intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2024 – 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 23/12/2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 123 (Không tính thời gian phát đề) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (2,0 điểm) Câu 1. Các quốc gia nào sau đây đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á? A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan, Việt Nam. C. Phi-lip-pin, Mi-an-ma. D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Câu 2: Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối mạnh là do tác động nào sau đây? A. Quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình đô thị hóa. C. Bối cảnh toàn cầu hóa. D. Xu hướng khu vực hóa. Câu 3. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu? A. Thụy Sĩ. B. Ai-len. C. Hà Lan. D. Na Uy. Câu 4. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là gì? A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa. B. Phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền. Câu 5. Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là cây gì? A. Ngô. B. Lúa mì. C. Lúa gạo. D. Khoai mì. Câu 6. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu? A. Thái Bình Dương. B. Ma-xtrích. C. Măng-sơ. D. Ma-xơ Rai-nơ. Câu 7. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây? A. 1957. B. 1958. C. 1967. D. 1993. Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á? A. Trồng cây ăn quả. B. Trồng lúa nước. C. Chăn nuôi gia súc. D. Đánh bắt thủy sản. II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường. Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%). Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng. Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.” (Trích SGK Cánh diều – NXB GD Việt Nam) a) Cơ sở hạ tầng dịch vụ các nước Đông Nam Á phát triển thuộc tốp đầu thế giới. b) Dịch vụ đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. c) Đông Nam Á là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế. d) Một số thành phố là trung tâm dịch vụ hàng đầu của khu vực và thế giới: Xin-ga-po, Cu-a-la-lăm pơ, Băng Cốc… Câu 2. Đọc bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các nước Châu Mỹ Latinh đã tạo ra xu hướng tập trung dân số tại các đô thị khiến nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng. Tại một số nước Châu Mỹ Latinh như Brazil, Argentina…, trong hơn một nửa thế kỷ trở lại đây, quá trình đô thị hoá tốc độ cao đã khiến cho hầu hết lượng dân số đổ dồn về thành phố. Dân số nghèo tại đô thị gia tăng đã tạo ra sự leo thang về giá cả nhà ở và đất đai, đồng thời cũng tạo nên những áp lực to lớn đối với việc xây dựng nhà ở tại đô thị. Trong những đô thị đông đúc này, dưới tác động của những nhân tố khác nhau như dân số nghèo, giá nhà tăng cao… vấn đề thiếu thốn nhà ở trở thành “trọng bệnh” của đô thị”. (Trích SGK Cánh diều – NXB GD Việt Nam) Hệ quả của quá trình đô thị hoá là:
  2. a) Ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập cao. b) Thất nghiệp đông, thu nhập thấp, giá nhà ở tại các đô thị leo thang. c) Lao động chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống thấp. d) Tỉ lệ thiếu việc làm cao, dân trí thấp, thu nhập khá tốt. III. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố địa hình - đất, khí hậu và biển đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu 2000 38,3 61,7 2001 38,2 61,8 2002 36,6 63,4 2003 35,7 64,3 2004 34,9 65,1 Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2000 – 2004. Câu 3: (1,0 điểm) Cho bài báo cáo về vấn đề: TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn). Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số các nước trong khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao. Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới. Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế. Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao. (Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/viet-bao-cao-ve-dac-diem-tai-nguyen-dau-mo-va-khi-tu-nhien- cua-khu-vuc-tay-nam.html) Đọc bài báo cáo trên, kết hợp kiến thức đã học, hãy trình bày: a) Trữ lượng, phân bố tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. b) Sản lượng khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .................................................................. Số báo danh:…………………….
