SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
———————<br />
<br />
Họ, tên thí sinh: ………………………………….Số báo danh: ……………………...................<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)<br />
Câu 1. Để nhận thức về thế giới một cách đúng đắn, trong quan niệm của mỗi người cần phải có<br />
A. thế giới quan duy vật.<br />
B. phương pháp luận biện chứng.<br />
C. sự thống nhất giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.<br />
D. sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.<br />
Câu 2. Thế giới vật chất tồn tại thông qua<br />
A. các sự vật, hiện tượng.<br />
B. vận động.<br />
C. các sự vật, hiện tượng cụ thể.<br />
D. các vật cụ thể.<br />
Câu 3. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình<br />
thì sinh vật sẽ chết. Theo quan điểm triết học đây là<br />
A. quy luật tồn tại của sinh vật.<br />
B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.<br />
C. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.<br />
D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
Câu 4. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị<br />
trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là<br />
A. bước nhảy.<br />
B. chất.<br />
C. lượng.<br />
D. điểm nút.<br />
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?<br />
A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.<br />
B. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật.<br />
C. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ.<br />
D. Học sinh đổi mới phương pháp học tập.<br />
Câu 6. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo ra các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.<br />
Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Mục đích của nhận thức.<br />
B. Động lực của nhận thức.<br />
C.Tiêu chuẩn của chân lí.<br />
D. Cơ sở của nhận thức.<br />
Câu 7. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là do<br />
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
B. sự chuyển hóa của các vật.<br />
C. sự biến đổi về lượng và chất.<br />
D. sự phủ định biện chứng.<br />
Câu 8. Bác Hồ từng nói “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của<br />
Bác thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Động lực của nhận thức.<br />
B. Mục đích của nhận thức.<br />
C.Tiêu chuẩn của chân lí.<br />
D. Cơ sở của nhận thức.<br />
<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)<br />
Câu 1: (1 điểm)<br />
Thế nào là vận động? Kể tên các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất?<br />
Câu 2: (3 điểm)<br />
Bạn Hưng lớp 10A có học lực yếu, hạnh kiểm trung bình. Có bạn cho rằng, học hành và rèn<br />
luyện đạo đức là bản tính có sẵn của mỗi người, nên bạn Hưng không thể khắc phục và học tốt<br />
lên được. Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về phát triển, em hãy cho<br />
biết suy nghĩ của mình về tình huống trên?Nếu là bạn thân của Hưng, em sẽ giúp đỡ bạn như<br />
thế nào?<br />
Câu 2: (4 điểm).<br />
Cường, Huy và Thanh là bạn học cùng lớp. Những năm học phổ thông, Cường và Thanh luôn<br />
chăm chỉ học tập, còn Huy thì mải chơi, học hành chểnh mảng. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ<br />
thông, ba bạn cùng đăng kí thi vào trường Đại học Kinh tế. Kết quả là Cường thi đậu thủ khoa<br />
ngành Kế toán, Thanh thì đậu ngành Tài chính – Ngân hàng, còn Huy thì bị trượt đại học. Huy<br />
cho rằng Cường và Thanh đã gặp may mắn còn mình thì gặp vận đen nên mới trượt đại học. Em<br />
có đồng ý với kết luận của Huy hay không? Tại sao ? Từ trường hợp trên, em rút ra được bài học<br />
gì cho bản thân ?<br />
<br />
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐÁP ÁN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN_LỚP 10<br />
Đáp án gồm 02 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)<br />
Câu<br />
Đáp án<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)<br />
CÂU<br />
Câu 1<br />
(1.0 điểm)<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
ĐIỂM<br />
Thế nào là vận động? Kể tên các hình thức vận động cơ bản của thế<br />
giới vật chất?<br />
Vận động là sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện<br />
<br />
0.5<br />
<br />
tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.<br />
Có 5 hình thức vận động cơ bản<br />
- Vận động cơ học<br />
- Vận động vật lý<br />
- Vận động hóa học<br />
- Vận động sinh học<br />
- Vận động xã hội<br />
Câu 2<br />
(3.0 điểm)<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Bạn Hưng lớp 10A có học lực yếu, hạnh kiểm trung bình. Có bạn cho<br />
rằng, học hành và rèn luyện đạo đức là bản tính có sẵn của mỗi người,<br />
nên bạn Hưng không thể khắc phục và học tốt lên được. Vận dụng<br />
quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về phát triển, em hãy<br />
cho biết suy nghĩ của mình về tình huống trên?Nếu là bạn thân của<br />
Hưng, em sẽ giúp đỡ bạn như thế nào?<br />
Học sinh trả lời được các ý sau:<br />
- Theo CNDVBC, phát triển là khuynh hướng tất yếu của các sự vật,<br />
hiện tượng. Quá trình này không diễn ra một cách thẳng tắp mà quanh<br />
1<br />
<br />
1.0<br />
<br />
co, phức tạp. Vận dụng quan điểm này vào tình huống trên, nếu đựơc<br />
bạn bè, tập thể giúp đỡ nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm, bạn Hưng<br />
hoàn toàn có thể phát triển trở thành học sinh tốt hơn, phát triển theo<br />
chiều hướng đi lên.<br />
- Mỗi người đều có mặt tốt và mặt chưa tốt. Khi đánh giá một con<br />
người không nên có thái độ thành kiến bảo thủ mà nhìn nhận thấy<br />
những điểm tốt của người ấy, ủng hộ giúp đỡ họ phát triển.<br />
- HS nêu được việc làm của mình để động viên, giúp đỡ bạn trong học<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
tập và rèn luyện đạo đức..<br />
Câu 3<br />
(4.0 điểm)<br />
<br />
Cường, Huy và Thanh là bạn học cùng lớp. Những năm học phổ thông,<br />
Cường và Thanh luôn chăm chỉ học tập, còn Huy thì mải chơi, học<br />
hành chểnh mảng. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, ba bạn<br />
cùng đăng kí thi vào trường Đại học Kinh tế. Kết quả là Cường thi đậu<br />
thủ khoa ngành Kế toán, Thanh thì đậu ngành Tài chính – Ngân hàng,<br />
còn Huy thì bị trượt đại học. Huy cho rằng Cường và Thanh đã gặp<br />
may mắn còn mình thì gặp vận đen nên mới trượt đại học. Em có đồng<br />
ý với kết luận của Huy hay không? Tại sao ? Từ trường hợp trên, em<br />
rút ra được bài học gì cho bản thân ?<br />
Học sinh trả lời được các ý sau:<br />
- Em không đồng ý với kết luận của Huy.<br />
- Việc Huy thi trượt, còn Cường và Thanh thi đậu là kết quả của cả<br />
một quá trình học tập, rèn luyện của mỗi người ngay từ khi còn ngồi<br />
trên ghế nhà trường phổ thông.<br />
- Rút kinh nghiệm từ trường hợp của Huy, mỗi chúng ta cần phải có<br />
một kế hoạch học tập với mục tiêu rõ ràng và ngay từ bây giờ phải<br />
tích cực học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu ấy.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.0<br />
1.5<br />
<br />
1.5<br />
<br />