intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

  1. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 6, THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Nội dung kiến thức Nhận Thông Vận Vận dụng TT kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá ( Bài biết hiểu dụng cao ( Chương ) học ) 1 Chương 1. Nhà ở Nhận biết: 2 1: Nhà ở đối với -T - Nêu được vai của nhà ở đối với con người. con -T - Trình bày được cấu tạo ngôi nhà và chức năng của mỗi thành người phần cấu tạo. - - Nêu được đặc điểm chung của nhà ở Việt Nam - Kể được một số kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam. - Kể tên được các loại vật liệu xây dựng nhà. - Kể tên được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà Thông hiểu: - Phân biệt được một số kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam. - Sắp xếp đúng trình tự các bước chính để xây dựng một ngôi nhà - - Hiểu được công dụng của từng loại vật liệu. - Hiểu được kết cấu xây dựng phù hợp với một vài loại kiến trúc. Vận dụng: Xác định được kiểu kiến trúc ngôi nhà em đang ở 2.Sử Nhận biết: 2 1 dụng - Trình bày được các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi năng nhà.
  2. lượng - Trình bày được ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng. trong - Nhận diện được các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng phù hợp. gia đình - Nhận diện được tem nhãn tiết kiệm năng lượng. - Trình bày được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả. Thông hiểu: - Hiểu được các hoạt động thường ngày sử dụng nguồn năng lượng phù hợp. - Giải thích được vì sao cần sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả Vận dụng: Đề xuất được những việc làm cụ thể xây dựng thói quen sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả Vận dụng cao: Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả 3. Ngôi Nhận biết: 2 1 nhà - Trình bày được thế nào là ngôi nhà thông minh. thông minh - Nêu được đặc điểm của ngôi nhà thông minh. Thông hiểu: - Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. - Hiểu được những thiết bị nào phù hợp để sử dụng cho ngôi nhà thông minh. - Nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. Vân dụng: Những đặc điểm của ngôi nhà thông minh vào nhà ở 2 Chương 2: 4. Thực Nhận biết: 5 5 1 Bảo quản phẩm và
  3. và chế dinh - Nêu được một số nhóm thực phẩm chính. biến thực dưỡng - Nêu được giá trị dinh dưỡng của từng nhóm thực phẩm chính. phẩm Thông hiểu: - Phân loại được thực phẩm theo các nhóm thực phẩm chính. - Giải thích được ý nghĩa của từng nhóm dinh dưỡng chính đối với sức khoẻ con người. - Nêu được một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến. - Trình bày được cách tính toán sơ bộ dinh dưỡng cho một bữa ăn gia đình. Vận dụng: - Đề xuất được một số loại thực phẩm cần thiết có trong bữa ăn gia đình. -Thực hiện được một số việc làm để hình thành thói quen ăn, uống khoa học. - Tính chi phí của món ăn cho bữa cơm gia đình 5. Bảo Nhận biết: 5 5 1 1 quản và chế biến - Trình bày được vai trò,ý nghĩa của bảo quản thực phẩm. thực - Nêu được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. phẩm trong - Trình bày được vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm. gia đình - Nêu được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến. - Nêu được các bước chính chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt. Thông hiểu:
  4. - Mô tả được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. - Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. - Trình bày được một số ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến. - Trình bày được yêu cầu kĩ thuật đối với món ăn không sử dụng nhiệt. Vận dụng: Vận dụng được kiến thức về bảo quản thực phẩm vào thực tiễn gia đình. Vận dụng cao: Vận dụng được kiến thức về bảo quản thực phẩm xử lý tình huống phát sinh trong cuộc sống. Tổng 16 12 2 1
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 6, THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng kiến thức ( Bài ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời điểm ( Chương ) cao gian Số Thời Số Thời Số CH Thời Số Thời TN TL (phút) CH gian CH gian gian CH gian (phút) (phút) (phút (phút) ) 1 Chương 1: 1. Nhà ở đối với 2 1,5 2 1,5 5,0 Nhà ở con người 2. Sử dụng năng 2 1,5 1 1,5 3 3,0 7,5 lượng trong gia đình 3. Ngôi nhà thông 2 1,5 1 1,5 3 3,0 7,5 minh 2 Chương 2: 4. Thực phẩm và 5 3,75 5 7,5 1 5,0 10 1 16,25 35,0 Bảo quản dinh dưỡng và chế biến 5. Bảo quản và chế 5 3,75 5 7,5 1 5,0 1 5,0 10 2 21,25 45,0 thực phẩm biến thực phẩm trong gia đình Tổng 16 12,0 12 18,0 2 10,0 1 5,0 28 3 45,0 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30
