intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 23/12/2024 Mã đề 701 (Đề thi gồm 3 trang) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ lựa chọn 1 phương án. Câu 1. Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì? A. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại. B. Đập và san phẳng đất. C. Đốt cây hoang dại. D. Không phải làm gì nữa. Câu 2. Lượng cây chặt hạ trong khai thác trắng là: A. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác. C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác. Câu 3. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 1995 là: A. 14 350 000 ha. B. 13 000 000 ha. C. 5 000 000 ha. D. 8 253 000 ha. Câu 4. Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là: A. Kéo dài 2 – 3 năm. B. Kéo dài 5 – 10 năm. C. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm). D. Không hạn chế thời gian. Câu 5. Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền Bắc thường từ: A. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau. B. Tháng 1 đến tháng 2. C. Tháng 9 đến tháng 10. D. Tháng 2 đến tháng 3. Câu 6. Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng? A. Lớn hơn 15⁰ B. Lớn hơn 25⁰ C. Lớn hơn 10⁰ D. Lớn hơn 20⁰ Câu 7. Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam? A. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói. B. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng. C. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi. D. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay. Câu 8. Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách: A. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây. B. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng. C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng. D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây. Câu 9. Mùa thu hoạch quả thông nhựa rừng là:
  2. A. Từ tháng 8 đến tháng 9. B. Từ tháng 10 đến tháng 11. C. Từ tháng 1 đến tháng 3. D. Từ tháng 4 đến tháng 6. Câu 10. Có thể sử dụng máy bay không người lái để trồng rừng bằng phương pháp nào sau đây? A. Trồng rừng bằng cây con rễ trần. B. Trồng rừng bằng gieo hạt. C. Trồng rừng bằng cây con có bầu. D. Trồng rừng bằng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần. Câu 11. Vì sao rừng lại có tác dụng chống xói mòn đất? A. Cây rừng giúp động vật có nơi cư trú. B. Cây rừng cản trở dòng chảy, tốc độ của nước. C. Lá cây lấy khí CO2 nhả khí O2. D. Cây rừng cung cấp gỗ cho con người. Câu 12. Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ: A. Mua bán lâm sản trái phép. B. Lấn chiếm rừng và đất rừng. C. Gây cháy rừng D. Khai thác rừng có chọn lọc. Câu 13. Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước nào sau đây: A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Phun thuốc trừ sâu, bệnh → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo. B. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu, bệnh. C. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu, bệnh → Bảo vệ luống gieo. D. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ sâu, bệnh. Câu 14. Thành phần không phải sinh vật trong hệ sinh thái rừng là: A. vi khuẩn. B. động vật. C. đất. D. nấm. Câu 15. Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm? A. Hạt xoan. B. Hạt trám. C. Hạt lim. D. Hạt dẻ. Câu 16. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày: A. 19/8/1991 B. 19/8/1993 C. 18/9/1992 D. 18/9/1991 Câu 17. Hướng luống theo hướng nào để cây con nhận được đủ ánh sáng? A. Đông – Tây B. Đông – Bắc C. Tây – Nam D. Bắc - Nam Câu 18. Ruột bầu thường chứa: A. 80-89% đất mặt tơi xốp. B. 50-60% đất mặt tơi xốp. C. 5% phân supe lân. D. 20% phân hữu cơ ủ hoại. Câu 19. Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là: A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
  3. B. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc. C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc. D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc. Câu 20. Lượng cây chặt hạ trong khai thác dần là: A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác. C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm). Học sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Khi nói về ưu điểm của việc gieo hạt vào bầu, ta có: a) Gieo hạt vào bầu làm tăng chi phí sản xuất. b) Tăng tỷ lệ nảy mầm. c) Gieo hạt vào bầu làm tăng khả năng phát tán hạt giống. d) Hạn chế sâu bệnh. Câu 2. Khi nói về trồng rừng, ta có: a) Trồng rừng bằng cây con có bầu chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, … b) Trồng rừng bằng hạt ít bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi. c) Trồng rừng bằng cây con rễ trần tiết kiệm được công chăm sóc. d) Trồng rừng bằng cây con có bầu có tỉ lệ sống thấp. PHẦN III. Tự luận (3 điểm). Học sinh trả lời câu 1,2. Câu 1 (2 điểm). Trong đợt trồng cây của “Dự án trồng rau an toàn”, nhóm 2 lớp 7A đã gieo hạt cải ngọt rất dày làm cho cây mọc lên thân cây rất còi. Em sẽ chọn biện pháp chăm sóc cây trồng nào để cải thiện điều đó, đồng thời cần phải bón thêm loại phân bón nào để cây trồng phát triển tốt hơn? Giải thích. Câu 2 (1 điểm). Hiện nay do khí thải của các nhà máy, sinh hoạt của con người đã làm cho tầng ozon của chúng ta bị thủng. Theo em việc trồng rừng sẽ có vai trò như thế nào để “vá” lại tầng ozon của chúng ta? ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2