intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Địa lí – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 701 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. Câu 1: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ có hướng chủ yếu là A. tây bắc. B. đông bắc. C. tây nam. D. đông nam. Câu 2: Mùa khô ở Bắc Bộ không sâu sắc như ở Nam Bộ nước ta chủ yếu do A. mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn. B. sự điều tiết của các hồ chứa nước. C. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. nguồn nước ngầm phong phú hơn. Câu 3: Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất để bảo vệ đất đồi núi ở nước ta? A. Quản lí và sử dụng vốn đất rừng hợp lí. B. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất đai. C. Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất đai. D. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Tây Bắc Bộ? A. Thanh Hóa. B. Lạng Sơn. C. Điện Biên Phủ. D. Sa Pa. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết rừng ngập mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 6: Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào nửa sau mùa đông ở nước ta gây ra kiểu thời tiết A. nóng ẩm, mưa nhiều. B. nóng khô, không mưa C. lạnh ẩm, mưa nhiều. D. lạnh ẩm, có mưa phùn. Câu 7: Hậu quả của quá trình xâm thực mạnh gây ra ở miền núi là A. tạo nên các cao nguyên lớn. B. tạo thành nhiều phụ lưu. C. tạo thành dạng địa hình mới. D. địa hình cắt xẻ, rửa trôi. Câu 8: Nhóm đất có diện tích lớn nhất trong đai nhiệt đới gió mùa là A. đất xám phù sa cổ. B. đất feralit có mùn. C. đất feralit. D. đất phù sa. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII? A. Hà Nội. B. Thanh Hóa. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng. Câu 10: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là đới rừng A. ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. C. cận nhiệt đới. D. xa van và cây bụi. Câu 11: Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do A. có nguồn nhiệt ẩm dồi dào. B. có nhiều đồng bằng phì nhiêu. C. khí hậu phân hóa đa dạng. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 12: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. tây bắc - đông bắc. B. tây bắc - đông nam. C. tây - đông. D. bắc - nam. Trang 1/3 – Mã đề 701
  2. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống Mê Công? A. Sông Cái Bè. B. Sông Vàm Cỏ Đông. C. Sông Hậu. D. Sông Tiền. Câu 14: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH ( Đơn vị: 0C) Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Địa điểm bình tháng thấp bình tháng cao nhất nhất Hà Nội 16,4 28,9 TP. Hồ Chí Minh 25,7 28,9 Theo bảng số liệu trên, biên độ nhiệt năm của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là A. 12,50C và 3,20C. B. 16,40C và 28,90C. 0 0 C. 25,7 C và 28,9 C. D. 5,20C và 14,50C. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào cao nhất trong các núi sau đây? A. Phu Luông. B. Pu Huổi Long. C. Pu Trà. D. Phu Hoạt. Câu 16: Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển. B. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình. C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. D. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc? A. Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. C. Có mùa đông lạnh 2-3 tháng. D. Xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phù sa sông. B. Đất phèn. C. Đất cát biển. D. Đất mặn. Câu 19: Gió mùa đông bắc ở nước ta xuất phát từ A. biển Đông. B. áp cao Xibia. C. vùng núi cao. D. Ấn Độ Dương. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc? A. Quảng Bình. B. Sơn La. C. Lào Cai. D. Thanh Hóa. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Phu Luông. B. Pu Si Lung. C. Pu Tha Ca. D. Pu Huổi Long. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết tỉ lệ diện tích lưu vực của hệ thống sông nào sau đây lớn nhất? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Hồng D. Sông Mê Công. Câu 23: Điểm khác biệt về khí hậu của Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ là A. mùa mưa sớm hơn. B. mùa mưa ngắn hơn. C. khí hậu cận xích đạo. D. nóng quanh năm. Câu 24: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là A. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C. B. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. C. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C. Trang 2/3 – Mã đề 701
  3. D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C. Câu 25: Cho biểu đồ: Theo biểu đồ trên, tháng có lượng mưa dưới 200mm ở Huế diễn ra từ A. tháng VII đến tháng XII. B. tháng IX đến tháng XII. C. tháng I đến tháng VIII. D. tháng VIII đến tháng XII. Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc tính của đất feralit ở nước ta? A. Giàu các chất bazơ. B. Nhiều ôxit sắt, ôxit nhôm. C. Đất thông khí thoát nước. D. Lớp phong hóa dày. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta? A. tác động của con người và sự biến đổi khí hậu. B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. C. độ dốc địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau. Câu 28: Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống bão ở nước ta hiện nay là A. dự báo thời tiết chưa chính xác về mức độ ảnh hưởng. B. người dân còn chủ quan, ít kinh nghiệm phòng tránh. C. chưa được quan tâm đúng mức, chỉ đạo chưa kịp thời. D. diễn biến bão phức tạp, đê kè xuống cấp, mất rừng phòng hộ. Câu 29: Khí hậu phân mùa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp nước ta? A. Khó khăn cho việc phòng chống sâu hại, dịch bệnh. B. Thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. C. Khó khăn cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. D. Thuận lợi cho việc phòng chống sâu hại, dịch bệnh. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, cho biết chì, kẽm có ở mỏ nào sau đây? A. Trạm Tấu. B. Trại Cau. C. Kim Bôi. D. Tốc Tát. ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 701
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2