intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 132

Chia sẻ: Mân Hinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 132, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 132

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ SINH HỌC 11 Thời gian làm bài:50  phút;  Ngày thi: 03/5/2018 (40 câu trắc nghiệm) Số báo danh:  ................... Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:.....................................................................  Câu 1: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có: A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý. B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành, con non phát triển chưa  hoàn thiện còn một số đặc điểm về hình thái khác với con trưởng thành. C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành. D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. Câu 2: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm: A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ  thể. B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào. C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái  các cơ quan và cơ thể. D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và  cơ thể. Câu 3: Biến thái là: A. Sự thay đổi đột ngột về sinh lý nhưng không thay đổi về hình thái của động vật sau khi sinh ra  hoặc nở từ trứng ra. B. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo nhưng không thay đổi về sinh lý của động vật sau khi  sinh ra hoặc nở từ trứng ra. C. Sự thay đổi rất ít về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ  trứng ra. D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ  trứng ra. Câu 4: Cho các nhận định sau: I. Phát triển của động vật đẻ trứng gồm 2 giai đoạn là giai đoạn phôi thai và giai đoạn hậu phôi. II. Sơ đồ  phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự: bướm   trứng  nhộng   sâu  bướm   bướm III. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn của cào cào không trải qua quá trình lột xác. IV. Phát triển của người thuộc kiểu phát triển không qua biến thái. Số nhận định đúng là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 5: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì: A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. B. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân. C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá. D. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc. Câu 6: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật là: A. Ánh sáng và nước. B. Nhiệt độ và độ ẩm. C. Thức ăn D. Điều kiện vệ sinh. Câu 7: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin E biến thành vitamin E có vai trò chuyển hoá Ca để hình  thành xương.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 132
  2. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình  thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình  thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành  xương. Câu 8: Mạch gỗ thực sự có chức năng vận chuyển nước và ion khoáng trong cây là: A. Gỗ ròng B. Tất cả đều đúng. C. Mạch gỗ thứ cấp già D. Gỗ dác Câu 9: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là: A. Gà, thỏ, cào cào, tôm. B. Châu chấu, ếch, muỗi, bướm. C. Cá chép, bọ rùa, gián, ruồi. D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. Câu 10: Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính phụ thuộc vào: A. Chiều cao của thân B. Đường kính gốc C. Tất cả đều đúng. D. Số lượng lá trên thân Câu 11: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì: A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét. B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản giảm. C. Thân nhiệt không thay đổi nhưng làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng làm tiêu thụ nhiều  năng lượng. D. Thân nhiệt không đổi nhưng làm động vật mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt nên sự  chuyển hóa trong cơ thể giảm. Câu 12: Xuân hóa là: A. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào ánh sáng. B. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ. C. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào độ ẩm. D. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào tương qua độ dài ngày và đêm. Câu 13: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là: A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin. B. Auxin, Etylen, Axit abxixic. C. Auxin, Gibêrelin, Axit abxixic. D. Auxin, Gibêrelin, êtylen. Câu 14: Quang chu kì là sự ra hoa của cây phụ thuộc vào: A. Tuổi của cây. B. Độ dài ngày và đêm. C. Độ dài đêm. D. Độ dài ngày. Câu 15: Hoocmôn thực vật là: A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây. B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây. Câu 16: Hậu quả khi thiếu tirôxin là: A. Tất cả đều đúng. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. C. Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. D. Kích thích nòng nọc biến thái thành ếch . Câu 17: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan. C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ. D. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 132
  3. Câu 18: Sinh trưởng sơ cấp của cây là: A. Sự tăng trưởng chiều ngang của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây  một lá mầm và cây hai lá mầm. B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh  rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm. C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh  rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm. D. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 19: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ  em sẽ  dẫn đến hậu quả: A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển. B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Tất cả đều đúng. Câu 20: Cho các nhận định sau: I. Cây ngày ngắn và cây ngày dài ra hoa không phụ thuộc vào tuổi của cây và xuân hóa. II. Hoocmon ra hoa là florigen III. Hoocmon ra hoa được sản sinh ở rễ và di chuyển đến đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra  hoa IV. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập không ảnh hưởng tới nhau. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, bướm. D. Châu chấu, ếch, muỗi, bướm. Câu 22: Sinh trưởng của cơ thể động vật là: A. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. B. Quá trình tăng khối lượng của các cơ quan trong cơ thể. C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. Câu 23: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật? A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. B. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây. C. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. D. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. Câu 24: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: A. Bần  Tầng sinh bần Mạch rây thứ cấp   Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ  cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ. B. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ  cấp  Gỗ thứ cấp  Tuỷ. C. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ  cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ. D. Tầng sinh bần  Bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ  cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ. Câu 25: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ: A. Vòng năm B. Mạch gỗ sơ cấp và mạch rây sơ cấp C. Lớp bần D. Cây có vòng đời ngắn Câu 26: Mô phân sinh là nhóm các tế bào: A. Chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân B. Đã phân hoá, duy trì được khả năng giảm phân                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 132
  4. C. Đã phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân D. Chưa phân hóa, duy trì được khả năng giảm phân Câu 27: Ecđixơn có tác dụng: A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm. C. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm. D. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Câu 28: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. B. Diễn ra do hoạt động của tầng sinh bần. C. Diễn ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. D. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. Câu 29: Hoocmôn testosteron được sản sinh ra ở: A. Tinh hoàn. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Buồng trứng. Câu 30: Tirôxin có tác dụng: A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích  thước tế bào, làm cho xương dài ra và to lên. B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào, kích thích quá trình  sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ  thể. C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. Câu 31: Tìm câu có nội dung đúng: A. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 32: Nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn: A. Ơstrôgen. B. Tirôxin. C. Ecđixơn. D. Testostêron. Câu 33: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra do hoạt động của tầng sinh mạch. B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. C. Diễn ra do hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). D. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. Câu 34: Cho các nhận định sau: I. Juvenin có tác dụng: ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm. II. Hai loại hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là: Eđixơn và   juvenin  III. Eđixơn và juvenin đều kích thích sự lột xác của sâu bướm. IV. Khi thừa juvenin thì sâu bướm không biến thành nhộng và bướm được. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Tìm câu không đúng: A. Cây ngày dài ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì. B. Phitocrom có 2 dạng: dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh  sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 730nm. C. Cây cà chua ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. D. Cây trung tính ra hoa chỉ phụ thuộc vào tuổi của cây mà không phụ thuộc vào nhiệt độ và quang  chu kì. Câu 36: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 132
  5. A. Ở thân. B. Ở chồi nách. C. Ở đỉnh rễ. D. Ở chồi đỉnh. Câu 37: Động vật nào sau đây là động vật hằng nhiệt: A. Cá chép, chim bồ câu, lợn. B. Gà, trâu, cá rô phi. C. Vịt, trâu, bò. D. Thằn lằn, gà, ếch. Câu 38: Phát triển ở thực vật là: A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên  quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan  với nhau là: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình không  liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên  quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Câu 39: Cho các nhận định sau: I. Sự tăng trưởng bề ngang của cây lúa do hoạt động của mô phân sinh bên tạo ra. II. Các nhân tố  bên trong chủ  yếu  ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây là: kiểu gen, thời kì sinh   trưởng của giống và loài cây, hoocmon thực vật. III. Tuổi của cây thân gỗ bằng với số vòng năm của thân cây. IV. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. Số nhận định đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 40: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. diệp lục a B. carôtenôit C. phitôcrôm D. diệp lục a, b và phitôcrôm ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0