SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Môn: HÓA HỌC; Khối 12<br />
<br />
(Đề thi có 03 trang)<br />
<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi 132<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.....................................................................<br />
Số báo danh: .........................................................................<br />
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:<br />
Al=27; Na=23; H=1; O=16; S=32; Ag=108; Cu=64; Fe=56; Ca=40; K=39; Zn= 65; P=31; N=14;<br />
Ba=137; Mg=24; Cl=35,5; Br=80; I=127; Pb=207.<br />
Câu 1: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch<br />
A. HCl.<br />
B. NaOH.<br />
C. HNO3.<br />
D. Fe2(SO4)3.<br />
Câu 2: Các kim loại bị thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội là<br />
A. Cr, Fe, Al.<br />
B. Al, Fe, Cu.<br />
C. Cr, Al, Mg.<br />
D. Cr, Fe, Zn.<br />
Câu 3: Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là<br />
A. FeO, Fe2O3.<br />
B. Fe(OH)2, FeO.<br />
C. Fe(NO3)2, FeCl3.<br />
D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.<br />
<br />
Câu 4: Ở một số địa phương sử dụng nước giếng khoan, khi mới bơm lên nước trong nhưng để<br />
lâu thì có mùi tanh và bị ngả màu vàng. Ion làm cho nước có màu vàng là<br />
A. Na+.<br />
B. K+.<br />
C. Cu2+.<br />
D. Fe3+.<br />
Câu 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại Mg (Z = 12) là<br />
A. 3s23p1.<br />
B. 3s2.<br />
C. 4s2.<br />
D. 2s22p4.<br />
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Mg và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan vừa đủ trong dung dịch gồm HCl; 0,05<br />
mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam<br />
muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không<br />
khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?<br />
A. 50,0.<br />
B. 48,6.<br />
C. 35,4.<br />
D. 47,3.<br />
Câu 7: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu<br />
được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 6,32 gam chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư vào<br />
dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?<br />
A. 25,9.<br />
B. 91,8.<br />
C. 86,2.<br />
D. 117,8.<br />
Câu 8: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là<br />
A. 26,7.<br />
B. 19,6.<br />
C. 25,0.<br />
D. 12,5.<br />
Câu 9: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch<br />
A. NaNO3.<br />
B. KNO3.<br />
C. Na2CO3.<br />
D. HNO3.<br />
Câu 10: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là<br />
A. Mg, Fe, Al.<br />
B. Fe, Al, Mg.<br />
C. Al, Mg, Fe.<br />
D. Fe, Mg, Al.<br />
Câu 11: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol<br />
<br />
NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:<br />
<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Tổng giá trị a + b là<br />
A. 0,5.<br />
B. 1,5.<br />
C. 0,7.<br />
D. 1,7.<br />
Câu 12: Dung dịch NaOH không tác dụng với<br />
A. AlCl3.<br />
B. NaHCO3.<br />
C. FeO.<br />
D. Al2O3.<br />
Câu 13: Chất không có tính lưỡng tính là<br />
A. Al(OH)3.<br />
B. Al2O3.<br />
C. NaHCO3.<br />
D. AlCl3.<br />
Câu 14: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì<br />
A. cả hai đều bị ăn mòn như nhau.<br />
B. kim loại bị ăn mòn trước là sắt.<br />
C. kim loại bị ăn mòn trước là thiếc.<br />
D. không kim loại nào bị ăn mòn.<br />
Câu 15: Chất có thể làm mềm nước cứng toàn phần là<br />
A. Na2CO3.<br />
B. CaCO3.<br />
C. NaCl.<br />
D. CaSO4.<br />
Câu 16: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là<br />
A. ZnCl2 và FeCl3.<br />
B. CuSO4 và ZnCl2.<br />
C. HCl và AlCl3.<br />
D. CuSO4 và HCl.<br />
Câu 17: Cho H2 dư qua m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, CuO, Fe 3O4 nung nóng, phản ứng kết<br />
thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X vào V(ml) dung<br />
dịch HNO3 0,5M vừa đủ thì thu được tối đa 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị<br />
của V là<br />
A. 500.<br />
B. 720.<br />
C. 600.<br />
D. 480.<br />
+<br />
+<br />
2+<br />
2+<br />
Câu 18: Cho dãy các ion kim loại: K , Ag , Fe , Cu . Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất<br />
trong dãy là<br />
A. K+.<br />
B. Fe2+.<br />
C. Ag+.<br />
D. Cu2+.<br />
Câu 19: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?<br />
A. Al2O3.<br />
B. MgO.<br />
C. CuO.<br />
