SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề có 02 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Môn: HÓA HỌC - LỚP 12<br />
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề)<br />
MÃ ĐỀ: H23<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm)<br />
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là kim cương.<br />
B. Ở điều kiện thường, tất cả kim loại đều tồn tại ở trạng thái rắn.<br />
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là vàng.<br />
D. Nguyên tử kim loại thường có số electron lớp ngoài cùng ít.<br />
Câu 2. Thủy phân 10,260 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, trung hoà axit rồi cho toàn bộ hỗn hợp<br />
sau phản ứng tráng bạc hoàn toàn, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là<br />
A. 16,200.<br />
B. 10,368.<br />
C. 5,184.<br />
D. 12,960.<br />
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây đúng?<br />
A. Chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hoá.<br />
B. Este có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon.<br />
C. Phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH (có H2SO4 đặc, t0) xảy ra hoàn toàn.<br />
D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.<br />
Câu 4. Trong dung dịch, cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng hoá học?<br />
A. Fe + Fe(NO3)3.<br />
B. Fe(NO3)2 + AgNO3. C. Fe + CuSO4.<br />
D. Ag + Cu(NO3)2.<br />
Câu 5. Cho lá Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào<br />
thì A. tốc độ thoát khí tăng.<br />
B. phản ứng ngừng lại.<br />
C. tốc độ thoát khí giảm.<br />
D. tốc độ thoát khí không đổi.<br />
Câu 6. Este (X) có công thức phân tử C4H8O2. Biết X có phản ứng tráng bạc và thủy phân (X) thu<br />
được một ancol bậc 1. Công thức cấu tạo của X là<br />
A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3CH2COOCH3. C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3COOCH2CH3.<br />
Câu 7. Đun nóng 8,14 gam metyl axetat trong 100ml dung dịch KOH 1,4M. Khi phản ứng kết thúc,<br />
cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là<br />
A. 10,36.<br />
B. 12,46.<br />
C. 13,02.<br />
D. 10,78.<br />
Câu 8. Cho các dung dịch hoặc chất lỏng sau: glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, etyl axetat.<br />
Thuốc thử để phân biệt chúng là<br />
A. dung dịch I2 và Cu(OH)2/OH-.<br />
B. Cu(OH)2/OH- và dung dịch AgNO3/NH3.<br />
C. dung dịch I2 và quỳ tím.<br />
D. dung dịch I2 và dung dịch AgNO3/NH3.<br />
Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 8) tác dụng vừa đủ với dung dịch<br />
Y gồm 0,05 mol NaNO3, 0,1 mol KNO3 và HCl. Khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch G<br />
chứa m gam muối, 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu<br />
ngoài không khí, tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với<br />
A. 45.<br />
B. 47.<br />
C. 51.<br />
D. 53.<br />
Câu 10. Chất không có phản ứng với dung dịch NaOH là<br />
A. Gly-Ala.<br />
B. (C17H35COO)3C3H5.<br />
C. C6H5NH2.<br />
D. H2N-CH2-COOH.<br />
Câu 11. Glucozơ không phản ứng với<br />
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.<br />
B. Cu(OH)2/OH-.<br />
+<br />
C. H2O/H , đun nóng.<br />
D. nước brom.<br />
Câu 12. Cho 1,3 gam Zn vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,15M, khi phản<br />
ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là<br />
A. 1,2900.<br />
B. 2,2600.<br />
C. 2,4325.<br />
D. 2,4225.<br />
Câu 13. Hợp chất tripanmitin có công thức cấu tạo thu gọn là<br />
A. (C17H33COO)3C3H5.<br />
B. (C15H29COO)3C3H5.<br />
C. (C15H31COO)3C3H5.<br />
D. (C17H35COO)3C3H5.<br />
<br />
