intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 446

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được kết quả thi học kì 1 tốt hơn mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình - Mã đề 446 dưới đây. Hy vọng giúp các bạn cùng ôn tập tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 446

  1.   SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN ĐỊA LÍ ­ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:............................................................... .SBD:..................... Mã đề thi 446           I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?   A. Lượng mưa tăng lên làm tăng cường lưu lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy.   B. Càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng ngày càng ngắn, nhiệt độ càng thấp.   C. Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy.   D. Thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Câu 2: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là   A. 149,6 triệu km.  B. 140 triệu km . C. 149,6 tỉ km .  D. 149,6 nghìn km.  Câu 3: Khối khí nào có kí hiệu là P?   A. Khối khí cực. B. Khối khí xích đạo. C. Khối khí chí tuyến. D. Khối khí ôn đới. Câu 4. Cho biểu đồ SỐ DÂN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1994 ­ 2014 Nhận xét nào sau đây đúng về số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1994 ­ 2014 A. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn. B. Số dân thành thị lớn hơn số dân nông thôn. C. Số dân thành thị tăng không liên tục. D. Số dân nông thôn ngày càng ít. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1804 – 1999 (Đơn vị: tỉ người) Năm 1804 1959 1987 1999 Số dân 1 3 5 6 Để thể hiện dân số thế giới trong giai đoạn 1804­ 1999, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ đường Câu 6. Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995­ 2010 (Đơn vị:nghìn người) Năm 1995 2000 2005 2010 Khu vực Trang 1/4­ Mã Đề 446
  2. Thành thị 14938 18725 22332 26516 Nông thôn 57057 58906 60060 60416 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng B. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn C. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn D. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn Câu 7. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2001 VÀ NĂM 2009 (Đơn vị: %)                Khu vực Khu vực I Khu vực II Khu vực III Năm 2001 63,5 14,3 22,1 2009 51,9 21,6 26,5 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ lệ lao động trong khu vực I là thấp nhất.  B. Tỉ lệ lao động trong khu vực II và khu vực III tăng, tỉ lệ lao động trong khu vực I giảm. C. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế không có sự thay đổi. D. Tổng số lao động của nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên. Câu 8. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)                      Năm  1999 2005 2009 2014 Nhóm tuổi Từ 0­ 14 tuổi 33,5 27,0 24,4 23,5 Từ 15­ 59 tuổi 58,4 64,0 66,9 66,3 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 8,7 10,2 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta đang chuyển dịch theo hướng già hóa. B. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 ­14 tăng. C. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng liên tục. D. Cơ cấu dân số của nước ta đang biến đổi theo xu hướng ngày càng trẻ. Câu 9: Dãy núi trẻ nào sau đây nằm ở Bắc Mĩ?   A. Dãy núi Cooc­đi­e. B. Dãy núi An­ pơ. C. Dãy núi Cáp ­ ca. D. Dãy núi Hi­ma­lay­a. Câu 10: Nội lực không phải là lực   A. phát sinh ở bên trong Trái Đất.   B. do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời gây ra.   C. do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất sinh ra.   D. tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo. Câu 11: Thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động  của một quốc gia là ý nghĩa quan trọng của   A. cơ cấu dân số theo lao động. B. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.   C. cơ cấu dân số theo giới.  D. cơ cấu dân số theo tuổi. Câu 12: Độ dày của nhân Trái Đất là   A. 3470km. B. 3740 km. C. 4370 km. D. 4730 km. Câu 13: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là    A. Đá mẹ  B. Khí hậu  C. Sinh vật  D. Địa hình  Câu 14: Dao động thủy triều lớn nhất là khi   A. Mặt Trăng, Mặt Trời,Trái Đất nằm thẳng hàng. Trang 2/4­ Mã Đề 446
  3.   B. Mặt Trăng ở vị trí thẳng góc với Trái Đất.   C. Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.   D. Mặt Trăng,Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc.  Câu 15: Khu vực nào sau đây là khu vực thưa dân nhất?   A. Nam Á. B. Tây Âu C. Bắc Phi. D. Đông Nam Á. Câu 16: Kiểu thảm thực vật chính của đới lạnh là   A. đài nguyên. B. rừng nhiệt đới ẩm.   C. rừng xích đạo. D. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Câu 17: Sinh quyển là   A. nơi sinh sống của thực vật và động vật.   B. một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.   C. một quyển của Trái Đất trong đó có thực vật và động vật sinh sống.   D. nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật. Câu 18: Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là   A. tỉ suất gia tăng cơ học. B. gia tăng dân số.   C. biến động dân số. D. tỉ suất gia tăng tự nhiên. Câu 19: Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất là   A. ôn đới. B. cực. C. xích đạo. D. chí tuyến. Câu 20: Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp  nước chủ yếu cho sông là    A. nước mưa. B. nước ngầm. C. hồ đầm. D. băng tuyết. Câu 21: Từ cực về xích đạo, lần lượt có các đới khí hậu   A. Cực, cận cực, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt, cận xích đạo, xích đạo.   B. Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.   C. Cực, cận cực, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo, cận xích đạo.   D. Cận cực, cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo. Câu 22: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh   A. thư giản sau khi học xong bài.  B. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài.    C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.  D. học thay sách giáo khoa.  Câu 23: Phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng  kinh tế ­ xã hội trên bản đồ là   A. phương pháp bản đồ ­ biểu đồ. B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.   C. phương pháp chấm điểm. D. phương pháp kí hiệu. Câu 24: Thời gian có ngày và đêm bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên bề mặt Trái Đất là ngày   A. 21/3 và 22/6. B. 23/9 và 22/12. C. 21/3 và 23/9. D. 22/6 và 22/12. Câu 25: Trên Trái Đất, mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu chính?   A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?   A. Dân thành thị có xu hướng tăng    B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn   C. Dân thành thị có xu hướng giảm    D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị Câu 27: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình   A. bóc mòn. B. vận chuyển. C. xâm thực. D. bồi tụ. Câu 28: Ở bán cầu Bắc gió Tây ôn đới có hướng   A. tây bắc.  B. tây nam. C. đông bắc. D. đông nam. Trang 3/4­ Mã Đề 446
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đai cao. Câu 2: (1,5 điểm) Nêu đặc điểm của kiểu tháp dân số mở rộng và thu hẹp. ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Trang 4/4­ Mã Đề 446
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2