intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2023 – 2024 Tiết: 129,130 ( Theo KHDH) Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (6,5 điểm) Khi chép khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, có bạn học sinh đã chép như sau: "Đã nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" Câu 1 (1 điểm): Hãy cho biết bạn đó đã chép sai từ nào? Em hãy chữa lại cho đúng. Câu 2 (1 điểm) Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 3: (1 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 4 (3.5 điểm): Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của tác giả qua khổ đầu bài thơ “Sang thu”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập (gạch chân, chú thích rõ một thành phần biệt lập và 1 câu ghép). Phần II. (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thi mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết nhất, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi căn bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người
  2. ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50 km, với e ngại đó là một đại dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội kĩ sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại. (Trích Dám nghĩ lớn, David J Schwartz, Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 19-20) Câu 1. (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (1 điểm). Em hiểu thế nào về câu văn sau: Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất. Câu 3. (2,0 điểm). Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. -------------HẾT-------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 PHẦN I. (6,5 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Chép sai từ “Đã” ở câu thơ đầu. 0,5đ 1đ - Cần sửa lại đúng: “Bỗng nhận ra hương ổi” 0,5đ Câu 2 Mạch cảm xúc của bài thơ: 1đ - Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, 0,5đ mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. - Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: 0,5đ cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. Câu 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Sương chùng 0,5đ 1đ chình qua ngõ” là nhân hóa. - Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa khi miêu tả về làn sương, sương dềnh dàng, đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững. Dường như sương cố ý giăng mắc chậm hơn mọi ngày. Làn 0.5đ sương ấy "chùng chình" nửa đi nửa ở đã gợi lên dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đầy lưu luyến . Câu 4 * Hình thức: 3,5đ - HS hoàn thành đoạn văn Tổng – phân – hợp: 0.5đ Đảm bảo dung lượng, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; * Tiếng Việt: Viết đúng một câu ghép, đúng một thành phần biệt lập, có gạch chân, chú thích rõ. 1đ * Nội dung: Đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã thể 2đ hiện những cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. - Nhà thơ nhận ra tín hiệu báo thu sang qua các từ ngữ, hình ảnh: “bỗng”, “hương ổi”, “phả”, “gió se”, “sương chùng chình”, “hìnhnhư”… (dẫn chứng, phân tích) - Đó là phát hiện tạo ra sự thú vị và bất ngờ. - Tác giả cảm nhận vẻ đẹp mùa thu bằng nhiều giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác… - “Bỗng” diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ trước mùi “hương ổi” nồng nàn đậm đặc, sánh quyện “phả vào trong gió se” – một mùi hương đặc trưng của mùa thu Bắc bộ, gợi liên tưởng đến không gian làng quê thân thuộc, đẹp, sum suê cây trái… -> tạo nên phong vị riêng trong thơ Hữu Thỉnh. - Hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ”: đã gợi lên dáng
  4. vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đầy lưu luyến của màn sương. - Từ tình thái “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. Cảm nhận của nhà thơ về mùa thu còn mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa cụ thể. - Nghệ thuật: Tác giả khéo léo sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, nhân hóa, động từ, từ láy, từ tình thái, … - Khái quát lại nội dung của đoạn, nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả với thiên nhiên mùa thu, với quê hương… PHẦN II. (3,5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5đ 2 *Gv cần linh hoạt đánh giá cách hiểu của học sinh sao cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý: 1đ - Ý nghĩa của câu văn: Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất. + Câu nói đã khẳng định được sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống, niềm tin giúp cho con người có thể thực hiện được mọi điều, dù đó là những điều khó khăn, gian khổ nhất. + Tác giả thể hiện được sự tin tưởng vào sức mạnh của niềm tin, mong muốn mọi người hãy có niềm tin vào cuộc sống. 3 1. Yêu cầu về hình thức: 0.5đ - Khoảng 2/3 trang giấy thi. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung : trình bày suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin, đảm bảo các ý sau: 1.5đ - Dẫn dắt vào vấn đề. - Giải thích niềm tin là gì. - Biểu hiện của niềm tin trong cuộc sống. - Vai trò, ý nghĩa của niềm tin . - Bàn luận, mở rộng vấn đề: Phê phán 1 số người sống thiếu niềm tin hoặc có niềm tin mù quáng dẫn đến những hành động sai lầm… - Bài học, liên hệ bản thân. BGH TTCM GV ra đề Đỗ Thị Nhất Vũ Thị Quỳnh Trang Trần Thị Thu Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2