  6. UBND HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĨNH KIM NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: CÔNG NGHỆ 6 (Đề có 03 trang) Ngày kiểm tra: 26/12/2022 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) …………………………………………………………………………………………………………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 ĐIỂM) Chọn phương án trả lời đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm. Câu 1. Phần nào sau đây của ngôi nhà có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ các bộ phận bên dưới? A. Sàn gác. B. Mái nhà. C. Tường nhà. D. Dầm nhà Câu 2 . Kiểu nhà nào sau đây thuộc khu vực thành thị? A. Nhà liên kế B. Nhà sàn C. Nhà ba gian truyền thống D. Nhà nổi Câu 3. Hành động nào dưới đây thể hiện không tiết kiệm điện? A. Mở cửa sổ khi trời sáng. B. Dùng tấm chắn gió cho bếp gas. C. Tắt hết các thiết bị điện không cần thiết khi không sử dụng. D. Không đóng cửa tủ lạnh sau khi sử dụng xong. Câu 4. Việc làm nào sau đây gây lãng phí điện? A. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức vừa đủ dùng. B. Thay thế các đồ dùng điện thông thường bằng các đồ dùng tiết kiệm điện. C. Chỉ sử dụng khi cần thiết. D. Bật các thiết bị điện khi không sử dụng. Câu 5. Thiết bị nào sau đây sử dụng năng lượng chất đốt? A. Tivi B. Tủ lạnh C. Bếp gas D. Quạt điện Câu 6. Vật dụng nào sau đây phù hợp với ngôi nhà thông minh? A. Bàn là điện B. Quạt máy tắt, mở bằng công tắc C. Rèm cửa kéo bằng tay D. Đèn tắt/ mở tự động Câu 7. Mô tả nào dưới đây sai khi nói về ngôi nhà thông minh? A. Đèn tự động tắt khi không còn người trong phòng. B. Đèn bàn tự động sáng khi có người ngồi vào bàn. C. Quạt điện chạy khi có người mở công tắc của quạt. D. Cửa ra vào tự động mở khi chủ nhà đứng ở cửa. Câu 8. Ngôi nhà thông minh được thiết kế như thế nào để tận dụng được năng lượng từ gió tự nhiên?
  7. A. Ngôi nhà có nhiều cửa sổ đón gió. B. Quạt điện được trang bị cho từng phòng trong ngôi nhà. C. Ngôi nhà được trang bị nhiều đèn tự động. D. Cửa thông gió của ngôi nhà tự động mở ra khi có gió thổi để ngôi nhà được thông thoáng. Câu 9. Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn cung cấp chất đường, bột? A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai lang. B. Bắp cải, cà rốt, táo cam. C. Tép,thịt gà, trứng, sữa. D. Dừa, bơ, mỡ lợn, dầu đậu nành. Câu 10. Nhóm thực phẩm nào dưới dây bao gồm những thực phẩm giàu chất đạm: A. Mực, cá quả ( cá lóc),, dầu ăn, gạo. B.Thịt bò, trứng gà, sữa bò, cua. C.Tôm tươi, mì gói, khoai lang, mỡ lợn. D. Bún tươi, cá trê, trứng cút, dầu dừa. Câu 11. Chất đạm có vai trò nào sau đây đối với cơ thể? A. Tăng sức đề kháng của cơ thể. B. Chuyển hóa một số viamin cần thiết của cơ thể. C. Xây dựng, tạo ra các tế bào mới, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. D. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. Câu 12. Chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể? A. Chất đạm. B. Chất đường, bột. C. Chất béo. D. Chất khoáng và vitamin Câu 13. Chúng ta thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây: A.Tôm tươi B. Cà rốt C. Khoai tây D. Tất cả thực phẩm đã cho Câu 14. Mỗi ngày ta cần ăn mấy bữa chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí theo mấy bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Theo Tháp dinh dưỡng, nhóm thực phẩm nào dưới đây cần ăn vừa đủ? A. Kẹo, đường. B. Dầu, mỡ. C. Thịt, cá, trứng, sữa. D. Chất bột, rau, củ, quả. Câu 17. Theo tháp dinh dưỡng, hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? A. Rau, củ quả. B. Thịt, cá. C. Dẩu, mỡ. D. Gạo Câu 18. Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu? A. Thừa chất đạm B. Thiếu chất đường bột C. Thiếu chất đạm trầm trọng D. Thiếu chất béo Câu 19. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt? A. Canh cua mồng tơi. B. Trứng rán. C. Rau muống luộc. D. Dưa chua. Câu 20. Nêu phương pháp bảo quản thực phẩm dưa cải, cà pháo? A. Muối chua. B. Ngâm giấm. C. Ngâm đường. D. Bảo quản trong tủ lạnh. Câu 21. Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm?
  8. A. Nhặt, rửa rau xà lách. B. Luộc rau xà lách. C. Pha hỗn hợp dầu giấm. D.Trộn rau xà lách với hỗn hợp dầu giấm. Câu 22. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp ngâm chua thực phẩm? A .Cà pháo ngâm muối. B. Nộm dưa chuột, cà rốt. C. Dưa cải chua xào tôm. D.Quả vải ngâm nước đường. Câu 23. Món ăn nào dưới đây không được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? A. Rau muống luộc B. Cá kho C. Canh cà chua D. Lạc rang Câu 24. Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu nào dưới đây? A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh. B. Nước mắm, đường, ớt, chanh. C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi. D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm. Câu 25. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm? A. Chế biến thực phẩm -> Sơ chế món ăn-> Trình bày món ăn B. Sơ chế thực phẩm-> Chế biến món ăn-> Trình bày món ăn C. Lựa chọn thực phẩm-> Sơ chế món ăn-> Chế biến món ăn D. Sơ chế thực phẩm-> Lựa chọn thực phẩm-> Chế biến Câu 26. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là các phương pháp nào? A. Luộc, kho. B. Xào, rán. C. Ngâm chua, trộn hỗn hợp. D. Hấp, nướng Câu 27. Món ăn nào được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo? A. Bánh bao. B. Cánh gà rán. C. Thịt kho. D. Trứng hấp thịt. Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là nghĩa của việc bảo quản thực phẩm? A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa. B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm. C. Tạo ra nhiều thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài. D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món ăn khác nhau. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM) Câu 1. (1.0 điểm): Tính chi phí cho món thịt kho trứng - Mua 500g thịt với giá 8 000 đồng/ 100g - Mua 6 quả trứng với giá 4 000 đồng/ quả Câu 2. (1.0 điểm): Giải thích lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài? Câu 3. ( 1.0 điểm): Nêu các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại. ..............................................................HẾT......................................................................
  9. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 6- NĂM HỌC 2022-2023 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B A D D C D C D A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C B A C D C A C D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA B A D C B C B A II. Tự luận: (3.0 điểm) Câ Nội dung đáp án Điểm u 1 Tính chi phí cho món thịt kho trứng 1.0 0.25 - Tiền mua thịt: 8 000 đồng/ 100g x 500g = 40 000 đồng - Tiền mua trứng: 4 000 đồng/ quả x 6 quả = 24 000 đồng 0.25 - Chi phí cho món thịt kho trứng: 40 000 đồng + 24 000 đồng = 0.5 64 000 đồng 2 Giải thích lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được 1.0 lâu dài: - Thực phẩm đã được bảo quản theo quy trình. - Có chất phụ gia tránh làm thực phẩm hư hỏng, hao hụt chất 0.5 dinh dưỡng hoặc nhiễm vi sinh vật gây hại. 0.5 3 Nêu các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi 1.0 sinh vật gây hại 0.25 - Sử dụng màng bọc thức ăn khi để trong tủ lạnh. - Cho thức ăn dư thừa vào hộp đựng thức ăn. 0.25 - Không để thức ăn chín gần với thực phẩm chưa chế biến. 0.25 - Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thích hợp 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2