SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN SINH HỌC, KHỐI 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm 04 trang.<br />
———————<br />
Mã đề thi<br />
743<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................<br />
Câu 1: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?<br />
A. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp.<br />
B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.<br />
C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.<br />
D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.<br />
Câu 2: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết<br />
rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với<br />
cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?<br />
A. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.<br />
B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.<br />
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.<br />
D. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.<br />
Câu 3: Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là:<br />
5’AUGAXUAAXUAXAAGXGA3’.<br />
Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp<br />
từ ARN nói trên có số axit amin là:<br />
A. 6.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 4.<br />
Câu 4: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có khối lượng 900000 đ.v.c. Gen nhân đôi<br />
liên tiếp 3 lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp số nucleotit mỗi loại là:<br />
A. A = T = 4200; G = X = 6300.<br />
B. A = T = 4800; G = X = 7200.<br />
C. A = T = 7200; G = X = 4800.<br />
D. A = T = 6300; G = X= 4200.<br />
Câu 5: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi<br />
trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là:<br />
A. Sinh vật phân giải.<br />
B. Sinh vật sản xuất.<br />
C. Động vật ăn thực vật.<br />
D. Động vật ăn động vật.<br />
Câu 6: Ưu điểm của phương pháp tạo giống đột biến là:<br />
A. Có thể tạo ra giống mới đồng hợp ở tất cả các gen.<br />
B. Có thể tạo ra được giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau.<br />
C. Dễ thực hiện, có thể dự đoán được kết quả khi tiến hành.<br />
D. Có thể tạo ra giống mới với những đặc tính mới mà ở tổ tiên chưa có.<br />
Câu 7: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa đảm bảo thông tin di truyền được truyền một<br />
cách chính xác tử ADN tới protein?<br />
A. Tính liên tục.<br />
B. Tính phổ biến.<br />
C. Tính thoái hóa.<br />
D. Tính đặc hiệu.<br />
Câu 8: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do<br />
A. mức tử vong và xuất cư.<br />
B. sự xuất cư và nhập cư.<br />
C. mức sinh sản và tử vong.<br />
D. mức sinh sản và nhập cư.<br />
Câu 9: Một gen có 3000 nuclêôtit và có 4 loại nucleotit bằng nhau. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen<br />
có số nucleotit loai A= 750 và G=751. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?<br />
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A – T.<br />
B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.<br />
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X.<br />
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
Câu 10: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập.<br />
Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ bên. Các alen a và b không có chức<br />
năng trên.<br />
<br />
Những cây hoa trắng trong loài này có số kiểu gen tối đa là:<br />
A. 6 kiểu gen.<br />
B. 4 kiểu gen.<br />
C. 5 kiểu gen.<br />
D. 3 kiểu gen.<br />
Câu 11: Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 - 4 năm số lượng cáo lại tăng lên gấp trăm lần, đúng theo chu kì<br />
biến động của chuột Lemmut (là con mồi chủ yếu của cáo). Đây là dạng biến động số lượng cá thể<br />
A. theo chu kỳ mùa.<br />
B. theo chu kỳ ngày đêm.<br />
C. không theo chu kỳ.<br />
D. theo chu kỳ nhiều năm.<br />
Câu 12: Một quần thể ở thế hệ P có thành phần kiểu gen là: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa<br />
của quần thể ở thế hệ sau khi cho P tự thụ phấn là:<br />
A. 10%.<br />
B.<br />
C. 70%.<br />
D. 50%.<br />
Câu 13: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân<br />
trực tiếp gây ra những biến đổi về thành phần kiểu gen của hai quần thể?<br />
A. Quá trình đột biến.<br />
B. Quá trình giao phối.<br />
C. Sự cách li địa lí.<br />
D. Sự thay đổi điều kiện địa lí.<br />
Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại<br />
A. thể dị hợp.<br />
B. thể đồng hợp.<br />
C. alen lặn.<br />
D. alen trội.<br />
Câu 15: Trong lai tế bào, nuôi cấy hai dòng tế bào xôma khác nhau trong một môi trường dinh dưỡng,<br />
chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của hai loài bố mẹ. Từ đây phát triển thành<br />
cây lai thuộc thể đột biến<br />
A. sinh dưỡng.<br />
B. đa bội.<br />
C. dị đa bội.<br />
D. tứ bội.<br />
Câu 16: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời<br />
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2: 1?<br />
Ab<br />
Ab<br />
AB aB<br />
Ab ab<br />
aB aB<br />
A.<br />
.<br />
B.<br />
.<br />
C.<br />
.<br />
D.<br />
.<br />
x<br />
x<br />
x<br />
x<br />
aB<br />
aB<br />
AB ab<br />
aB ab<br />
ab ab<br />
Câu 17: Giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên là gì?<br />
A. tiến hóa tiền sinh học.<br />
B. tiến hóa sinh học.<br />
C. tiến hóa hóa học.<br />
D. tiến hóa hữu cơ.<br />
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về hóa thạch?<br />
A. Các cơ quan như ruột thừa, xương cùng ở người là các ví dụ về hóa thạch.<br />
B. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.<br />
C. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.<br />
D. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.<br />
Câu 19: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, khủng long nhự trị ở thời điểm nào?<br />
A. kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.<br />
B. kỉ Jura của đại Trung sinh.<br />
C. kỉ Silua của đại Cổ sinh.<br />
D. kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.<br />
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?<br />
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.<br />
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.<br />
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.<br />
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.<br />
Câu 21: Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN trong mỗi tế bào<br />
thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một<br />
đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt là:<br />
A. pha G2 và pha G1.<br />
B. pha G1 và kì đầu.<br />
C. pha G2 và kì đầu.<br />
D. kì đầu và kì giữa.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
Câu 22: Dạng đột biến làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, làm mất cân bằng gen và thường gây<br />
chết với thể đột biến là:<br />
A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến đa bội.<br />
C. Đột biến dị bội.<br />
D. Đột biến đảo đoạn.<br />
Câu 23: Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển tạo cừu biến đổi gen sản sinh protein người<br />
trong sữa như sau:<br />
(1) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp (tế bào chuyển gen).<br />
(2) Lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy nhân và nuôi để phát triển thành phôi.<br />
(3) Tạo vectơ chứa gen người rồi chuyển vào tế bào xôma của cừu sau đó nuôi trên môi trường nhân<br />
tạo.<br />
(4) Cấy phôi vào tử cung cừu cái để cừu mang thai và đẻ ra cừu chuyển gen.<br />
Trình tự đúng của các thao tác trên là:<br />
A. (1) → (4) → (3) → (2).<br />
B. (3) → (1) → (2) → (4).<br />
C. (4) → (2) → (3) → (1).<br />
D. (2) → (1) → (3) → (4).<br />
Câu 24: Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái: (1) Cỏ; (2) lúa; (3) sâu ăn lúa; (4) chuột; (5) ếch; (6)<br />
rắn.<br />
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 của hệ sinh thái trên là<br />
A. (3) và (4).<br />
B. (5) và (6).<br />
C. (6) và (4).<br />
D. (1) và (2).<br />
Câu 25: Hiện tượng các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của cây này không thể thụ<br />
phấn cho hoa của cây khác là ví dụ về<br />
A. cách li cơ học.<br />
B. cách li sau hợp tử.<br />
C. cách li nơi ở.<br />
D. cách li mùa vụ.<br />
Câu 26: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu ứng động nào?<br />
A. Hóa ứng động.<br />
B. Điện ứng động.<br />
C. Nhiệt ứng động.<br />