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2024 – 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 23/12/2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 124 (Không tính thời gian phát đề) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (2,0 điểm) Câu 1. Cơ quan nào có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU? A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán. C. Tòa án Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu. Câu 2. Một số ngành công nghiệp nào đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á? A. Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. B. Sản xuất và lắp ráp ô tô, máy kéo, thiết bị điện tử. C. Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, đóng tàu. D. Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm. Câu 3. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây? A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ. C. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. D. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Câu 4. Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển. B. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ. C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua. Câu 5. Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là cây gì? A. Lúa gạo. B. Lúa mì. C. Ngô. D. Khoai mì. Câu 6. Lúa nước được trồng nhiều ở đâu? A. Các đồng bằng thấp giữa các miền núi. B. Các sườn đồi có độ dốc nhỏ ở đồi núi. C. Các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. D. Các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp. Câu 7. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp gì? A. Ôn đới. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. D. Hàn đới. Câu 8. Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên? A. 26. B. 27. C. 28. D. 25. II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “…Lãnh thổ Mỹ La Tinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên khu vực này có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo nằm ở quần đảo Ăng ti, đồng bằng La - nốt và đồng bằng Amazon với nhiệt độ nóng quanh năm và lượng mưa lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng…” (Trích: SGK Chân trời sáng tạo, trang 31, NXB GD Việt Nam) a) Đồng bằng Amazon chủ yếu thuộc đới khí hậu nhiệt gió mùa. b) Hoang mạc Atacama là khu vực có khí hậu khô hạn nhất Mỹ La Tinh. c) Rừng Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới vì có đất đai rộng, lượng mưa và độ ẩm lớn. d) Lãnh thổ Mỹ La Tinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên nhiên thiên có sự phân hoá Bắc Nam. Câu 2: Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Du lịch có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Năm 2021, ngành du lịch đóng góp hơn 393 ti USD vào GDP của khu vực. Đông Nam Á là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế và thu hút khoảng 10% tổng lượng khách du lịch toàn cầu.” a) Đông Nam Á phát triển cả du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. b) Đông Nam Á có nhiều di sản được UNESCO ghi danh như: Vịnh Hạ Long, quần thể di tích đền Ăng-co… để thu hút khách du lịch. c) Các quốc gia phát triển du lịch biển của khu vực Đông Nam Á như: Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam.
  4. d) Du lịch Đông Nam Á đóng góp không đáng kể vào GDP ngành dịch vụ của khu vực. III. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố sông - hồ, sinh vật và khoáng sản đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu 1995 43,1 56,9 2000 38,3 61,7 2001 38,2 61,8 2002 36,6 63,4 2003 35,7 64,3 Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1995 – 2003. Câu 3. (1,0 điểm) Cho bài báo cáo về vấn đề: TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn). Khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số các nước trong khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao. Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới. Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế. Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao. (Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/viet-bao-cao-ve-dac-diem-tai-nguyen-dau-mo-va-khi-tu-nhien- cua-khu-vuc-tay-nam.html) Đọc bài báo cáo trên, kết hợp kiến thức đã học, hãy trình bày: a) Phương thức khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. b) Tình hình xuất khẩu dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .................................................................. Số báo danh:…………………….
