SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN HÓA HỌC - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ, tên thí<br />
Mã đề thi 360<br />
sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
(Thí sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần toàn; cho biết: C=12; H=1; Cl=35,5; N=14;<br />
Fe=56; Cu=64; Mg=24; Zn=65; O=16; Ag=108; Pb=207; K=39; F=19; Si=28; Na=23; Al=27;<br />
Be=9; Ba=137; P=31; Li=7; Ca=40;S=32)<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): gồm có 21 câu<br />
Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?<br />
A. Đồng.<br />
B. Nhôm.<br />
C. Bạc.<br />
D. Vàng.<br />
Câu 2: Cho 5,9 gam một amin (X) no, đơn chức, bậc 1, tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu<br />
được 9,55g muối. CT của X là:<br />
A. C3H7NH2.<br />
B. CH3NH2.<br />
C. C2H5NH2.<br />
D. C4H9NH2.<br />
Câu 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy<br />
ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:<br />
A. 10,2 g<br />
B. 8,2 g<br />
C. 8,5 g<br />
D. 4,1 g<br />
Câu 4: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là<br />
A. tơ nitron.<br />
B. tơ visco.<br />
C. tơ nilon -6,6.<br />
<br />
D. tơ tằm.<br />
<br />
Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là<br />
A. tính oxi hóa.<br />
B. tính bazơ.<br />
C. tính axit.<br />
<br />
D. tính khử.<br />
<br />
Câu 6: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là<br />
A. 15000<br />
B. 17000<br />
C. 13000<br />
D. 12000<br />
Câu 7: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư<br />
thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là<br />
A. 2,4 gam<br />
B. 3,92 gam<br />
C. 1,96 gam<br />
D. 2 gam<br />
Câu 8: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được<br />
A. glixerol.<br />
B. axit panmitic.<br />
C. axit stearic.<br />
<br />
D. axit oleic.<br />
<br />
Câu 9: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 10: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là<br />
A. CH3-CH2-CH3.<br />
B. CH3-CH2-Cl.<br />
C. CH3-CH3.<br />
<br />
D. CH2=CH-CH3.<br />
<br />
Câu 11: Đun nóng dung dịch chưa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến<br />
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là<br />
A. 16,2<br />
B. 32,4<br />
C. 21,6<br />
D. 10, 8<br />
Câu 12: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với<br />
dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng<br />
trước Ag+/Ag)<br />
A. Mg, Ag.<br />
B. Ag, Mg.<br />
C. Cu, Fe.<br />
D. Fe, Cu.<br />
<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 360<br />
<br />
Câu 13: Polime (X) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%).<br />
Polime (Y) là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit được dùng làm vật liệu cách điện, ống<br />
dẫn nước, vải che mưa. (X), (Y) lần lượt là ?<br />
A. Thủy tinh hữu cơ và cao su thiên nhiên<br />
B. nhựa phenol-fomanđehit và PE<br />
C. Thủy tinh hữu cơ và PVC<br />
D. poliacrilonitrin và PVC<br />
Câu 14: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:<br />
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.<br />
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường<br />
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.<br />
(4) Phân tử tinh bột được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.<br />
(5) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được fructozơ và glucozơ.<br />
(6) Glucozơ được dùng làm thuốc, dùng để tráng ruột phích, tráng gương.<br />
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là<br />
A. 5<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
<br />
D. 2<br />
<br />
Câu 15: Glucozơ có trong tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá…, có nhiều trong quả chín, đặc<br />
biệt là quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Công thức phân tử của glucozơ là:<br />
A. C6H12O6<br />
B. (C6H10O5)n<br />
C. C12H22O11<br />
D. C12H12O6<br />
Câu 16: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :<br />
A. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)<br />
B. Metyl amin (CH3NH2).<br />
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)<br />
D. Glixin (H2N- CH2-COOH)<br />
Câu 17: Cho các loại tơ : bông , tơ nhện , tơ axetat , tơ tằm , tơ nitron , nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là<br />
A. 5<br />
B. 2<br />
C. 4<br />
D. 3<br />
Câu 18: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch<br />
không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:<br />
A. Saccarozơ<br />
B. Xenlulozơ<br />
C. Fructozơ<br />
D. Amilopectin<br />
Câu 19: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?<br />
A. H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.<br />
B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH<br />
C. H2 N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.<br />
D. H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.<br />
Câu 20: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?<br />
A. H2 N-[CH2]6–NH2<br />
B. CH3–NH–CH3<br />
<br />
C. CH3–CH(CH3)–NH2<br />
<br />
D. C6H5NH2<br />
<br />
Câu 21: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là<br />
A. HCOONa và C2H5OH.<br />
B. CH3COONa và C2H5OH.<br />
C. CH3COONa và CH3OH.<br />
D. HCOONa và CH3OH.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm): gồm 2 câu---CCC --------------CC-------------------------Câu 1 ( 2 điểm): Cho 100ml dung dịch -amino axit X 2M (dạng H2N-R-COOH) phản ứng vừa đủ<br />
với dung dịch NaOH tạo 22,2 gam muối Y. Xác định CTCT của X<br />
Câu 2 ( 1 điểm): Cho 6,72 gam Fe tác dụng với dung dịch chứa 200ml AgNO3 2M. Sau phản ứng<br />
thu được m gam chất rắn X và dung dịch Y. Tính giá trị của m ?<br />
------------ HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 360<br />
<br />