intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

  1. TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: CÁC MÔN HỌC LỰA CHỌN MÔN: Địa Lí Lớp: 11 (Đề gồm có 3 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên: ................................................................Lớp:.............. Mã đề: 132 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM), (Thời gian làm bài: 30 phút) Câu 1. Các nước ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo nhiều nhất là A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Việt Nam, Cam-pu-chia. Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa? A. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. B. Chủ yếu là kiểu khí hậu xích đạo. C. Sông ngòi thưa thớt, ít phù sa. D. Ven biển có ít đồng bằng châu thổ. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á? A. Có dân số đông, mật độ dân số cao và phân bố không đều. B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng tăng nhanh. C. Dân số già và số người trên tuổi lao động chiếm hơn 50%. D. Phần lớn lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của dân cư Mĩ Latinh hiện nay là A. Tốc độ gia tăng dân số thấp. B. Phân bố dân cư đồng đều. C. Tỷ lệ dân thành thị cao. D. Thành phần chủng tộc thuần nhất. Câu 5. Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh là A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. B. Công nghiệp và xây dựng. C. Dịch vụ. D. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Câu 6. Phía tây khu vực Mỹ La-tinh giáp với A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Nam Đại Dương. Câu 7. Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Mỹ La-tinh là A. rừng nhiệt đới. B. rừng thưa. C. rừng lá kim. D. rừng lá rộng ôn đới. Câu 8. Liên minh châu Âu (EU) đứng đầu thế giới về tỉ trọng A. viện trợ phát triển thế giới. B. sản xuât ô tô trên thế giới. C. xuất khẩu của thế giới. D. tiêu thụ năng lượng thế giới. Câu 9. Cơ quan đầu não đứng đầu EU hiện nay là A. Các ủy ban chính phủ. B. Hội đồng bộ trưởng. C. Quốc hội Châu Âu. D. Hội đồng Châu Âu. Câu 10. Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về A. con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ. B. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người. C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú. Câu 11. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu? A. Thái Bình Dương. B. Ma-xtrích. C. Măng-sơ. D. Ma-xơ Rai-nơ. Câu 12. Cơ quan có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU là A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán. C. Tòa án Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu. Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu (EU) là A. giảm thiểu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. B. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. Trang 1/3 - Mã đề 132
  2. C. thúc đẩy đầu tư, ổn định tài chính và hỗ trợ lẫn nhau. D. đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp. Câu 14. Kinh tế của Liên minh châu Âu phụ thuộc nhiều vào A. các nước phát triển. B. các nước đang phát triển. C. hoạt động xuất - nhập khẩu. D. ngành kinh tế mũi nhọn. Câu 15. Việc sử dụng đồng Ơ - rô không mang lại lợi ích nào sau đây cho EU? A. Nâng cao sức cạnh tranh thị trường chung châu Âu. B. Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. C. Thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. D. Thu hẹp trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu? A. Người dân EU được tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được tăng cường. C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối. D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung. Câu 17. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về A. con người, hàng không, y tế, văn hóa. B. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ. C. tiền vốn, dịch vụ, văn hóa, quân sự. D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục. Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm của Liên minh châu Âu? A. Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới. B. Lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia. C. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. D. Liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới. Câu 19. Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU có vai trò A. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. B. làm tăng rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch kinh tế. C. làm cho việc chuyển giao vốn trong EU trở nên khó khăn hơn. D. công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia trở nên phức tạp. Câu 20. Loại hình vận tải chính ở khu vực Tây Nam Á là A. đường sông. B. đường ống. C. đường hàng không. D. đường sắt. Câu 21. Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á là xuất khẩu A. dầu khí B. thực phẩm. C. dệt may. D. kim loại. Câu 22. Đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở Đông Nam Á là A. In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan. C. Phi-lip-pin. D. Việt Nam. Câu 23. Cây hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á? A. Mi-an-ma. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam. Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện nay? A. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. B. Là liên minh kinh tế, quân sự của khu vực. C. Không liên kết với các quốc gia bên ngoài. D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước. Câu 25. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản. C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng. D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn. Trang 2/3 - Mã đề 132
  3. Câu 26. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều? A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo. B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực. C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển. D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào. Câu 27. Hình thức chăn nuôi gia súc chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là A. công nghiệp. B. bán công nghiệp. C. chăn thả. D. trang trại. Câu 28. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở Tây nam Á kém phát triển nhất là khu vực A. biển Đỏ. B. ven Địa Trung Hải. C. nội địa. D. vịnh Péc-xích. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) (Thời gian làm bài: 15 phút) Câu 1: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: CƠ CÁU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2000 VÀ 2020. ( Đơn vị: %) Năm Từ 0 đến 14 tuổi Từ 15 đến 64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên 2000 31,8 63,3 4,9 2020 25,2 67,7 7,1 (Nguồn: WB, 2022) a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Đông Nam Á qua các năm. b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Đông Nam Á qua các năm trên. Câu 2: (1,0 điểm) Vì sao khu vực Đông Nan Á phát triển mạnh ngành thủy sản? -----HẾT----- Trang 3/3 - Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2