intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 132

Chia sẻ: Lạc Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 132 dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 132

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016­2017 TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT  Môn: Hóa Học Khối: 10 HUYỆN ĐĂK R’LẤP Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: ……… Cho biết nguyên tử khối  của các nguyên tố: Ba = 137; Na = 23; K = 39; O = 16; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Li = 7; Cl = 35,5; Be = 9; B   = 11;  Si = 28; P = 31; Rb = 85; Sc = 45; Ag=108; N = 14; O = 16; As = 75; H = 1; Al = 27 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Cho phản ứng sau: FeO + H2SO4 đặc nóng     X + Y + Z. X, Y, Z lần lượt là: A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O B. FeSO4, S, H2O C. FeSO4, H2S, H2O D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O Câu 2: Công thức hóa học của clorua vôi là: A. CaCO3 B. Ca(OH)2 C. CaOCl2 D. CaCl2 Câu 3: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa màu trắng xuất   hiện: A. CaF2 B. NaI C. KCl D. NaBr Câu 4: Axit sunfuric đặc nguội không có khả năng nào sau đây? A. Hòa tan được các kim loại như Al và Fe B. Gây bỏng nặng khi để rơi vào da C. Than hóa các hợp chất gluxit như đường saccarozơ, xenlulozơ D. Tỏa nhiệt mạnh khi hòa tan vào nước Câu 5: Cho luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 g một kim loại (chưa rõ hóa trị) sinh ra 23,4 g   muối. Muối đó là: A. NaCl B. MgCl2 C. AgCl D. CaCl2 Câu 6: X là chất khí không màu, mùi hắc, rất độc, tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit   yếu. X là: A. O2 B. SO2 C. H2S D. HCl Câu 7:  Hấp thụ  hoàn toàn 4,48 lít khí SO2  (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối   lượng muối tạo thành sau phản ứng là? A. 31,5 gam B. 21,9 gam C. 26,0 gam D. 15,6 gam Trang 1/3 Mã đề 132
  2. Câu 8: Khi điều chế khí clo thường bị lẫn hơi nước. Để thu được khí clo khô, người ta cho   hỗn hợp khí và hơi đi qua: A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 đặc D. Dung dịch NaCl Câu 9: Khí clo có màu gì? A. Nâu B. Trắng C. Vàng lục D. Không màu Câu 10: Nguyên tố S có số thứ tự 16 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của  S là: A. 1s22s22p63p44s2 B. 1s22s22p43s23p6 C. 1s22s22p63s6 D. 1s22s22p63s23p4 Câu 11: Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr Brom đóng vai trò là: A. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa B. Chất oxi hóa C. Chất khử D. Không phải là chất oxi hóa, không phải là chất khử Câu 12: Cho các trường hợp sau: (1) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác (2) Nhiệt phân KMnO4 (3) Điện phân H2O có xúc tác (4) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Các trường hợp dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. 1,2,3,4 B. 1,2 C. 2,3 D. 1,2,3 Câu 13: Cho sơ đồ: . Z là : A. BaSO4 B. Ba(HSO3)2 C. BaSO3 D. BaBr2 Câu 14:  Khi bắt đầu phản  ứng, nồng độ  của một chất là 0,6 mol/l. Sau 20s xảy ra phản   ứng, nồng độ của chất đó là 0,3 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian trên  là: A. 0,02 mol.l­1.s­1 B. 0,025 mol.l­1.s­1 C. 0,03 mol.l­1.s­1 D. 0,015 mol.l­1.s­1 Câu 15: Ý nào trong các ý sau đây là đúng? A. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yêu tố ảnh hưởng đến tốc  độ  phản ứng để tăng tốc độ phản ứng. B. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến  tóc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng. C. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản  ứng mới tăng được tốc độ phản ứng. D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. Câu 16:  Ở  nhiệt độ  không đổi, hệ  cân bằng nào sẽ  dịch chuyển về  theo chiều thuận nếu   tăng áp suất: A. 2NO(k)   N2(k) + O2(k) B. 2H2(k) + O2(k)   2H2O(k) Trang 2/3 Mã đề 132
  3. C. 2CO2(k)   2CO(k) + O2(k) D. 2SO3(k)   2SO2(k) + O2(k) Câu 17: Axit clohiđric có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CuO, Fe, AgNO3, CaCO3 B. Cu, FeO, AgNO3, NaOH C. H2SO4, Fe2O3, Ag, NaOH D. CuO, Ag, CaCO3, MnO2 Câu 18: Nguyên tử của các nguyên tố halogen có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng A. 5 B. 8 C. 6 D. 7 Câu 19: Cho các chất sau: S, H2S, SO3,  H2SO4. Số chất chỉ có tính oxi hoá là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 20: Hai dạng thù hình quan trọng của oxi là: A. O3 và O22­ B. O2 và H2O2 C. SO2 và SO3 D. O2 và O3 II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (1,5 đ): Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)                              SO2  →  SO3  →  H2SO4  →  SO2    Câu 2 (1,5đ): Cho 15,36 gam hỗn hợp gồm Zn, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được   5,6  lít khí (đktc). a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? b) Nếu cũng dùng lượng kim loại trên cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,  nguội thì thể tích  khí SO2 thu được là bao nhiêu (cho SO2 là sản phẩm khử duy nhất)? ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 3/3 Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2