TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT<br />
TỔ ĐỊA LÍ<br />
------<br />
<br />
THI HỌC KỲ I-MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 (2010-2011)<br />
THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Không kể phát đề )<br />
<br />
ĐỀ 1<br />
<br />
Câu 1 ( 2 điểm )<br />
Nêu đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát<br />
triển lãnh thổ nước ta ?<br />
Câu 2 ( 4 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:<br />
a.So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam<br />
b.Phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi của vùng Bắc<br />
Trung Bộ.<br />
Câu 3 ( 4 điểm) : Cho bảng sự biến động diện tích rừng qua một số năm<br />
Năm<br />
1943<br />
1983<br />
2006<br />
<br />
Tổng diện tích<br />
(Triệu ha)<br />
14,3<br />
7,2<br />
12,9<br />
<br />
Rừng tự nhiên<br />
(Triệu ha)<br />
14,3<br />
6,8<br />
10,4<br />
<br />
Rừng trồng<br />
(Triệu ha)<br />
0<br />
0,4<br />
2,5<br />
<br />
Độ che phủ<br />
(%)<br />
43,0<br />
22,0<br />
39,0<br />
<br />
a.Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích rừng của nước ta từ 1943-2006<br />
b.Trình bày các biện pháp để sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật hợp lí.<br />
-------------------------------Hết---------------------------<br />
<br />
-----------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT<br />
TỔ ĐỊA LÍ<br />
-------------<br />
<br />
THI HỌC KỲ I-MÔN ĐỊA LÍ 12 (2010-2011)<br />
THỜI GIAN: 45’ ( Không kể phát đề )<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC (1)<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
(2 đ)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011<br />
MÔN ĐỊA LÍ 12 BAN CHUẨN<br />
Nội dung trả lời<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Điểm<br />
1,0<br />
-Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta (bắt đầu 0,5<br />
cách đây 65 triêụ năm và dẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay).<br />
-Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya và những biến đổi 0,5<br />
khí hậu có quy mô toàn cầu:<br />
+ Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra<br />
các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi<br />
lắp các bồn trũng lục địa.<br />
+Cũng vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỷ Đệ Tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi<br />
lớn với những thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có<br />
nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là thềm biển, cồn<br />
cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ.<br />
<br />
Ý nghĩa<br />
<br />
1,0<br />
<br />
-Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho các quá trình địa mạo như 0,5<br />
hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những<br />
đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam<br />
Bộ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than<br />
nâu, bôxit.<br />
<br />
-Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong quá trình tự nhiên như<br />
quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng 0,5<br />
nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của<br />
thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày<br />
nay.<br />
<br />
a. So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam<br />
<br />
2<br />
(4 đ)<br />
<br />
2,0<br />
<br />
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc- 0,5<br />
Đông Nam với địa thế cao ở 2 đầu và thấp ở đoạn giữa.<br />
-Vùng núi Nam Trường Sơn:Gồm các khối núi và các cao nguyên (Khối núi Kon tum và 0,5<br />
khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, dốc về phía Đông; Các<br />
cao nguyên Bazan: Plâyku, Dăklăk, Mơ nông, Di linh ở phía Tây có địa hình tương đối<br />
bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m)<br />
1,0<br />
-Giống nhau: thấp, nhiều mạch núi ăn ra sát biển, 2 sườn bất đối xứng<br />
<br />
b. Tác động của Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi của vùng BTB<br />
Khí hậu:<br />
-Sườn đông TS đón gió biển vào gây mưa vào thu-đông; lúc này sườn tây TS khô<br />
nóng.<br />
-Vào mùa hạ: khi sườn tây TS đón gió tây-nam, gây mưa nhiều thì sườn đông TS:<br />
khô nóng (fơn)<br />
Sông ngòi:<br />
-Địa hình hướng TB-ĐN, hẹp ngang: sông ngòi hướng TB-ĐN, hướng đông tây<br />
-Địa hình nhiều dãy // và so le nhau, nhiều mạch núi ăn ra sát biển: sông ngòi nhỏ,<br />
ngắn, dốc<br />
<br />
2,0<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
a.Nhận xét và giải thích<br />
-Tổng diện tích rừng giảm (1943-2006) là do diện tích rừng tự nhiên giảm nhanh<br />
trong khi rừng trồng tăng chậm (số liệu) dẫn đến độ che phủ giảm (số liệu)<br />
-1983-2006: tổng diện tích rừng tăng trở lại là do rừng tự nhiên đã được bảo vệ<br />
tốt, phục hồi và đặc biệt rừng trồng tăng nhanh(số liệu) dẫn đến độ che phủ tăng<br />
(số liệu); tương tự giai đoạn 1943-1983.<br />
3<br />
(4 đ)<br />
<br />
(Tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 đạt 39% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).<br />
Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm<br />
2006 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.)<br />
<br />
b.Biện pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật (rừng và đa dạng sinh học)<br />
-Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển 3 loại rừng<br />
-Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao đất giao rừng<br />
-Chiến lược trồng mới 5 triệu ha rừng<br />
-Xây dựng và mở rộng hệ thống VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên...<br />
-Ban hành sách Đỏ Việt Nam<br />
-Quy định việc khai thác sinh vật để đảm bảo sử dụng lâu dài<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
(thưởng)<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
------------------------------------Hết--------------------------------------Khi chấm giám khảo cần linh động tính điểm về phần số liệu-dẫn chứng (nếu thiếu thì trừ<br />
mỗi ý -0,25 điểm )<br />
<br />