intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Lương - Mã đề 01

Chia sẻ: Ho Quang Dai | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng “Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Lương - Mã đề 01” sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Lương - Mã đề 01

  1.  SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ LƯƠNG MÔN: ĐỊA LÝ 10      ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian  giao đề I. TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1: Thổ nhưỡng là A. lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trình phong hoá  đá. B. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. C. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt. D. lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp. Câu 2: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là A. tới thềm lục địa( ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa. B. tới thềm lục địa( ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hoá( trên lục địa. C. tới đáy đại dương( sâu nhất > 11km) và hết lớp vỏ phong hoá( trên lục địa). D. tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa. Câu 3: Tại các hoang mạc, cây cối hầu như không phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do A. gió thổi quá mạnh.   B. nhiệt độ quá cao.   C. độ ẩm quá thấp.      D. thiếu ánh  sáng. Câu 4: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò A. cung cấp vật chất vô cơ cho đất. B. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. C. bám vào các khe nứt của đá, làm phá huỷ đá. D. hạn chế xói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất đất.  Câu 5: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và  cảnh quan địa lí theo A. thời gian.                                                  B. độ cao và hướng địa hình.   C. vĩ độ.                                                       D. khoảng cách gần hay xa đại dương. Câu 6: Từ Bắc cực đến Nam cực có bao nhiêu vòng đai nhiệt? A. 5                          B. 6                               C. 7                                    D. 8 Câu 7: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là A. khí hậu.     B. đất đai.  C. nguồn nước.   D. trình độ phát triển của lực lượng sản  xuất. Câu 8: Sinh quyển là A. một quyển của trái đất, ở đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.   B. lớp nước trên trái  đất. 1
  2. C. lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa.         D. lớp không khí bao quanh trái  đất. Câu 9: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là A. sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao. B. sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao. C. sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao. D. sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao. Câu 10: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành đất là A. làm cho đá gốc bị phá huỷ thành các sản phẩm phong hoá. B. giúp hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất. C. tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. D. giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn. Câu 11: Mật độ dân số là  A. số lao động trên một đơn vị diện tích.       B. số dân trên tổng diện tích lãnh thổ. C. số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.  D. số dân trên diện tích đất cư  trú. Câu 12: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần, mắm chỉ phát triển và phân bố trên  loại đất nào? A. Đất phù sa ngọt.    B. Đất Feralít đồi núi.   C. Đất chua phèn.    D. Đất ngập mặn. Câu 13: Thời kì 2004­ 2005, biết tỉ suất sinh thô của thế giới là 21, tỉ suất tử thô của thế  giới là 9. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới là: A. 0,8%                        B. 1,0%                           C. 1,2%                       D. 1,5% Câu 14: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên A. quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. B. quá trình phá huỷ đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dầy. C. quá trình phá huỷ đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ trên mặt. D. đá bị phá huỷ rất nhanh, lớp đất phủ trên mặt rất dày. Câu 15: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là A. sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương. B. độ dốc và hướng phơi của địa hình. C. năng lượng bên ngoài trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa  hình khác nhau trên bề mặt trái đất. D. năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa  hình núi cao. Câu 16: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hoá? A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn. B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh. D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.  II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (3 điểm) Trình bày khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô. 2
  3. Câu 2 (3 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của các nước đang phát  triển thời kì 1950­2005 (đơn vị: ‰) Giai đoạn 1950­1955 1975­1980 1985­1990 1995­2000 2004­2005 Tỉ suất sinh thô 42 36 31 26 24 Tỉ suất tử thô 28 17 12 9 8 a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của các nước  đang phát triển thời kì 1950­2005. b. Nhận xét. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2