D. Quang ứng động.<br />
Câu 27: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?<br />
A. nuôi cấy mô tế bào.<br />
B. cho tự thụ phấn bắt buộc.<br />
C. trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.<br />
D. cho giao phấn chéo giữa các cây.<br />
Câu 28: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là:<br />
A. gen trên nhiễm sắc thể thường.<br />
B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính.<br />
C. gen trên phân tử ADN dạng vòng.<br />
D. gen trong tế bào sinh dưỡng.<br />
Câu 29: Bộ nhiễm sắc thể của ong mật là 2n=32. Số NST của ong cái là:<br />
A. 24.<br />
B. 16.<br />
C. 32.<br />
D. 64.<br />
Câu 30: Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa xAa) biết alen trội là trội hoàn toàn. Xác suất để có được đúng 3<br />
người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là<br />
A. 27/256.<br />
B. 27/64.<br />
C. 81/256.<br />
D. 9/64.<br />
EG<br />
Câu 31: Xét trong một cơ thể có kiểu gen AabbDd<br />
. Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân<br />
eg<br />
tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm tỉ lệ 2%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là:<br />
A. 48 tế bào.<br />
B. 30 tế bào.<br />
C. 36 tế bào.<br />
D. 24 tế bào.<br />
Câu 32: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim<br />
phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:<br />
A. kí sinh.<br />
B. cộng sinh.<br />
C. hội sinh.<br />
D. hợp tác.<br />
Câu 33: Nếu sản phẩm giảm phân của 1 tế bào sinh giao tử ở người gồm 3 loại giao tử là: (n+1), (n-1) và<br />
n. Một trong các giao tử này thụ tinh tạo thành hợp tử phát triển thành người bị mắc hội chứng siêu nữ<br />
(XXX). Điều này chứng tỏ đã xảy ra sự không phân li của 1 cặp NST ở<br />
A. giảm phân II trong quá trình sinh trứng.<br />
B. giảm phân I trong quá trình sinh trứng.<br />
C. giảm phân I trong quá trình sinh tinh.<br />
D. giảm phân II trong quá trình sinh tinh.<br />
Câu 34: Một số tính trạng năng suất ở vật nuôi cây trồng do nhiều gen cùng quy định, di truyền theo kiểu<br />
tương tác<br />
A. át chế trội.<br />
B. át chế lặn.<br />
C. cộng gộp.<br />
D. bổ sung.<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
Câu 35: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy<br />
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen<br />
trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen<br />
quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ<br />
(F1) lai phân tích thu được Fa phân tích theo tỉ lệ: 1 cây quả dẹt, hoa đỏ: 1 cây quả tròn, hoa đỏ: 1 cây quả<br />
tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (F1) sau đây<br />
phù hợp với kết quả trên?<br />
AD<br />
Ad<br />
AB<br />
Ab<br />
A.<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
Bb<br />
Dd<br />
Bb<br />
Dd<br />
aD<br />
ab<br />
aB<br />
ad<br />
Câu 36: Cho các nhân tố sau:<br />
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần<br />
thể nhỏ.<br />
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:<br />
A. (1),(2), (4).<br />
B. (1), (2), (3).<br />
C. (1), (2), (4).<br />
D. (2), (3), (4).<br />
Câu 37: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?<br />
A. Nhóm tuổi.<br />
B. Tỉ lệ giới tính.<br />
C. Độ đa dạng.<br />
D. Mật độ.<br />
Câu 38: Khi thành phần thức ăn thiếu Iốt trẻ sẽ phát triển chậm, não ít nếp nhăn, chịu lạnh kém. Vì Iốt là<br />
A. thành phần cấu tạo của hoocmon Ơstrogen.<br />
B. thành phần cấu tạo của hoocmon sinh trưởng.<br />
C. thành phần cấu tạo của hoocmon GnRH.<br />
D. thành phần cấu tạo của hoocmon Tiroxin.<br />
Câu 39: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn<br />
thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn chim sâu. Khi số lượng mèo rừng tăng cao,<br />
loài động vật nào có cơ hội tăng nhanh số lượng?<br />
A. thỏ.<br />
B. nai.<br />
C. cào cào.<br />
D. chim sâu.<br />
Câu 40: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?<br />
A. Vì áp lực co bóp của tim giảm.<br />
B. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.<br />
C. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.<br />
D. Vì mao mạch thường ở xa tim.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />