Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Ninh Hoà
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Ninh Hoà” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Ninh Hoà
- UBND THỊ XÃ NINH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ 8 I. MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì I (từ tuần 1 đến tuần 16). - Nội dung: + Chủ đề 1: Vẽ kĩ thuật ( 11 tiết) Bắt đầu từ Bài 1 đến hết Bài 5. Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ KT (2 tiết) Bài 2. Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản (3 tiết) Bài 3. Bản vẽ chi tiết (2 tiết) Bài 4. Bản vẽ lắp(2 tiết) Bài 5. Bản vẽ nhà(2 tiết) +Chủ đề 2: CƠ KHÍ ( 10 tiết)Bắt đầu từ Bài 6 đến hết Bài 9. Bài 6. Vật liệu cơ khí (2 tiết) Bài 7. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay (3 tiết) Bài 8. Truyền và biến đổi chuyển động (3 tiết) Bài 9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến (2 tiết) +Chủ đề 3: AN TOÀN ĐIỆN ( 5 tiết) Bắt đầu từ Bài 10 đến hết Bài 11. Bài 10. Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện (2 tiết) Bài 11. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người khi bị tai nạn điện(3 tiết) - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận) Từ tuần 1 đến tuần 9 kiểm tra 30% trắc nghiệm - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm). + Phần tự luận: 3,0 điểm (Nhận biết: 0,0 điểm; Thông hiểu: 0,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). + Nội dung: 16 tuần đầu của HKI: 100% (10,0 điểm) 1
- % Mức độ nhận thức Tổng tổng Vận dụng Thời Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số CH điểm TT Chủ đề Bài học cao gian Thời Thời Thời Thời Số Số Số Số (Phút) gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH (Phút) (Phút) (Phút) (Phút) - Bài 1. Tiêu chuẩn 1 1,5 1 1,5 0,25 trình bày bản vẽ KT (2 tiết) - Bài 2. Hình chiếu 1 0,5 2 3,0 3 3,5 0,75 vuông góc của Chủ đề 1: khối hình học cơ VẼ KĨ bản (3 tiết) 1 THUẬT - Bài 3. Bản vẽ chi ( 11 tiết) 1 0,5 1 0,5 0,25 tiết (2 tiết) - Bài 4. Bản vẽ lắp 1 0,5 1 1,5 2 2,0 0,50 (2 tiết) - Bài 5. Bản vẽ nhà 1 0,5 1 0,5 0,25 (2 tiết) 2 Chủ đề 2. - Bài 6. Vật liệu cơ 1 1,5 0,5 5,0 1 0,5 6,5 1,25 CƠ KHÍ khí (2 tiết) ( 10 tiết) - Bài 7. Một số 2 1,0 2 3,0 0,5 4,0 4 0,5 8,0 2,00 phương pháp gia công cơ khí bằng tay (3 tiết) - Bài 8. Truyền và 3 3,0 1 1,5 1 6,0 4 1 10,5 2,00 biến đổi chuyển động (3 tiết) 2 1,5 1 1,5 3 3,0 0,75 - Bài 9. Một số 2
- ngành nghề cơ khí phổ biến (2 tiết) - Bài 10. Nguyên 2 1,0 1 1,5 3 2,5 0,75 nhân gây tai nạn Chủ đề 3: điện và biện pháp AN TOÀN an toàn điện ĐIỆN (2 tiết) 3 ( 5 tiết) - Bài 11. Dụng cụ 3 3,5 2 3,0 5 6,5 1,25 bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người khi bị tai nạn điện (3 tiết) Tổng 16 12 12 18 1 9 1 6 28 2 45 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Số câu hỏi theo mức độ nhận Mức độ kiến thức, kĩ năng thức T cần kiểm tra, đánh giá Chủ đề Bài học T Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Chủ đề 1: -Bài 1. 2.Thông hiểu 1 VẼ KĨ Tiêu chuẩn - Chỉ ra được các trường hợp sử dụng nét liền mảnh. THUẬT trình bày ( 11 tiết) bản vẽ KT (2 tiết) 3
- -Bài 2. 1. Nhận biết: - Nêu hình vẽ được sử dụng trong bản vẽ kĩ thuật. Hình chiếu - Nêu số hình chiếu cần để biểu diễn khối đa diện. vuông góc - Nhận biết hướng chiếu để thu được hình chiếu đứng. của khối 1 2 hình học cơ - Nêu được vị trí của mặt phẳng hình chiếu bằng. bản 2. Thông hiểu: (3 tiết) Chỉ ra được góc cần quay để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng. -Bài 3. Bản 1. Nhận biết: Nêu được khái niệm bản vẽ chi tiết. vẽ chi tiết 1 (2 tiết) 1. Nhận biết: - Kể tên các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản. -Bài 4. Bản vẽ lắp 1 1 (2 tiết) 2. Thông hiểu-Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ nhà.: -Bài 5. Bản Nhận biết: vẽ nhà -Nêu được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. 1 (2 tiết) 2 Chủ đề 2. -Bài 6. Vật Thông hiểu: 1 0,5 CƠ KHÍ liệu cơ khí ( 10 tiết) (2 tiết) -Mô tả được cách nhận biết một số vật liệu thông dụng. Vận dụng: - Chỉ ra đặc điểm của đồng và hợp kim của đồng. Nêu ví dụ về sản phẩm làm từ hợp kim của đồng. 4
- 1.Nhận biết - Nêu được bước 1 trong quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại -Bài 7. Một bằng cưa tay . số phương pháp gia - Chọn được đáp án đúng để hoàn thành câu. công cơ khí 2.Thông hiểu 2 2 0,5 bằng tay -- Chỉ ra tên loại dũa dựa vào hình đã cho. (3 tiết) 3.Vận dụng:- Mô tả thao tác cưa khi thực hiện cắt kim loại bằng cưa tay. 1.Nhận biết -Bài 8. Nêu khái niệm truyền động. Truyền và Nêu ứng dụng của truyền động đai. biến đổi Ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt. chuyển 2.Thông hiểu: Nêu tên bộ phận dựa vào hình vẽ. 3 1 1 động (3 tiết) 3.Vận dụng cao: Tính tỉ số truyền i của bộ truyền đai và đường kính bánh bị dẫn. -Bài 9. Một 1. Nhận biết:-Biết được một số ngành nghề cơ khí phổ biến số ngành - Biết được vai trò của cơ khí trong sản xuất, đời sống nghề cơ khí 2 1 phổ biến 2.Thông hiểu: (2 tiết) Dựa vào yêu cầu để chọn nghề nghiệp phù hợp. 5
- -Bài 10. 1.Nhận biết : Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện Nguyên - Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão nhân gây tai nạn điện và biện 2.Thông hiểu: .- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện. 2 1 pháp an toàn điện Chủ đề 3: (2 tiết) AN TOÀN 3 -Bài 11. 1.Nhận biết: Nhận biết được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện ĐIỆN ( 5 tiết) Dụng cụ - Biết được công dụng của bút thử điện bảo vệ an toàn điện 2.Thông hiểu và cách sơ - Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện. 3 2 cứu người khi bị tai nạn điện (3 tiết) Tổng 16 12 1 1 6
- UBND THỊ XÃ NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: Công nghệ- Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Nét liền mảnh thể hiện: A. đường kích thước và đường gióng. B. cạnh thấy, đường bao thấy. C. đường tâm, đường trục đối xứng. D. đường cao. Câu 2. Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể? A. Phép chiếu song song. B. Phép chiếu xuyên tâm. C. Phép chiếu vuông góc. D. Phép chiếu nghiêng. Câu 3. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng thì sau khi chiếu theo phương pháp chiếu góc, ta phải quay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một góc bao nhiêu? A. 30o B. 90o C. 120o D. 180o Câu 4. Để nhận được hình chiếu đứng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào? A. Từ trước ra sau. B. Từ trên xuống dưới. C. Từ trái sang phải. D. Từ phải sang trái. Câu 5. Bản vẽ chi tiết là A. bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật để phục vụ cho chế tạo và kiểm tra chi tiết. B. bản vẽ gồm các hình biểu diễn thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết. C. bản vẽ gồm các chỉ dẫn về gia công, các chỉ dẫn về xử lí bề mặt. D. bản vẽ trình bày thông tin về tên gọi, vật liệu chế tạo của chi tiết. Câu 6. Tô màu cho các chi tiết là bước làm khi đọc bản vẽ nào? A. Bản vẽ nhà B. Bản vẽ lắp C. Bản vẽ chi tiết D. Bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết Câu 7. Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu? A. Khung tên. B. Bảng kê. C. Phân tích chi tiết. D. Tổng hợp. Câu 8. Bản vẽ nhà dùng trong: A. thiết kế nhà B. thi công xây dựng nhà C. cả A và B đều đúng D. cả A và B đều sai Câu 9. Vật liệu dùng trong sản xuất không bao gồm A. vật liệu kim loại. B. vật liệu phi kim loại. C. vật liệu tổng hợp. D. vật liệu phóng xạ. Câu 10. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công? A. Cưa B. Đục C. Tua vít D. Dũa Câu 11. Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu ? A. 20 - 30 cm. B. 20 - 30 mm. C. 10 - 20 mm. D. Bất kì vị trí nào Câu 12. Bước 1 trong quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay là A. lấy dấu. B. kiểm tra lưỡi cưa. C. kẹp phôi. D. thao tác cưa. 7
- Câu 13. Cấu tạo cưa tay không có bộ phận nào ? A. Khung cưa B. Ổ trục C. Chốt D. Lưỡi cưa Câu 14. Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào? A. Tay quay B. Con trượt C. Thanh truyền D. Giá đỡ Câu 16. Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt là ? A. Con trượt: Chuyển động tịnh tiến B. Tay quay: Chuyển động quay C. Tay quay: Chuyển động tịnh tiến D. Đáp án A và B Câu 17. Đâu là ứng dụng của bộ truyền động bánh răng? A. Máy nghiền bột, máy thái, máy nén khí, ... B. Xe đạp, xe máy, ... C. Đồng hồ, hộp số ô tô, xe máy, ... D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 18. Người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí phù hợp làm A. kĩ sư cơ khí. B. thợ vận hành máy công cụ. C. thợ sửa chữa xe có động cơ. D. nhà sản xuất xe. Câu 19. Để trở thành một kĩ sư cơ khí, em có thể theo học tại các trường đại học liên quan đến A. giáo dục. B. truyền thông. C. kĩ thuật. D. công nghệ thông tin. Câu 20. Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ? A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy B. Tạo năng suất cao C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng D. Tất cả đều đúng Câu 21. Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện? A. Tiếp xúc với vật mang điện B. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp C. Thiết bị đồ dùng quá tải và cháy nổ D. Tất cả các đáp án trên Câu 22. Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là: A. thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện B. kiểm tra cách điện của đồ dùng điện C. nối đất các thiết bị, đồ dùng điện D. cả 3 đáp án trên Câu 23. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão là A. đứng dưới cây cao khi trời mưa, dông sét B. khi thấy dây điện bị đứt thì lại gần xem C. chơi đùa khi nhà bị ngập nước D. không đứng cạnh cột điện, trạm biến áp Câu 24. Để kiểm tra ổ cắm có điện hay không, người ta sử dụng A. ủng cách điện B. găng tay C. bút thử điện D. tua vít 8
- Câu 25. Các bước cứu người bị tai nạn điện là A. sơ cứu nạn nhân → tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất B. tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → sơ cứu nạn nhân C. tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → sơ cứu nạn nhân → đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất D. sơ cứu nạn nhân → đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Câu 26. Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật: nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật thì cần làm gì? A. Đưa đi viện ngay lập tức B. Hô người đến giúp đỡ C. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện D. Hô hấp nhận tạo cho tới khi thở được Câu 27 Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện? A. Giầy cao su cách điện B. Giá cách điện C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện D. Thảm cao su cách điện Câu 28. Hai bộ phận quan trọng của bút thử điện là A. điện trở và thân bút B. thân bút và đèn báo C. điện trở và đèn báo D. đầu bút thử điện và thân bút II. Tự luận (3 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a. Hãy cho biết đặc điểm của đồng và hợp kim của đồng. Cho ví dụ về sản phẩm làm từ hợp kim của đồng. b. Hãy mô tả thao tác cưa khi thực hiện cắt kim loại bằng cưa tay. Câu 2. (1,0 điểm) Cho bộ truyền bánh đai. Bánh dẫn có đường kính D1 = 60 cm, quay với tốc độ n1 = 120 vòng/phút. Bánh bị dẫn có tốc độ quay n2 = 480 vòng/phút. Tính tỉ số truyền i của bộ truyền đai và đường kính bánh bị dẫn. -------------------------------------------Hết---------------------------------------- 9
- D. HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA A C B A A B B C D C B A B C Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA B D C A C D D D D C C C C C II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung đáp án Biểu điểm Câu 1 a. (2,0 điểm) - Đồng có màu nâu đỏ, ánh kim. Hợp kim của đồng với 0,5 điểm thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Khi bị oxi hóa, bề mặt ngoài thường bị phủ lớp oxide đồng màu xanh đen. Đồng có độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt. - Hợp kim của đồng có độ bền gấp nhiều lần đồng nguyên chất nên được sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm 0,5 điểm của hợp kim đồng được dùng để làm cầu dao, bạc lót, đồ mĩ nghệ,…. b. Thao tác cưa: - Dùng tay thuận đẩy cưa đi với tốc độ từ từ theo phương nằm ngang, tay còn lại vừa ấn vừa đẩy đầu cưa, 0,25 điểm đồng thời mắt nhìn theo đường vạch dấu để điều khiển lưỡi cưa đi chính xác. - Khi kéo cưa về, tay thuận kéo cưa về tốc độ nhanh hơn 0,5 điểm lúc đẩy, tay còn lại không ấn. - Trong suốt quá trình cưa phải giữ cho khung cưa luôn 0,25 điểm ở vị trí thăng bằng, ổn định, không nghiêng ngả, quá trình đẩy cưa đi và kéo cưa về phải nhịp nhàng. Câu 2 Áp dụng công thức tính tỉ số truyền động: (1,0 điểm) i= = 0,5 điểm Tỉ số bộ truyền động đai 0,25 điểm 10
- →i= = 0,25 điểm Đường kính bánh đai bị dẫn D2 = i. D1 = . 60 = 15 (cm) Ninh Hưng, ngày 9 tháng 12 năm 2023 Hiệu Trưởng Tổ Trưởng Giáo viên bộ môn Nguyễn Đức Thái Phan Văn xuấn 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn