TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 1<br />
Họ và tên: Đỗ Kim Trường<br />
SĐT: 01254701099<br />
Tên chủ đề: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; Quan hệ quốc tế 1945 – 2000; Cách mạng khoa học<br />
công nghệ và xu thế Toàn cầu hóa.<br />
Mức nhận biết: (Câu 1 đến câu 20)<br />
Câu 1: Yếu tố nào là tiến bộ trong việc thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng?<br />
A. Ứng dụng thành công các thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật.<br />
B. Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí trong Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
C. Các tổ hợp công nghiệp quân sự, các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh<br />
lớn, có hiệu quả.<br />
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br />
Câu 2: Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới<br />
A. Đa cực.<br />
B. Đơn cực.<br />
C. Đa cực nhiều trung tâm.<br />
D. Đơn cực nhiều trung tâm.<br />
Câu 3: Tổ chức liên kết khu vực về chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP<br />
thế giới là<br />
A. Liên hợp quốc (UN)<br />
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)<br />
C. Liên minh châu Âu (EU)<br />
D. Tất cả các tổ chức trên.<br />
Câu 4: Cuối năm 1989, châu Âu diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn là<br />
A. Bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989)<br />
B. Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989).<br />
C. Hai nước Đức tái thống nhất (10/1990)<br />
D. Tất cả các đáp án trên.<br />
Câu 5: Nhân tố quyết định hàng đầu giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển là<br />
A. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.<br />
B. Con người.<br />
C. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.<br />
D. Chi phí quốc phòng thấp<br />
Câu 6: Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là<br />
A. Củng cố quan hệ với các nước châu Á và Đông Nam Á.<br />
B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại toàn cầu.<br />
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.<br />
D. Tăng cường quan hệ với Liên bang Nga.<br />
Câu 7: Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản có gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ<br />
hơn, cụ thể là<br />
A. Mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước châu Á và Đông Nam Á.<br />
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.<br />
<br />
1<br />
<br />
C. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế.<br />
D. Tất cả các đáp án trên.<br />
Câu 8: Khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh” là sự kiện<br />
A. sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” (1947).<br />
B. thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO – 1949).<br />
C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955).<br />
D. thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman đọc trước Quốc hội (12-3-1947).<br />
Câu 9: Chiến tranh lạnh là<br />
A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.<br />
B. Sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa hai phe TBCN và XHCN.<br />
C. Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước tư bản phương Tây với<br />
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
D. Cục diện hai cực, hai phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe.<br />
Câu 10: Trong các hiệp định sau, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các<br />
nước và tạo nên cơ chế giải quyết hòa bình, an ninh ở châu Âu là<br />
A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (11/1972)<br />
B. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1)<br />
C. Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)<br />
D. Định ước Henxinki (8/1975).<br />
Câu 11: Hệ quả của việc Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là<br />
A. mở ra những điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột trên thế giới.<br />
B. do hai siêu cường Xô – Mĩ đã quá tốn kém trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn<br />
thập niên<br />
C. sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu.<br />
D. tất cả các đáp án trên.<br />
Câu 12: Xu thế Toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của<br />
A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.<br />
B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.<br />
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.<br />
D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.<br />
Câu 13: Việt Nam có thể học tập nhân tố nào sau đây của Mĩ để phát triển kinh tế?<br />
A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br />
B. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, nhiều khả năng sáng tạo.<br />
C. Ứng dụng thành công các thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật.<br />
D. Các tổ hợp công nghiệp quân sự, các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh<br />
lớn, có hiệu quả.<br />
Câu 14: Trong những năm 1945 – 1973, chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện<br />
A. một mục tiêu<br />
B. hai mục tiêu<br />
C. ba mục tiêu<br />
D. bốn mục tiêu<br />
Câu 15: Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ các nước khác<br />
là một nội dung của học thuyết<br />
A. Truman<br />
B. Aixenhao<br />
<br />
2<br />
<br />
C. Níchxơn<br />
D. B. Clintơn.<br />
Câu 16: Yếu tố khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phát triển sau chiến tranh là<br />
A. Nguồn viện trợ của Mĩ, nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba.<br />
B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật<br />
C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)<br />
D. Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.<br />
Câu 17: Giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là<br />
A. 1945 - 1952<br />
B. 1952 – 1973<br />
C. 1973 – 1991<br />
D. 1991 – 2000.<br />
Câu 18: Mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các tranh chấp,<br />
xung đột ở nhiều khu vự trên thế giới là<br />
A. sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta”<br />
B. Cách mạng khoa học – công nghệ<br />
C. xu thế Toàn cầu hóa<br />
D. Chiến tranh lạnh chấm dứt.<br />
Câu 19: Từ những năm 40 của thế kỉ XX, thế giới diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ<br />
thuật hiện đại, khởi đầu từ<br />
A. Liên Xô<br />
B. Mĩ<br />
C. Tây Âu<br />
D. Nhật Bản<br />
Câu 20: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu<br />
