intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời % Kĩ Nội dung/đơn cao gian tổng TT năng vị KT Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) điểm CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) Đọc 4 10 4 15 2 20 0 10 45 60 1 Truyện cổ tích hiểu Kể lại một truyện cổ tích 1* 45 1 45 40 2 Viết 1* 1* 1* bằng lời một nhân vật Tỷ lệ % 20+1 25+10 15+1 10 60 40 90 0 0 100 Tổng 30% 35% 25% 10% 60% 40% Tỷ lệ chung 65% 35% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận năng kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Văn bản Nhận biết: 4TNKQ hiểu truyện cổ - Nhận biết được ngôi kể, người kể chuyện, nhân vật chính tích trong truyện. - Nhận ra trạng ngữ. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa hành động, việc làm của nhân vật trong 3TNKQ câu chuyện. 1TNTL - Xác định được nội dung, ý nghĩa, chủ đề của câu chuyện. - Hiểu được nghĩa của từ trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ của cá nhân về chi tiết gợi ra từ văn bản. 1TNKQ - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện. 1TNTL 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về: thể loại, đề 1 TL văn kể lại tài, ngôi kể (ngôi thứ nhất). một truyện Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, hình thức (từ ngữ, diễn cổ tích đạt, bố cục văn bản…) của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích bằng lời bằng lời một nhân vật một nhân Vận dụng: Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng vật lời một nhân vật có diễn biến của các sự việc, các nhân vật; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt; trình bày được cảm xúc, bài học bản thân rút ra từ câu chuyện. Tổng 4 3 1TNKQ 1TL TNKQ TNKQ 1TNTL
  3. 1TNTL Tỉ lệ % 20 25 15 40 Tỉ lệ chung 60 40
  4. PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con nghèo sinh sống với nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ ngày ngày tần tảo làm việc để nuôi con, người con tuy còn nhỏ nhưng đã biết yêu thương, có hiếu với mẹ. Cuộc sống của hai mẹ con cứ thế bình lặng trôi qua thì bỗng đến một ngày người mẹ chợt lâm bệnh nặng. Dù đã đi đến chữa trị ở rất nhiều thầy lang giỏi trong làng nhưng tình hình bệnh của người mẹ không hề đỡ chút nào, sức khỏe mỗi ngày một yếu đi. Nhà nghèo không có tiền chữa trị, nhưng thương mẹ người con vẫn quyết tâm đi tìm thầy ở các nơi để chữa bệnh cho mẹ. Người con cứ đi từ làng này qua làng khác, vượt bao làng mạc, núi sông, vừa đói vừa khát nhưng không hề nản lòng. Rồi em đi qua một ngôi chùa, em đã xin phép trụ trì của ngôi chùa cầu phúc cho mẹ em mau chóng qua bệnh để hai mẹ con lại trở về cuộc sống như xưa. Lòng hiếu thảo của em đã động đến trời xanh, Đức Phật cũng phải động lòng trắc ẩn nên ngài đã biến thành một nhà sư và tặng cho em một bông hoa có năm cánh. Số cánh hoa tượng trưng cho số năm mà mẹ em sống thêm được. Em nhìn bông hoa vừa vui sướng vì đã có phép màu cứu được mẹ nhưng cũng không khỏi lo lắng vì chỉ có năm cánh hoa, tức mẹ em chỉ còn sống được năm năm. Vì vậy sau một hồi suy nghĩ em đã xé nhỏ các cánh hoa cho tới khi không còn xé nhỏ được nữa, và cũng không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh hoa. Nhờ vậy mà người mẹ đã sống rất lâu bên đứa con ngoan hiếu thảo của mình. Bông hoa có vô số cánh hoa biểu tượng cho sự sống, cho ước mơ trường tồn của con người, cho khát vọng chữa lành mọi bệnh tật, sau này người ta gọi đó là hoa cúc. Sự tích hoa cúc trắng cũng từ đó mà ra. (Trích “Truyện cổ tích Việt Nam”, NXB Mĩ thuật 2018). Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi: A. thứ nhất B. thứ hai C. thứ ba D. ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2. Truyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật người mẹ B. Lời của người kể chuyện C. Lời của nhân vật người con C. Lời của nhà sư Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Em bé B. Người mẹ C. Đức Phật D. Nhà sư Câu 4: Trong câu: “Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con nghèo sinh sống với nhau trong một ngôi nhà nhỏ” có bao nhiêu trạng ngữ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5: Từ “tần tảo” trong câu: “Người mẹ ngày ngày tần tảo làm việc để nuôi con...” có nghĩa là gì?