D. CaO.<br />
Câu 20: Nung hỗn hợp gồm Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không<br />
đổi thu được chất rắn có thành phần là<br />
A. Mg và FeO.<br />
B. MgO và Fe2O3.<br />
C. MgO và FeO.<br />
D. Mg và Fe.<br />
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Quặng hematit có thành phần chính là Fe3O4.<br />
B. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.<br />
C. Thành phần % khối lượng cacbon trong gang là từ 2 – 5%.<br />
D. Thép không gỉ có chứa Cr và Ni.<br />
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH giải phóng<br />
3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là<br />
A. 11,93 gam.<br />
B. 10,20 gam.<br />
C. 15,30 gam.<br />
D. 13,95 gam.<br />
Câu 23: Phản ứng của cặp chất nào sau đây sản phẩm có muối Fe(II)?<br />
A. Fe3O4 + HCl.<br />
B. FeCO3 + HNO3.<br />
C. FeO + HNO3.<br />
D. Fe(OH)3 + H2SO4.<br />
Câu 24: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản<br />
xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Ngoài ra chất X còn dùng để xử lí chất thải. Công<br />
thức của X là<br />
A. Ca(OH)2.<br />
B. NaOH.<br />
C. Ba(OH)2.<br />
D. KOH.<br />
Câu 25: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người<br />
ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại bằng<br />
A. Pb.<br />
B. Ag.<br />
C. Zn.<br />
D. Cu.<br />
Câu 26: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
Câu 27: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là<br />
A. chỉ có kết tủa keo trắng.<br />
B. không có kết tủa, có khí bay lên.<br />
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.<br />
D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 28: Trong công nghiệp người ta thường điều chế kim loại K bằng cách?<br />
A. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.<br />
B. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.<br />
C. Dùng CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.<br />
D. Điện phân KCl nóng chảy.<br />
Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Hợp chất KAl(SO4)2.12H2O dùng làm trong nước được gọi là phèn chua.<br />
B. Ruby và saphia có thành phần hóa học chủ yếu là Al2O3.<br />
C. Nước cứng là nước có chứa các cation Ca2+ và Mg2+.<br />
D. Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột... có công thức là CaSO4.H2O.<br />
Câu 30: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, FeCl3, CuCl2. Thứ tự điện phân ở catot là<br />
A. Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, H2O.<br />
B. Cu2+, H+, Fe3+, H2O.<br />
C. Fe3+, Cu2+, H+, H2O.<br />
D. Fe3+, Fe2+, Cu2+, H+, H2O.<br />
Câu 31: Cho một lá kẽm có khối lượng 8,5 gam vào dung dịch FeSO 4, sau phản ứng lấy lá kẽm ra<br />
<br />
làm khô, cân được 7,6 gam (giả thiết toàn bộ sắt sinh ra bám hết vào lá kẽm). Lượng Zn đã phản<br />
ứng là<br />
A. 13gam.<br />
B. 3,25gam.<br />
C. 6,5gam.<br />
D. 8,7gam.<br />
Câu 32: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?<br />
A. CO2.<br />
B. H2.<br />
C. HCl.<br />
D. O2.<br />
Câu 33: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?<br />
A. Na.<br />
B. Be.<br />
C. K.<br />
D. Ba.<br />
Câu 34: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện:<br />
<br />
Trong hình vẽ trên, oxit X là<br />
A. CuO.<br />
B. Na2O.<br />
C. MgO.<br />
D. Al2O3.<br />
Câu 35: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2?<br />
A. HCl.<br />
B. NaOH.<br />
C. Na2CO3.<br />
D. Ca(OH)2.<br />
Câu 36: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, sau<br />
phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn và 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là<br />
A. 36,16.<br />
B. 46,40.<br />
C. 34,88.<br />
D. 59,20.<br />
Câu 37: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là<br />
A. Rb.<br />
B. Cs.<br />
C. Na.<br />
D. Li.<br />
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít NO (đktc,<br />
sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là<br />
A. 1,12.<br />
B. 2,24.<br />
C. 4,48.<br />
D. 3,36.<br />
Câu 39: Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng có thể giải phóng khí NO là<br />
A. CuO.<br />
B. Fe(OH)2.<br />
C. CaCO3.<br />
D. Fe2O3.<br />
Câu 40: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?<br />
A. Vonfam.<br />
B. Đồng.<br />
C. Sắt.<br />
D. Crom.<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 3/3 - Mã đề thi 132<br />
<br />