intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập toán học nhằm chuẩn bị cho bài thi học kì 1 sắp diễn ra đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Địa lí – Lớp 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1: Đặc trưng của thổ nhưỡng là A. độ dẻo. B. độ phì. C. độ ẩm. D. độ tơi xốp. Câu 2: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. sinh vật. B. khí hậu. C. đá mẹ. D.địa hình. Câu 3: Ở vùng khí hậu nóng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ A. nước ngầm. B. băng tuyết tan. C. nước mưa. D. hồ ao. Câu 4: Sông nào sau đây có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới? A. Nin. B. Vôn-ga. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 5: Sóng biển là A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. B. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng. C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. D. sự di chuyển của các khối nước trong biển và đại dương. Câu 6: Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm A. đổi chiều theo mùa. B. chảy về hướng tây. C. chảy về hướng đông. D. chảy về xích đạo. Câu 7: Sóng biển được hình thành chủ yếu là do A. nội lực. B. ngoại lực. C. gió. D. động đất. Câu 8: Hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương được gọi là A. sóng biển. B. dòng biển. C. thủy triều. D. sóng thần. Câu 9: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa được tính đến A. hết thạch quyển. B. hết lớp vỏ Trái Đất. C. hết lớp thổ nhưỡng. D. hết lớp vỏ phong hóa. Câu 10: Khu vực nào sau đây không có kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới nóng? A. Bắc Mĩ và Nam Mĩ. B. Châu Á và Nam Mĩ. C. Châu Âu và Bắc Mĩ. D. Châu Âu và Châu Phi. Câu 11: Dạng địa hình nào sau đây do dòng chảy thường xuyên tạo nên? A. Khe rãnh xói mòn. B. Vịnh băng hà. C. Thung lũng sông. D. Các rãnh nông. Câu 12: Khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi? A. Hoang mạc. B. Núi cao. C. Ôn đới ẩm. D. Ôn đới lạnh. Câu 13: Yếu tố nào sau đây của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật ở vùng núi? A. Độ dốc và hướng sườn. B. Độ dốc và độ cao. C. Cấu trúc và độ cao. D. Hướng sườn và độ cao. Câu 14: Nhân tố quyết định tới sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất là A. địa hình và nhiệt độ. B. chế độ nhiệt và ẩm. C. chế độ mưa và gió. D. con người và địa hình. Câu 15: Nhân tố quyết định sự tồn tại và phân bố của động vật là A. đất. B. sông ngòi. C. địa hình. D. thức ăn. Câu 16: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo vành đai của A. đất và động vật. B. lượng mưa và gió. C. đất và thực vật. D. đai khí áp và gió. Trang 1
  2. Câu 17: Từ Bắc cực đến Nam cực, có mấy vòng đai nhiệt? A. 5. B. 7. C. 6. D. 3. Câu 18: Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới trên Trái Đất là A. sự thay đổi các mùa trong năm trên Trái Đất B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm. C. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm. Câu 19: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Hoa Kì. D. Nhật Bản. Câu 20: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra so với A. số trẻ em bị tử vong trong năm. B. số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. D. số phụ nữ trong cùng thời điểm. Câu 21: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa A. số trẻ em nam và trẻ em nữ được sinh ra trong năm. B. số trẻ em nữ được sinh ra so với tổng số dân. C. số trẻ em nam được sinh ra so với tổng số dân. D. số nam giới so với nữ giới hoặc so với tổng số dân. Câu 22: Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của A. quá trình đô thị hóa. B. sự phân bố dân cư hợp lí. C. mức sống giảm xuống. D. số dân nông thôn giảm đi. Câu 23: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh? A. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…). B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. C. Chính sách phát triển dân số. D. Phong tục, tập quán và tâm lí xã hội. Câu 24: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là A. gia tăng dân số. B. gia tăng cơ học. C. gia tăng tự nhiên. D. quy mô dân số. Câu 25: Hai nhân tố chủ yếu quyết định biến động dân số thế giới là A. sinh đẻ và di cư. B. sinh đẻ và tử vong. C. di cư và tử vong. D. di cư và thiên tai. Câu 26: Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp các nhóm người A. trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. B. được xắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. C. dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. D. được xắp xếp nằm trong độ tuổi lao động. Câu 27: Đối với mỗi quốc gia, cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường được dùng làm chỉ tiêu để đánh giá A. tổng số năm đi học. B. tỉ lệ người biết chữ. C. chất lượng cuộc sống. D. tuổi thọ trung bình. Câu 28: Khu vực Tây Âu có mật độ dân số cao chủ yếu là do A. có lịch sử khai thác lâu đời. B. điều kiện khí hậu thuận lợi. C. có nền kinh tế phát triển. D. điều kiện địa hình thuận lợi. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29. (1,0 điểm) Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì đối với đời sống con người và môi trường tự nhiên? Trang 2
  3. Câu 30. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU, NĂM 2015 Châu lục Diện tích Dân số 2 (triệu km ) (triệu người) Châu Đại Dương 8,5 40 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 31,8 4397 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 23,0 742 Châu Mĩ 42,0 987 Châu Phi 30,3 1171 Toàn thế giới 135,6 7337 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 2015. b. Nhận xét về mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 2015. -------- Hết-------- Trang 3
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Địa lí – Lớp 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A C C A A C C D C C C D B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D C B C B B D A A B B B C C II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 29. (1,0 điểm) Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì đối với đời sống con người và môi trường tự nhiên? - Đối với đời sống con người: Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...đe 0.5 dọa đời sống và cả tính mạng của dân cư ở vùng chân núi phía dưới. - Đối với môi trường tự nhiên: Gây mất cân bằng sinh thái, gia tăng các thiên tai, mực 0.5 nước ngầm hạ thấp, xói mòn đất, mất đi môi trường sống của nhiều loài động thực vật…. 30. (2,0 điểm) a.Tính mật độ dân số ( Đơn vị: Người/ km2 ) Châu lục Mật độ dân số Châu Đại Dương 5 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 138 1.0 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 32 Châu Mĩ 24 Châu Phi 39 Toàn thế giới 54 b. Nhận xét + Mật độ dân số giữa các châu lục không đồng đều 0.25 + Châu lục có mật độ dân số cao hơn trung bình thế giới: Châu Á 0.25 + Châu lục có mật độ dân số thấp hơn trung bình thế giới: Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Âu 0.25 và Châu Đại Dương + Châu Á có mật độ dân số cao nhất, Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất (d/c) 0.25 Tổng I + II : 10.0 điểm Lưu ý: Thí sinh trình bày theo cách khác, nhưng vẫn đảm bảo chính xác nội dung vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2