intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kỳ 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Mã đề 132)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kỳ 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Mã đề 132)" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập Địa lí để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kỳ 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Mã đề 132)

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ­ NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Trường THPT Lương Ngọc  Môn: ĐỊA LÝ          Lớp: 11 Quyến Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:...................................................................... L ớp:..................... Mã đề: 132 Chú ý: Học sinh GHI MàĐỀ  vào phiếu trả  lời trắc nghiệm, tô đáp án phần trắc nghiệm vào ô tương   ứng. I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là cơ  bản khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất  nông nghiệp? A. Thiếu lương thực. B. Công nghiệp phát triển. C. Diện tích đất nông nghiệp ít. D. Muốn tăng năng suất. Câu 2: Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm dần do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Thiên tai thường xuyên xảy ra. B. Diện tích đất nông nghiệp ít. C. Nhu cầu trong nước giảm. D. Thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 3: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này A. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài. B. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. C. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên. D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa. Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng về đồng bằng tây Xibia của Liên bang Nga? A. Là vùng chăn nuôi chính của Liên Bang Nga. B. Là khu vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. C. Là khu vực tương đối cao, nhiều đồi núi thấp, màu mỡ. D. Tập trung nhiều khoáng sản đặc biệt dầu mỏ, khí đốt. Câu 5: Nhân tố nào sau đây là chủ  yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh  mẽ? A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn. B. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ. C. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao. D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu. Câu 6: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. C. mất cân bằng trong phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh. Câu 7: Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng là A. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công. B. vừa phát triển các ngành kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. C. vừa phát triển ngành công nghiệp, vừa phát triển ngành nông nghiệp. D. vừa phát triển các xí nghiệp trong nước, vừa phát triển xí nghiệp ở nước ngoài. Câu 8: Sự già hóa dân số của Nhật Bản thể hiện ở A.  Tỉ lệ người già trong dân cư lớn. B.  Tỉ lệ trẻ em ngày càng nhiều. C.  Tuổi thọ trung bình thấp. D.  Tốc độ gia tăng dân số cao. Câu 9: Khí hậu Nhật Bản phân hóa mạnh chủ yếu do A. lãnh thổ trải dài theo chiều Đông ­ Tây. B. lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc ­ Nam. C. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa. D. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á. Câu 10: Một trong những đặc điểm nổi bật của nguồn lao động Nhật Bản là A. có tinh thần đoàn kết và tự cường dân tộc. B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 132
  2. C. trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới. D. năng động, sáng tạo và tự chủ trong công việc. Câu 11: Địa hình Liên Bang Nga có đặc điểm A.  cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. B. cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. C.  cao ở phía tây, thấp dần về phía đông. D. cao ở phía nam, thấp dần về phía bắc. Câu 12: Nguyên nhân chủ  yếu dẫn đến những khó khăn, biến động về  kinh tế  của Liên bang Nga đầu   thập niên 90 của thế kỉ XX là A. tình trạng dân Nga ra nước ngoài. B. sự khó khăn về mặt khoa học. C. bị các nước phương Tây cô lập. D. tình hình chính trị bất ổn định. Câu 13: Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do A. không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đời sống. B. chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến giá thành cao. C. số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu. D. sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định. Câu 14: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. sản phẩm nông nghiệp. B. sản phẩm thô chưa qua chế biến. C. sản phẩm công nghiệp chế biến. D. năng lượng và nguyên liệu. Câu 15: Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là A. rừng lá rộng. B. rừng lá cứng. C. rừng taiga. D. thường xanh. Câu 16: Phần lớn dân cư Nhật Bản phân bố ở A. các thành phố ven biển. B. vùng núi thấp đảo Hô ­ cai ­ đô. C. vùng nông thôn đảo Hôn ­ su. D. khu vực ven biển phía tây. Câu 17: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao. C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước. D. tăng năng suất và chất lượng nông sản. Câu 18: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới và xích đạo gió mùa. C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. II. TỰ LUẬN ( 4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích tại sao Nhật Bản ngày càng chú trọng hoạt động đầu tư ra nước ngoài? Câu 2: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM Đơn vị: tỉ USD Năm 1995 2005 2010 2015 Xuất khẩu 443,1 594,9 857,1 773,0 Nhập khẩu 335,9 514,9 773,9 787,2                                                      (Nguồn: Niên giám thống kê, 2017) a. Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2015. b. Nhận xét về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2015. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2