vực là biểu hiện của<br />
A. Liên minh châu Âu (EU)<br />
B. Kế hoạch Mácsan (1947).<br />
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (1949)<br />
D. Xu thế Toàn cầu hóa.<br />
Mức thông hiểu: (Câu 21 đến câu 40)<br />
Câu 21. Phân biệt: nội dung nào không đúng đối với thành tựu khoa học – kĩ thuật của<br />
Mĩ?<br />
A. Đưa con người bay vào vũ trụ đầu tiên.<br />
B. Đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động).<br />
C. Tổng hợp các vật liệu mới (polime, composit).<br />
D. Tìm ra các nguồn năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch).<br />
Câu 22. Xác định: liên minh quân sự nào không phải do Mĩ thành lập?<br />
A. Khối NATO<br />
B. Khối SEATO<br />
C. Khối VACSAVA<br />
D. Khối CENTO<br />
<br />
3<br />
<br />
Câu 23. Phân biệt: nội dung nào không đúng với mục tiêu cơ bản “Chiến lược toàn<br />
cầu”của Mĩ?<br />
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
B. Đảm bảo an ninh của Mĩ với sức lực lượng quân sự mạnh, sãn sàng chiến đấu.<br />
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ<br />
thế giới.<br />
D. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br />
Câu 24. Xác định: nguyên nhân phát triển kinh tế nào không đúng với Tây Âu?<br />
A. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.<br />
B. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.<br />
C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài (viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba,<br />
hợp tác EU)<br />
D. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để làm giàu.<br />
Câu 25. Xác định: nguyên nhân chung giúp cho kinh tế Tây Âu và Nhật Bản phát triển<br />
A. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà<br />
nước.<br />
B. Chi phí quốc phòng thấp. Con người.<br />
C. Các công ti năng động, quản lí tốt, sức cạnh tranh cao. Áp dụng các thành tựu khoa học –<br />
kĩ thuật.<br />
D. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước. Các công ti năng động, quản lí tốt, sức<br />
cạnh tranh cao.<br />
Câu 26. Phân biệt: thành tựu nào không phải của kinh tế Nhật Bản?<br />
A. từ năm 1952 đến 1973, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, liên tục, nhiều năm đạt đến 2 con số.<br />
B. vươn lên thành cường quốc kinh tế tư bản thứ hai (sau Mĩ), là 1 trong 3 trung tâm kinh tế<br />
tài chính thế giới.<br />
C. chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế của thế giới.<br />
D. sản xuất hàng dân dụng nổi tiếng thế giới, đóng tàu chở dầu có trọng tải lớn, xây cầu đường<br />
bộ dài 9,4 km.<br />
Câu 27. Phân biệt: sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng<br />
minh không có?<br />
A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.<br />
B. Là nước bại trận, mất hết thuộc địa.<br />
C. Thị trường bị thu hẹp, nguyên liệu. lương thực thiếu<br />
D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ<br />
Câu 28. Xác định: sự “thần kì” của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở hiện tượng nào?<br />
A. Từ 1952-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, nhiều năm đạt 2 con số (19601969 là 10,8%/năm).<br />
B. Sản xuất hàng tiêu dùng nổi tiếng thế giới (tivi, ô tô)<br />
C. Đến năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và<br />
Canađa, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).<br />
D. Đóng tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), xây cầu đường bộ dài 9,4km.<br />
Câu 29. Phân biệt: nguyên nhân phát triển kinh tế nào không phải của Nhật Bản?<br />
A. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.<br />
B. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.<br />
C. Chi phí quốc phòng thấp.<br />
<br />
4<br />
<br />
D. Giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba.<br />
Câu 30. Hãy phân biệt các nhân tố sau, chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong nửa sau<br />
thế kỉ XX là<br />
A. cục diện “Chiến tranh lạnh”.<br />
B. xu thế toàn cầu hóa.<br />
C. sự hình thành các liên minh kinh tế.<br />
D. sự ra đời các khối quân sự đối lập<br />
.Câu 31. Xác định trong các nguyên nhân sau, dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh là do:<br />
A. Học thuyết Truman (3-1947)<br />
B. Kế hoạch Macsan (6-1947)<br />
C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.<br />
D. Việc thành lập khối quân sự NATO (4-1949)<br />
Câu 32. Phân biệt: nhân tố nào là tích cực trong xu thế phát triển của thế giới sau Chiến<br />
tranh lạnh?<br />
A. Trật tự “hai cực” sụp đổ, trật tự “đa cực” hình thành …<br />
B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế.<br />
C. Lợi dụng Liên Xô sụp đổ, Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để làm bá chủ thế giới.<br />
D. Hòa bình được củng cố nhưng nội chiến, xung đột vẫn diến ra ở nhiều khu vực trên thế<br />
giới.<br />
Câu 33. Phân biệt các ý sau để hiểu được: Từ sau năm 1991, Trật tự hai cực tan rã, trật<br />
tự thế giới mới hình thành theo hướng “đa cực”, với sự vươn lên của<br />
A. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc<br />
B. Mĩ, Anh, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga, Nhật Bản<br />
C. Mĩ, Anh, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc<br />
D. Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc<br />
Câu 34. Xác định: sự kiện đánh dấu chấm dứt thời kì “Chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô<br />
và Mĩ là<br />
A. Liên Xô tan rã (25-12-1991)<br />
B. Liên Xô và Mĩ kí các hiệp ước hạn chế và thủ tiêu vũ khí hạt nhân<br />
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mĩ (Busơ) và Tổng thống Liên Xô<br />
(Goocbachốp) tại Manta (Địa Trung Hải) tháng 12-1989.<br />
D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ (1991).<br />
Câu 35. Nhận xét: đến cuối thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế còn có biểu hiện gì chưa<br />
tích cực?<br />
A. Xu thế đối thoại, hợp tác ngày càng phát triển<br />
B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển kinh tế<br />
C. Hòa bình thế giới được củng cố<br />
D. Tranh chấp, xung đột và nội chiến vẫn diễn ra như ở Trung Đông, châu Phi. Vụ khủng bố<br />
ngày 11/9/2001 ở Mĩ gây ra những khó khăn và thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của<br />
các quốc gia, dân tộc.<br />
Câu 36. Xác định: Bước sang thế kỉ XXI, thách thức mới đối với các quốc gia - dân tộc là<br />
A. chủ nghĩa khủng bố<br />
B. xung đột<br />
C. tranh chấp<br />
D. nội chiến<br />
<br />
5<br />
<br />