intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: ĐỊA LÍ Lớp: 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Trình bày đặc Giải thích một số Phân tích nguyên Xác định biểu đồ Địa lí dân cư điểm dân cư, lao vấn đề về dân cư nhân vấn đề về động, việc làm dân cư Số câu 4 1 2 1 8 Số điểm 1 0.25 0.5 0.25 2 Tỉ lệ (%) 10% 2.5% 5% 7% 20 % Chủ đề 2: Trình bày được Phân tích các Đánh giá về Sử dụng Atlat Địa lí kinh tế đặc điểm các nhân tố ảnh những thuận lợi ngành kinh tế hưởng đến ngành và khó khăn nông nghiệp Số câu 4 1 2 1 8 Số điểm 1đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 2 Tỉ lệ (%) 10% 2.5% 5% 3% 20 % Chủ đề 3: Vị trí, tiếp giáp, Phân tích được Giải thích một số Sử dụng Atlat Vùng kinh tế các tỉnh, đặc thế mạnh kinh tế nguyên nhân liên Biện pháp giải (TDMNBB, điểm tự nhiên của các vùng quan đến tự nhiên quyết các vấn đề ĐBSH, BTB, của các vùng và kinh tế của của vùng. DHNTB) vùng BTB, DHNTB Số câu 8 10 4 2 24 Số điểm 2 2.5 1 0.5 6 Tỉ lệ (%) 20% 25% 10% 3% 60 % Tổng số câu 16 12 8 4 40 Tổng số điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIM SƠN Họ và tên: .................................. Lớp: ........................................... Điểm Hãy chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Câu 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng nào? A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm. C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng. D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng Câu 2: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào? A. Phân bố lại dân cư và lao động. B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. Đa dạng các loại hình đào tạo. D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị. Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước tăng thêm bao nhiêu? A. 0,5 triệu lao động. B. 0,7 triệu lao động. C. Hơn 1 triệu lao động. D. gần hai triệu lao động. Câu 4: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây? A. Mông. B. Dao. C. Thái. D. Mường. Câu 5: Mặt hạn chế của nguồn lao động ở nước ta là A. lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn. B. ít kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. C. tỉ lệ gia tăng lao động hằng năm còn ở mức cao. D. lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Câu 6: Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của nước ta hiện nay vì A. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao. B. lao động tập trung chủ yếu ở thành thị. C. số người trong độ tuổi lao động lớn. D. tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao. Câu 7: Các điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây?
  3. A. Làng, ấp. B. Bản. C. Buôn, plây. D. Phum, sóc. Câu 8: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm 1989 1999 2009 2014 2019 Dân số (triệu người) 64,4 76,3 86,0 90,7 96,2 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9 Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 9: Khu vực nào có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta? A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Câu 10: Đất feralit không thích hợp với loại cây trồng nào sau đây? A. Chè. B. Lúa. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 11: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Tư liệu sản xuất nào không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là? A. Đất đai. B. Khí hậu. C. Nước. D. Sinh vật. Câu13: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn? A. Các công trình kiến trúc. B. Các vườn quốc gia. C. Văn hóa dân gian. D. Các di tích lịch sử. Câu 14: Quốc lộ 1A là quốc lộ A. chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau. B. chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh. C. chạy từ Hà Giang đến Cà Mau. D. chạy từ Hà Giang đến Hà Nội. Câu 15: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như apatit, pirit, photphorit, … là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp luyện kim màu C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp vật liệu xây dựng Câu 16: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ. C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau. Câu 17: Hướng địa hình nào là chủ yếu của vùng núi Tây Bắc nước ta? A. Đông- Tây. B. Bắc - Nam. C. Tây Bắc- Đông Nam. D. Vòng – cung. Câu 18: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cà phê. B. chè. C. cao su. D. điều. Câu 19: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình. B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kan. C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí. Câu 20: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ, chì - kẽm phân bố ở A. Chợ Đồn – Bắc cạn. B. Chợ Điền – Bắc cạn. C. Trại Cau – Thái Nguyên. D. Tĩnh Túc – Cao Bằng. Câu 21: Cửa Khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lào Cai. Câu 22: Loại tài nguyên đất nào có diện tích lớn ở Đồng Bằng Sông Hồng? A. Feralit. B. Phù sa. C. Badan. D. Phèn.
  4. Câu 23: Đồng Bằng Sông Hồng có sân bay nào lớn nhất? A. Tân Sơn Nhất. B. Phú Bài. C. Nội Bài. D. Huế. Câu 24: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào? A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 25: Thế mạnh phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm – ngư của vùng Bắc Trung Bộ là nhờ đặc điểm nào sau đây? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sông ngòi. D. Giáp biển. Câu 26: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là A. dãy núi Hoành Sơn. B. dãy núi Bạch Mã. C. dãy núi Trường Sơn Bắc. D. dãy núi Trường Sơn Nam. Câu 27: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam. D. dãy núi Bạch Mã. Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nào làm cho dải đồng bằng Thanh - Nghệ - Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ? A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. D. Đầu tư công tác thủy lợi, giống lúa mới. Câu 29: Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Nghệ An. B. Thừa thiên Huế. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh Câu 30: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây? A. Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, NXB Giáo dục. Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A. Khánh Hòa. B. Quảng Nam. C. Bình Định. D. Phú Yên Câu 32: Sân bay quốc tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Cam Ranh. B. Nội Bài. C. Tân Sơn Nhất. D. Phú Quốc. Câu 33: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Dầu lửa. B. Khí đốt. C. Than đá. D. Than gỗ. Câu 34: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành A. trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. B. trồng rừng phi lao chắn cát ven biển. C. đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. D. xây dựng hệ thống đê biển. Câu 35: Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. đồng, apattit, vàng. B. sắt, đá vôi, caolanh. C. than nâu, mangan, thiếc. D. cát thủy tinh, ti tan, vàng. Câu 36: Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. khai thác nuôi trồng thủy sản và làm muối. B. sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc. C. trồng cây công nghiệp lâu năm và làm muối. D. sản xuất lương thực và chăn nuôi lợn. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 28, vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào của Duyên Hải Nam Trung Bộ? A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận. Câu 38: Các tỉnh có khí hậu khô hạn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
  5. A. Ninh Thuận, Phú Yên. B. Bình Thuận, Quảng Nam. C. Phú Yên, Quảng Nam. D. Ninh Thuận, Bình Thuận Câu 39: Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển. B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển. C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đồ ra biển. D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển. Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ bắc vào nam? A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội. B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên. C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất. - Chúc các em làm bài thi tốt - PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIM SƠN Họ và tên: .................................. Lớp: ........................................... Điểm Hãy chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Câu 1: Khu vực nào có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta? A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Câu 2: Đất feralit không thích hợp với loại cây trồng nào sau đây? A. Chè. B. Lúa. C. Cao su. D. Cà phê.
  6. Câu 3: Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển. B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển. C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đồ ra biển. D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển. Câu 4: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây? A. Mông. B. Dao. C. Thái. D. Mường Câu 5: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của nước ta hiện nay vì A. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao. B. lao động tập trung chủ yếu ở thành thị. C. số người trong độ tuổi lao động lớn. D. tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao. Câu 7: Các điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây? A. Làng, ấp. B. Bản. C. Buôn, plây. D. Phum, sóc. Câu 8: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm 1989 1999 2009 2014 2019 Dân số (triệu người) 64,4 76,3 86,0 90,7 96,2 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9 Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 9: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ C. Non nước, Nha Trang, Mũi Né D. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu Câu 10: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do yếu tố nào sau đây? A. Gió mùa, địa hình. B. Núi cao, nhiều sông. C. Thảm thực vật, gió mùa. D. Vị trí ven biển và đất. Câu 11: Cảng nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Đà Nẵng. B. Vũng Áng. C. Hải Phòng. D. Vũng Tàu. Câu 12: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là A. Bắc Giang, Lạng Sơn. B. Thái Bình, Nam Định. C. Hà Nội, Ninh Bình. D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Câu 13: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn: A. Các công trình kiến trúc. B. Các vườn quốc gia. C. Văn hóa dân gian. D. Các di tích lịch sử. Câu 14: Quốc lộ 1A là quốc lộ A. chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau. B. chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh. C. chạy từ Hà Giang đến Cà Mau. D. chạy từ Hà Giang đến Hà Nội. Câu 15: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như apatit, pirit, photphorit, … là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp luyện kim màu C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp vật liệu xây dựng Câu 16: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ. C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau.