  5. A. Làm nhiều công việc khác nhau B. Làm ra nhiều của cải, vật chất C. Chăm chỉ, chịu thương chịu khó, lo toan việc nhà D. Thương yêu, chăm lo cho con cái hết mực Câu 6. Vì sao em bé quyết tâm đi tìm thầy lang để chữa bệnh cho mẹ? A. Vì em bé thương mẹ và muốn mẹ khỏi bệnh B. Vì quyến luyến không muốn xa mẹ C. Vì muốn giúp đỡ mẹ D. Vì chưa thể sống tự lập Câu 7. Vì sao em bé lại xé nhỏ những cánh hoa cúc trắng ? A. Vì muốn cho bông hoa đẹp hơn B.Vì bông hoa chỉ có năm cánh C. Vì muốn bông hoa có thật nhiều cánh D.Vì em muốn mẹ được sống lâu hơn Câu 8: Em học tập được ở em bé trong câu chuyện điều gì? A. Lòng kiên trì, nhẫn nại. B. Đức tính chăm chỉ C. Lòng hiếu thảo với cha mẹ D. Có tình yêu thiên nhiên sâu sắc Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên? Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân của Đức Phật thành nhà sư và tặng cho em bé bông hoa cúc trắng trong câu chuyện? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy đóng vai một nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em biết bằng lời văn của mình.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời C B A B C A D C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0 đ) Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa Học sinh nêu được Có nêu được bài học sâu sắc, phù hợp với nội dung thể hiện bài học phù hợp với nhưng không liên trong câu chuyện. nội dung câu quan đến nội dung Gợi ý: chuyện nhưng chưa câu chuyện, hoặc + Phận làm con, hãy luôn kính trọng và sâu sắc, diễn đạt không trả lời. hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. chưa thật rõ. + Biết yêu thương chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình khi đau ốm. + Biết trân trọng những thứ mà ta nhận được từ sự giúp đỡ của người khác… (HS chỉ cần trả lời được một ý hợp lí) Câu 10 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0 đ) Học sinh nêu được nhận xét về lí do dẫn Học sinh nêu được Có nêu được lí do đến sự hóa thân của Đức Phật thành nhà lí do phù hợp với nhưng không liên sư và tặng cho em bé bông hoa cúc trắng nội dung câu quan đến nội dung phù hợp với nội dung thể hiện trong câu chuyện nhưng chưa câu chuyện, hoặc chuyện. sâu sắc, diễn đạt không trả lời. Gợi ý: chưa thật rõ. + Đức phật động lòng trắc ẩn muốn giúp đỡ cô bé và mẹ của em + Coi trọng và đề cao chữ hiếu… (HS chỉ cần trả lời được một ý hợp lí)
  7. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài - Mở bài: Đóng vai nhân và Kết bài. Phần Thân bài biết tổ chức vật để tự giới thiệu về mình 0.5 thành nhiều đoạn văn có sự liên kết và câu chuyện định kể. chặt chẽ với nhau. - Thân bài: Kể lại diễn biến Bài viết đủ 3 phần nhưng Thân bài chỉ của câu chuyện. 0.25 có một đoạn. + Xuất thân các nhân vật Chưa tổ chức được bài văn thành 3 + Hoàn cảnh diễn ra câu phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc chuyện cả bài viết là một đoạn văn) + Diễn biến chính 0.0 - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học rút ra từ câu chuyện. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 - Lựa chọn được câu chuyện có ý Bài văn có thể trình bày (Mỗi ý trong nghĩa, phù hợp với yêu cầu của đề. theo nhiều cách khác nhau tiêu chí được Nhân vật tự giới thiệu về mình và câu nhưng cần thể hiện được tối đa 0.4 chuyện định kể. những nội dung sau: điểm) - Được kể từ người kể ở ngôi thứ nhất, - Đó là câu chuyện gì? Đóng sử dụng đại từ xưng hô phù hợp, thống vai nhân vật nào để kể lại? nhất. - Những nhân vật nào liên - Sự việc được kể cụ thể, rõ ràng theo quan đến câu chuyện? Xuất trình tự hợp lý. thân của các nhân vật ? - Sử dụng được các chi tiết tưởng - Hoàn cảnh diễn ra câu tượng, sáng tạo, bổ sung các yếu tố chuyện? Các sự việc theo miêu tả, biêu cảm để tả người, tả vật, thứ tự nào? hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Rút ra được ý nghĩa bài - Nêu được bài học rút ra từ câu học từ câu chuyện. chuyện. 1.25 - 1.75 - Lựa chọn được câu chuyện để kể, nhưng ý nghĩa chưa cao. Nhân vật tự giới thiệu về mình nhưng chưa giới thiệu được câu chuyện định kể.
  8. - Được kể từ người kể ở ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ xưng hô phù hợp nhưng chưa thống nhất. - Các sự việc được trình bày theo trình tự hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. - Có sử dụng được các chi tiết tưởng tượng, sáng tạo, bổ sung các yếu tố miêu tả, biêu cảm để tả người, tả vật, hay thể hiện cảm xúc của nhân vật nhưng chưa nhiều. - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện nghiệm nhưng tính thuyết phục chưa cao. - Biết lựa chọn câu chuyện để kể nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. - Chưa sử dụng ngôi thứ nhất để kể, sử dụng đại từ xưng hô chưa phù hợp, chưa thống nhất. 0.5-1.0 - Các sự việc, chi tiết còn rời rạc, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. - Thiếu yếu tố tưởng tượng, sáng tạo, miêu tả và cảm xúc. - Chưa rút ra được bài học. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các 0.75 – 1.0 câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng GVBM Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Lê Thị Xuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2