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2024 – 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 23/12/2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 125 (Không tính thời gian phát đề) (HÒA NHẬP) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (2,0 điểm) Câu 1. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp gì? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 2. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á? A. Trồng cây ăn quả. B. Trồng lúa nước. C. Chăn nuôi gia súc. D. Đánh bắt thủy sản. Câu 3. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu? A. Thụy Sĩ. B. Ai-len. C. Hà Lan. D. Na Uy. Câu 4. Cơ quan nào có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU? A. Nghị viện Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán C. Tòa án Châu Âu. D. Hội đồng Châu Âu. Câu 5. Lúa nước được trồng nhiều ở đâu? A. Các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. B. Các sườn đồi có độ dốc nhỏ ở đồi núi. C. Các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp. D. Các đồng bằng thấp giữa các miền núi. Câu 6. Các quốc gia nào sau đây đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á? A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan, Việt Nam. C. Phi-lip-pin, Mi-an-ma. D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Câu 7. Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối mạnh là do tác động nào sau đây? A. Quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình đô thị hóa. C. Bối cảnh toàn cầu hóa. D. Xu hướng khu vực hóa. Câu 8. Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên? A. 26. B. 27. C. 28. D. 25. II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “…Lãnh thổ Mỹ La Tinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên khu vực này có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo nằm ở quần đảo Ăng ti, đồng bằng La - nốt và đồng bằng Amazon với nhiệt độ nóng quanh năm và lượng mưa lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng…” (Trích: SGK Chân trời sáng tạo, trang 31, NXB GD Việt Nam) a) Đồng bằng Amazon chủ yếu thuộc đới khí hậu nhiệt gió mùa. b) Hoang mạc Atacama là khu vực có khí hậu khô hạn nhất Mỹ La Tinh. c) Rừng Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới vì có đất đai rộng, lượng mưa và độ ẩm lớn. d) Lãnh thổ Mỹ La Tinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên nhiên thiên có sự phân hoá Bắc Nam. Câu 2: Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường. Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%). Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng. Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.” (Trích SGK Cánh diều – NXB GD Việt Nam) a) Cơ sở hạ tầng dịch vụ các nước Đông Nam Á phát triển thuộc tốp đầu thế giới. b) Dịch vụ đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. c) Đông Nam Á là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế. d) Một số thành phố là trung tâm dịch vụ hàng đầu của khu vực và thế giới: Xin-ga-po, Cu-a-la-lăm pơ, Băng Cốc…
  6. III. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy kể tên các loại cây lương thực và cây ăn quả ở khu vực Đông Nam Á. Câu 2: (4,0 điểm) Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố địa hình - đất và sông - hồ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .................................................................. Số báo danh:…………………….
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ KHỐI 11 - NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÃ ĐỀ: 123 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (2,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 B A A B C B D B PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (2,0 ĐIỂM) Câu 1 Câu 2 Đúng Sai Đúng Sai a) X a) X b) X b) X c) X c) X d) X d) X PHẦN III. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Thang Câu Đáp án điểm Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố địa hình - đất, khí hậu và biển đến phát 3,0đ triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. Yếu tố Ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên xã hội khu vực Đông Nam Á. - Địa hình: đồi núi, + Thuận lợi: Đồi núi trồng cây công nghiệp lâu đồng bằng, ven biển. năm, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, du lịch. Đồng - Đất feralit, đất bằng phát triển giao thương, trồng lúa nước, cây Địa hình, badan và phù sa màu công nghiệp hằng năm,… 1,5đ đất mỡ. + Khó khăn: Vùng núi cao gây khó khăn trong giao thông vận tải, vùng trũng thấp vào mùa mưa bị ngập 1 úng hoặc thủy triều. Nhiệt đới gió mùa, + Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa cận nhiệt đới và ôn dạng sản phẩm. Khí hậu 0,75đ đới ở núi cao, xích + Khó khăn: thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,…ảnh đạo và cận xích đạo. hưởng đến đời sống và sản xuất. Vùng biển rộng lớn + Thuận lợi: phát triển giao thông đường biển, hải giàu tiềm năng. Phần cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác Biển lớn các nước giáp muối, cung cấp năng lượng. 0,75đ biển (trừ Lào). + Khó khăn: Hoạt động của bão ở vùng biển ảnh hưởng đến đánh bắt thủy hải sản. Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2000 – 2004. 2,0đ - Nhìn chung cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì từ năm 2000 – 2004 có sự thay đổi: 0,5đ + Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm dần (giảm 3,4%) 0,5đ 2 + Tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng dần (tăng 3,4%) 0,5đ + Tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu nên cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì 0,5đ luôn nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