  7. Câu 17: Hướng địa hình nào là chủ yếu của vùng núi Tây Bắc nước ta? A. Đông- Tây. B. Bắc -Nam. C. Tây Bắc- Đông Nam. D. Vòng – cung. Câu 18: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cà phê. B. chè. C. cao su. D. điều. Câu 19: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình. B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kan. C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí. Câu 20: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ, chì – kẽm phân bố ở A. Chợ Đồn – Bắc cạn. B. Chợ Điền – Bắc cạn. C. Trại Cau – Thái Nguyên. D. Tĩnh Túc – Cao Bằng. Câu 21: Cửa Khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lào Cai. Câu 22: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành A. trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. B. trồng rừng phi lao chắn cát ven biển. C. đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. D. xây dựng hệ thống đê biển. Câu 23: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam. D. dãy núi Bạch Mã. Câu 24: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào? A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 25: Thế mạnh phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm – ngư của vùng Bắc Trung Bộ là nhờ đặc điểm nào sau đây? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sông ngòi. D. Giáp biển. Câu 26: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là A. dãy núi Hoành Sơn. B. dãy núi Bạch Mã. C. dãy núi Trường Sơn Bắc. D. dãy núi Trường Sơn Nam Câu 27: Đồng Bằng Sông Hồng có sân bay nào lớn nhất? A. Tân Sơn Nhất. B. Phú Bài. C. Nội Bài. D. Huế. Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nào làm cho dải đồng bằng Thanh - Nghệ - Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ? A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. D. Đầu tư công tác thủy lợi, giống lúa mới. Câu 29: Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Nghệ An. B. Thừa thiên Huế. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh. Câu 30: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây? A. Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, NXB Giáo dục. Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A. Khánh Hòa. B. Quảng Nam. C. Bình Định. D. Phú Yên. Câu 32: Tiểu vùng Tây Bắc gồm các tỉnh A. Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai. B. Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. C. Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên. D. Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Câu 33: Loại nhiên liệu nào sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
  8. A. Dầu lửa. B. Khí đốt. C. Than đá. D. Than gỗ. Câu 34: Loại tài nguyên đất nào có diện tích lớn ở Đồng Bằng Sông Hồng? A. Feralit. B. Phù sa. C. Badan. D. Phèn. Câu 35: Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. đồng, apattit, vàng. B. sắt, đá vôi, caolanh. C. than nâu, mangan, thiếc. D. cát thủy tinh, ti tan, vàng. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ bắc vào nam? A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội. B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên. C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 28, vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào của Duyên Hải Nam Trung Bộ? A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận. Câu 38: Các tỉnh có khí hậu khô hạn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Ninh Thuận, Phú Yên. B. Bình Thuận, Quảng Nam. C. Phú Yên, Quảng Nam. D. Ninh Thuận, Bình Thuận Câu 39: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm bao nhiêu lao động? A. 0,5 triệu lao động. B. 0,7 triệu lao động. C. Hơn 1 triệu lao động. D. gần hai triệu lao động. Câu 40: Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. khai thác nuôi trồng thủy sản và làm muối. B. sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc. C. trồng cây công nghiệp lâu năm và làm muối. D. sản xuất lương thực và chăn nuôi lợn. - Chúc các em làm bài thi tốt - PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Địa lí Lớp: 9 (Thời gian 45 phút - Học sinh làm bài vào đề) ĐÁP ÁN Mỗi câu đúng 0.25 điểm
  9. Đề 1 1. A 2.D 3.C 4.A 5.D 6.A 7.C 8.D 9.C 10.B 11.D 12.A 13.B 14.A 15.C 16.D 17.C 18.B 19.C 20.A 21.C 22.B 23.C 24.A 25.A 26.B 27.B 28.C 29.B 30.C 31.B 32.B 33.C 34.B 35.D 36.A 37.C 38.D 39.A 40.C Đề 2 1.C 2.B 3.A 4.A 5.D 6.A 7.C 8.D 9.C 10.A 11.C 12.A 13.B 14.A 15.C 16.D 17.C 18.B 19.C 20.A 21.C 22.B 23.B 24.A 25.A 26.B 27.C 28.C 29.B 30.C 31.B 32.B 33.C 34.B 35.D 36.C 37.C 38.D 39.C 40.A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2