intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 209

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 209 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 209

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN HÓA HỌC ­ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi 209 (Thí sinh không sử  dụng bảng hệ  thống tuần toàn; cho biết: C=12; H=1; Cl=35,5; N=14;   Fe=56; Cu=64; Mg=24; Zn=65; O=16; Ag=108; Pb=207; K=39; F=19; Si=28; Na=23; Al=27;   Be=9; Ba=137; P=31; Li=7; Ca=40;S=32; He=4)  I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): gồm có 18 câu Câu 1: Các dạng thù hình quan trọng của P là: A. P trắng và P đen. B. P trắng, P đen, P đỏ. C. P đỏ và P đen. D. P trắng và P đỏ. Câu 2: Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí nào sau đây: A. N2O5 B. NO2 C. NO D. N2O Câu 3: Hãy chỉ ra điều sai về pH A. pH + pOH = 14 B. pH = ­lg [H+] C. [H+]. [OH­] = 10­14 D. [H+] = 10 a thì pH= a Câu 4: Tính chất hóa học của nito là gì? A. Có tính khử mạnh B. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử C. Có tính oxi hóa yếu D. Có tính oxi hóa mạnh Câu 5: So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có: A. độ tan trong nước lớn hơn B. độ bền nhiệt cao hơn C. khả năng than gia phản ứng hóa học với tốc độ cao hơn D. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn Câu 6: ’’Nước đá khô’’ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh   và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO2 rắn. B. H2O rắn. C. CO rắn. D. SO2 rắn. Câu 7: Khi nhiệt phân muối KNO3 thu được các chất sau: A. KNO2 và NO2. B. KNO2, N2 và CO2. C. KNO2 và O2. D. KNO2, N2 và O2. Câu 8: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành: A. màu vàng. B. màu trắng sữa. C. màu nâu. D. màu đen sẫm. Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng phản ứng A. CaCO3 + dung dịch HCl. B. đốt cháy hợp chất hữu cơ. C. nung CaCO3. D. C + O2. Câu 10: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội là A. Pt, Au B. Al, Fe C. Pb, Ag D. Ag, Fe Câu 11: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu  cơ ?                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 209
  2. A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân  tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố  trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các  nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân  tử. Câu 12: Cho các chất: CH2O(1), C2H5Br(2), CH2O2(3), C6H5Br(4), C6H6(5), CH3COOH(6). Chất thuộc loại hiđrocacbon là: A. 2,3,6 B. 5 C. 1,2,3,4,6. D. 1,2,3 Câu 13: Tìm câu trả lời sai trong số các câu sau: A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu,  mùi khai và xốc. B. Khí NH3 dễ hoá lỏng, dễ hoá rắn, tan nhiều trong nước. C. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. D. Khí NH3  nặng hơn không khí . Câu 14: Theo Ahreniut thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ . B. xit là chất nhường proton. C. Bazơ là chất nhận proton. D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH. Câu 15:  Trong phòng thí nghiệm, một HNO 3  có thể  điều chế  bằng cách cho  tinh thể  muối  tương ứng tác dụng với axit sunfuric đặc, đun nóng. Sơ đồ điều chế trên sử dụng muối nào sau đây để điều chế axit HNO3? A. NaF. B. NaCl. C. NaNO3. D. Na3PO4. Câu 16: Phương trình ion thu gọn  của phản ứng cho biết A. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li B. không cho biết được  điều gì C. nồng độ các ion trong dung dịch D. những ion nào tồn tại trong dung dịch Câu 17: Trong thực tế người ta thường dùng muối muối nào sau đây làm bột nở? A. CaCO3. B. (NH4)2SO4. C. NH4HCO3. D. NH4NO2. Câu 18: Ruột bút chì được sản xuất từ:                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 209
  3. A. Than chì. B. Than củi C. Chì kim loại D. Than đá II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm): gồm 2 câu­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1: Hoàn thành dãy phản ứng sau  N2  (1)  NH3  ( 2)  NO (3) NO2  (4) HNO3 Câu 2: Cho chất hữu cơ Y (C, H, O), %C = 40%, %H = 6,67 còn lại là oxi. a. Lập công thức đơn giản nhất của Y b. Biết tỷ khối của Y so với He là 45. Lập CTPT của Y ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2