intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Hóa lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Thống Linh

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

39
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 1 môn Hóa lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Thống Linh sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Hóa lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Thống Linh

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT THỐNG  Năm học: 2017­2018 LINH Môn thi:  Hóa học ­ Lớp 11 Ngày thi: 27/12/2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)  (Đề gồm có 02 trang) Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn 1 phương án đúng và ghi vào phiếu bài  làm. Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh? A. NaCl, KOH. B. Mg(OH)2, NaCl. C. HClO, KOH. D. KOH, HF. Câu 2: Chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính? A. Ca(OH)2. B. Zn(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 3: Dãy axit nào sau đây đều là axit một nấc?  A. HCl, H2S.B. HBr, H2CO3. C. HCl, HBr. D. H2S, H2SO3. Câu 4: Phương trình điện li nào sau đây viết sai.  A. Ca(OH)2 → Ca2+ + 2 OH­ .  B. HCl → H + + Cl­.  C. H2SO4 → 2H + + SO42 ­.             D. HF → H + + F­. Câu 5: Tính chất hóa học của Nito ( N2) là A. tính oxi hóa.                         B. tính khử. C. tính oxi hóa và tính khử.              D. tính axit và tính oxi hóa. Câu 6: Muối amoni có nhiều ứng dụng, trong đó có ứng dụng để làm các loại bánh. Muối   nào sau đây được ứng dụng làm bột nở? A. NH4HCO3. B. NH4NO3. C. NH4Cl. D. NH4NO2. Câu 7: Khi nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm gồm: A. CuO, NO, O2. B. CuO, NO2, O2. C. Cu, NO, O2. D. Cu, NO2, O2. Câu 8: Khi cho từ từ NH3 đến dư vào ung dịch muối Al2(SO4)3 thì hiệ tượng thu được là A. Kết tủa trắng xanh, không tan. B. Kết tủa trắng xanh, tan trong NH3.  C. Kết tủa keo trắng, không tan. D. Kết tủa keo trắng , tan trong NH3. Câu 9: Cho phản ứng hóa học sau N2 + 2Al → 2AlN. Vai trò của N2 trong phản ứng trên là A. chất khử. B. chất bị oxh. C. môi trường. D. chất oxh. Câu 10: Trong phòng thí nghiệm nghiệm người ta điều chế NH3 bằng cách A. cho muối amoni tác dụng với Ca(OH)2. B. nhiệt phân NH4NO3. C. cho muối amoni tác dụng với Mg(OH)2. D. nhiệt phân NH4NO2. Câu 11: Trong các phản ứng hóa học sau phản ứng nào viết đúng A. N2 + 6Al → 2Al3N.            B. 2NO2 + ½ O2 + H2O → 2HNO3. C. NO2 +  ½ O2 + H2O → 2HNO2.            D. N2 + 6Al → 2Al3N2. Câu 12: Cho sơ đồ thực hiện chuỗi phản ứng sau: N2 → A  →  B  →  HNO3. A,B trong sơ đồ  trên lần lượt là A. NO2, NH3. B. NO2, NaNO2. C. NO, NH3. D. NO, NO2.                                                                    
  2. Câu 13: Độ dinh dưỡng của của phân đạm được tính bằng A. phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ trong loại phân đó.  B. phần trăm khối lượng N2O5 trong loại phân đó. C. phần trăm khối lượng NO3­ trong loại phân đó. D. phần trăm khối lượng NH4+ trong loại phân đó. Câu 14: Cho 0,1 mol H3PO4 vào 0,2 mol NaOH thì muối thu được là A. NaHPO4. B. Na2HPO4.             C. Na3PO4. D. NaH2PO4. Câu 15: Khi đốt than gỗ hoặc than đá để nấu, nướng người ta phải chọn nơi thoáng gió   là vì A. Khi đốt than ngoài sinh ra CO2 còn sinh ra CO gây hiệu ứng nhà kính. B. Khi đốt than ngoài sinh ra CO2 gây hiệu ứng nhà kính. C. Khi đốt than ngoài sinh ra CO2 gây hiệu ứng nhà kính. D.  Khi đốt than ngoài sinh ra CO2  còn sinh ra CO là khí độc  ảnh hưởng đến đường hô   hấp. Câu 16: Cho 0,1 mol CO2 vào 0,1 mol Ca(OH)2 thì thu được muối A. Ca(HCO3)2, CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCO3. D. CaHCO3. Phần II. Tự luận (6 điểm). Câu 17: (2,0 điểm)Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của các phản   ứng sau:      a. Na2S + HCl →      b. K2SO4 + Ba(OH)2 → Câu 18: (2,0 điểm) Để kiểm tra độ pH của các ao nuôi (Giả sử thiết bị đo pH bị  hỏng).   Em hãy xác định độ pH trong mẫu nước có trong:      a. Ao thứ nhất có chứa dung dịch HCl 0,05 M.       b. Ao thứ hai có chứa hỗn hợp gồm 1lit KOH 0,0001M  và 1lit  HCl 0,00012M. Câu 19 (2,0 điểm) Cho 18,4 g hỗn hợp gồm Cu, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc  nguội, dư thu được 8,96 lit NO2 (đkc).      a. Viết phương trình phản ứng xãy ra.     b. Xác định phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Biết M của: Cu =64, Fe =56, N = 14, H =1, O =16 HẾT.                                                                    
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA KHỐI 11  I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm; mỗi câu 0,25 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D C A B C D A B D 13 14 15 16 A B D C II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu Nội dung Điểm 17 a. Na2S + 2 HCl → 2 NaCl + H2S  0,5 0,5      S2­  + 2 H+ → H2S b. K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2KOH 0,5     SO4   +  Ba   →  BaSO4 2­ 2+ 0,5 18 a. pH = 1,3 1 b. nH+ = 0,00012 mol      nOH­ = 0,0001 mol 0,25 H+  +  OH­   →  H2O 0,0001 0,0001 0,25 n  H+ dư = 0,00002 mol. 0,25 CM H+ = 0,00002/2 = 0,00001 M pH = 5  0,25 19 Số mol NO2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol  0,25 Cu  →   Cu2+  +   2e   0,2                       0,4 1                                                                    
  4. N+5   + 1e →   N +4 0,25              0,4      0,4 % Cu = 0,2* 64 * 100/ 18,4 = 69,57% 0,25 % Fe = 100 – 69,57 = 30,43%  0,25 Chú ý:  ­ Nếu học sinh làm theo cách khác, đúng theo yêu cầu đề bài thì vẫn đạt điểm tương ứng. ­ Điểm bài làm của học sinh  = Điểm phần Trắc nghiệm + Điểm phần Tự luận. Được làm   tròn đến 01 chữ số thập phân (được làm tròn sau khi cộng, không áp dụng làm tròn từng phần) LÃNH ĐẠO NHẬN ĐỀ Cao Lãnh, ngày 11 tháng 12 năm 2017 PHÓ HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ                                                                                          Nguyễn An Khương                                                                    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2