây phong lá có màu đỏ tía…) là do lá không có diệp lục nên sẽ không quang hợp được.”. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến của em về phát biểu của bạn Lan? Giải thích? ------ HẾT ------
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN Câu 1: - Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2 (1,0đ) - Phân biệt con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật Nội dung Thực vật C3 Thực vật C4 Điểm Đại diện - Phần lớn các loài thực vật: lúa, - Một số loài sống ở vùng nhiệt khoai tây, đậu… đới và cận nhiệt đới: mía, ngô, 0,5đ kê… Thời gian cố định CO2 - Ban ngày - Ban ngày 0,5đ Chất nhận CO2 đầu tiên RuBP PEP 0,5đ Loại tế bào quang hợp - Tế bào mô giậu - Tế bào mô giậu và bao bó mạch 0,5đ Câu 2: (1,0đ) - Ánh sáng thúc đẩy quang hợp làm tăng tổng hợp đường trong tế bào khí khổng và hoạt hoá bơm ion trên màng tế bào khí khổng dẫn đến tăng nồng độ các ion K +, Cl- … trong tế bào → áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng lên, làm tế bao hút nước và khí khổng mở => thoát hơi nước lớn. Câu 3: - Nhận định của bạn Lan là sai. (0,25đ) - Bởi vì: + Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục và các loại carotenoid, tuy nhiên loại sắc tốc nào chiếm ưu thế hơn thì cây sẽ biểu hiện màu sắc theo loại sắc tố đó. (0,25đ) + Cây có lá đỏ do có hàm lượng carotenoid nhiều hơn nhưng vẫn có nhóm sắc tố diệp lục .Vì vậy, những cây có màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp không cao. (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2