Trang 1/2 – Mã đề H23<br />
<br />
Câu 14. Cacbohiđrat có nhiều nhất trong nước ép của cây mía là<br />
A. glucozơ.<br />
B. amilozơ.<br />
C. fructozơ.<br />
D. saccarozơ.<br />
Câu 15. Giải pháp thực tế nào dưới đây sai?<br />
A. Dùng dung dịch axit clohiđric để rửa ống nghiệm đựng anilin.<br />
B. Không nên hút thuốc lá vì thuốc lá có nicotin (một loại amin) rất độc.<br />
C. Dùng giấm để khử mùi tanh của cá (biết mùi tanh đó do các amin gây ra).<br />
D. Dùng nước lạnh để làm sạch hết nhớt của lươn (biết chất nhớt đó là protein).<br />
Câu 16. Một đoạn polibutađien có phân tử khối trung bình bằng 108540. Hệ số polime hoá của<br />
đoạn polibutađien này có giá trị là<br />
A. 1871.<br />
B. 1737.<br />
C. 2048.<br />
D. 2010.<br />
Câu 17. Peptit X mạch hở có dạng CxHyN4Ot, được tạo bởi axit glutamic và một α-aminoaxit no,<br />
mạch hở, có một nhóm -NH2, một nhóm- COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X, thu được 5,376<br />
lít CO2 (đktc). Đun 0,15 mol X với 500 ml dung dịch KOH 2,2M, khi kết thúc phản ứng cô cạn dung<br />
dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với<br />
A. 104.<br />
B. 112.<br />
C. 114.<br />
D. 116.<br />
Câu 18. Cacbohiđrat X có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom. Cacbohiđrat<br />
X là A. glucozơ.<br />
B. fructozơ.<br />
C. tinh bột.<br />
D. saccarozơ.<br />
Câu 19. Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là<br />
A. đimetylamin.<br />
B. etylamin.<br />
C. propylamin.<br />
D. metylamin.<br />
Câu 20. Cho 16,4610 gam một amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được<br />
29,8127 gam muối. Công thức cấu tạo của X là<br />
A. CH3CH2NH2.<br />
B. CH3CH2CH2NH2. C. CH3CH2-NH-CH3. D. CH3NH2.<br />
Câu 21. Dung dịch của chất nào dưới đây làm xanh quì tím?<br />
A. Glyxin.<br />
B. Lysin.<br />
C. Axit glutamic.<br />
D. Alanin.<br />
Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 7,26 gam este X được tạo bởi phenol đơn chức bằng dung dịch<br />
NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp Y gồm hai muối<br />
khan. Đốt cháy hoàn toàn Y cần 9,744 lít O2 (đktc), thu được 6,36 gam Na2CO3, 8,064 lít CO2 (đktc)<br />
và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất với<br />
A. 37%.<br />
B. 45%.<br />
C. 41%.<br />
D. 39%.<br />
Câu 23. Các monome dùng để điều chế tơ nilon-6,6 là<br />
A. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]4-NH2. B. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2.<br />
C. HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]4-NH2. D. HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]6-NH2.<br />
Câu 24. Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, nilon-6, polibutađien, polietilen,<br />
nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là<br />
A. 4.<br />
B. 5.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (2 điểm)<br />
Câu 1: (1,0 điểm) Từ hai chất riêng biệt: MgCO3 và Cu(OH)2, hãy chọn phương pháp thích hợp và<br />
viết phương trình hóa học điều chế Mg và Cu.<br />
Câu 2: (1,0 điểm) Cho chất X có công thức phân tử C3H4O2 và các phản ứng sau:<br />
(1) (X) + NaOH (A) + (B)<br />
(2) (A) + H2SO4 loãng (C) + (D)<br />
(3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O (E) + Ag + NH4NO3<br />
(4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O (F) + Ag + NH4NO3<br />
Xác định công thức cấu tạo của X, C, E và F.<br />
Cho biết nguyên tử khối: Na=23; K=39; Ag=108; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Zn=65; Fe=56; Cu=64;<br />
Al=27; C=12; O=16; S=32; H=1; N=14.<br />
--------------------------HẾT--------------------Trang 2/2 – Mã đề H23<br />
<br />