  8. Đọc bài báo cáo về Tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam 1,0đ Á, kết hợp kiến thức đã học, hãy trình bày: a) Trữ lượng, phân bố tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á: + Trữ lượng: lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn 0,5đ dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn). + Phân bố: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. 3 b) Sản lượng khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á: Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng 0,5đ năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới. (Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác ý nhưng cùng nội dung vẫn chấm điểm) …………HẾT………
  9. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ KHỐI 11 - NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÃ ĐỀ: 124 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (2,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 A A C D A D C B PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (2,0 ĐIỂM) Câu 1 Câu 2 Đúng Sai Đúng Sai a) X a) X b) X b) X c) X c) X d) X d) X PHẦN III. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Thang Câu Đáp án điểm Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố sông - hồ, sinh vật và khoáng sản đến 3,0đ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. Yếu tố Ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. - Sông: nhiều sông lớn, dày + Thuận lợi: sông giúp phát triển giao thông đặc, nhiều nước, hàm lượng đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải phù sa cao, chế độ nước sản, du lịch, thủy điện; hồ điều tiết nước, hạn 1,0đ Sông, hồ theo mùa. chế lũ lụt. - Nhiều hồ: Biển Hồ ở + Khó khăn: mùa mưa lũ lụt ảnh hưởng đến 1 Campuchia đời sống và sản xuất. Rừng nhiệt đới và rừng xích + Thuận lợi: khai thác và chế biến lâm sản, du đạo lịch, nuôi trồng thủy sản (rừng ngập mặn). 1,0đ Sinh vật + Khó khăn: diện tích rừng có nguy cơ bị thu hẹp cần phải bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học. Giàu chủng loại: Than, sắt, + Thuận lợi là nguyên liệu, nhiên liệu phát Khoáng 1,0đ thiếc, dầu mỏ, khí đốt… triển các ngành công nghiệp, xuất khẩu. sản + Khó khăn: hạn chế về tiềm năng khai thác. Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1995 – 2003. 2,0đ - Nhìn chung cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì từ năm 1995 – 2003 có sự thay đổi: 0,5đ + Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm dần (giảm 7,4%) 0,5đ 2 + Tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng dần (tăng 7,4%) 0,5đ + Tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu nên cán cân xuất nhập khẩu của Hoa 0,5đ Kì luôn nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
  10. Đọc bài báo cáo về Tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam 1,0đ Á, kết hợp kiến thức đã học, hãy trình bày: a) Phương thức khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á: Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp 0,5đ suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. 3 b) Tình hình xuất khẩu dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á: Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 0,5đ 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế. Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao. (Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác ý nhưng cùng nội dung vẫn chấm điểm) …………HẾT………
  11. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ KHỐI 11 - NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÃ ĐỀ 125 ( HÒA NHẬP) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (2,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 A B A D C B A B PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (2,0 ĐIỂM) Câu 1 Câu 2 Đúng Sai Đúng Sai a) X a) X b) X b) X c) X c) X d) X d) X PHẦN III. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Thang Câu Đáp án điểm Hãy kể tên các loại cây lương thực và cây ăn quả ở khu vực Đông Nam Á. 2,0đ 1 - Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, khoai lang, sắn,... 1,0đ - Cây ăn quả: xoài, chôm chôm, chuối, sầu riêng, nhãn, vải…. 1,0đ Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của yếu tố địa hình - đất và sông - hồ đến phát triển 4,0đ kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á. Yếu tố Ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển kinh tế Đặc điểm tự nhiên - xã hội khu vực Đông Nam Á. - Địa hình: đồi núi, đồng + Thuận lợi: Đồi núi trồng cây công nghiệp lâu bằng, ven biển. năm, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, du lịch, trồng - Đất feralit, đất badan và lúa. Đồng bằng phát triển giao thương, trồng lúa 2,0đ Địa hình, phù sa màu mỡ. nước, cây công nghiệp hằng năm,… đất 2 + Khó khăn: Vùng núi cao gây khó khăn trong GTVT, vùng trũng thấp vào mùa mưa bị ngập úng hoặc thủy triều. - Sông: nhiều sông lớn, + Thuận lợi: sông giúp phát triển giao thông dày đặc, nhiều nước, hàm đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, lượng phù sa cao, chế độ du lịch, thủy điện; hồ điều tiết nước, hạn chế lũ 2,0đ Sông, hồ nước theo mùa. lụt. - Nhiều hồ: Biển Hồ ở + Khó khăn: mùa mưa lũ lụt ảnh hưởng đến đời Campuchia sống và sản xuất. (Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác ý nhưng cùng nội dung vẫn chấm điểm) …………HẾT…………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2